Bản ngã là gì? Bảng ngã là cái tôi đặc trưng của mỗi con người, cái tôi đó được bộc lộ ra sao. Con người luôn khao khát muốn được thể hiện, được công nhận liệu rằng bản ngã lớn có tốt không? Cùng wikiso.net bàn luận sâu hơn về chủ đề này nhé!
Bản ngã là gì?
Bản ngã được hiểu đơn giản là cái tôi. Theo quan niệm chung của nhiều người thì bản ngã có 3 định nghĩa sau.
Trong triết học, bản ngã được hiểu là cái tôi ý thức nhằm hướng tới sự phân biệt tôi với những cá nhân khác.
Trong tâm học, bản ngã chính là những điều hình thành từ khi con người sinh ra, qua quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài dần dần được lớn lên, phát triển và mở rộng. Nó còn là sợ dây trung gian liên kết những ham muốn vô thức của con người và các tiêu chuẩn nhân cách xã hội được đặt ra
Trong phật giáo, thì bản ngã được hiểu chính là cái tôi, là cái tồn tại trong bản thân mỗi chúng ta. Tôi là hạt nhân nghiệp lực, được kết tinh từ hành động của các bộ phận khác nhau như mắt, mũi, miệng, thân,… Cái tôi cá nhân được tồn tại và trường tồn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sinh tử hay tụ tán.
Như vậy chúng ta cần hiểu rằng bản ngã là một ý tưởng, niềm tin hay quan niệm về bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới, mỗi người là một mảnh ghép trong bức tranh xã hội muôn màu này. Cái tôi cá nhân là sự tự do của mỗi người nhưng nằm trong khuôn khổ nhất định. Một cái tôi càng lớn thì con người càng gây nghiệp chướng và sai lầm.
“Cái tôi” trong mỗi chúng ta hoạt động ra sao
Có 3 yếu tố để vận hành hoạt động của bản ngã:
Kiểm soát: bản ngã tự đồng hóa và khẳng định bản thân vào tất cả những gì mà nó tin rằng nó đang kiểm soát.
Ví dụ: Bạn tin rằng bạn đang điều khiển tâm trí bên nên cho rằng tâm trí đó là bạn, bạn tin điều gì thì mọi thứ sẽ vận hành theo cách bạn nghĩ,…
Phản chiếu
Bản ngã không thể tự đánh giá hay nhìn nhận lại chính nó, cũng giống như chúng ta không thể nhìn thấy chúng ta nếu không thông qua một chiếc gương. Do vậy mà bản ngã đã tạo ra các bản sao khác nhau của chúng. Từ bản ngã này đánh giá thông qua sự so sánh đối chiếu với bản ngã khác.
Ví dụ: bạn không thể biết tính cách của bản thân như thế nào nếu không có sự đánh giá nhận xét khách quan của người khác!
Xây dựng và duy trì
Theo những gì bản ngã kiểm soát, nó luôn muốn giữ vững và bảo vệ sự kiểm soát đó. Bản chất của bản ngã là giả tạm và hư cấu cho nên nó luôn muốn kiểm soát càng nhiều càng tốt để cho bản ngã có được cảm giác an toàn, cảm thấy bản thân lớn mạnh và chân thực. Đây là lý do giải thích vì sao chúng ta luôn ham muốn tiền bạc và quyền lực, để bản thân cảm thấy được kiểm soát mọi thứ. Sự mất kiểm soát sẽ khiến cho bản ngã bị chết.
Ví dụ: bạn mất tiền, mất nhà mất xe cảm giác trong lòng hụt hẫng, trống vắng. Mất đi người thân thiết cảm giác đau đến tận tâm can,..
Cách để vượt qua cái “tôi” quá lớn của bản thân
Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại một “cái tôi”, cái tôi có thể ngủ yên hoặc trỗi dậy bất cứ lúc nào. Khi cái tôi quá lớn thì sẽ sinh ra sự bao biện về những hành động việc làm của mình, luôn cho rằng đó là bản chất, tính cách vốn có.
Một con người có cái tôi quá lớn thường sẽ có xu hướng bảo thủ, không chấp nhận lỗi sai, sẵn sàng đổ lỗi cho người khác. Dần dần họ sẽ trở nên tự mãn với chính bản thân mình, luôn cho mình là cái rốn của vũ trụ. Hậu quả khiến họ bị mọi người xa lánh, tính cách trở nên nóng nảy khó chập những nhiều điều người khác nhận xét, góp ý về mình.
Bản ngã nó luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, nếu không học cách kiểm soát thì bản ngã sẽ đi theo bạn tới hết cuộc đời. Bản ngã không hề xấu nhưng cái gì quá cũng không tốt, chúng ta cần cân bằng để cuộc sống, con người thêm tốt hơn.
Học cách buông bỏ bản ngã là gì?
Bản ngã càng lớn sĩ diện càng nhiều lại càng dễ bị tổn thương. Trong kinh Đức Phật có dạy
Một hạt cải không thể nào để trên đầu kim được vì hạt cải nó tròn
Giso không thể bám vào tấm lưới
Và giọt nước không thể đứng vững trên lá sen
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện thì tổn thương đau khổ còn nhiều hạnh phúc rời bỏ kiếp nhân sinh
Trân trọng bản thân và quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt.
Bình tâm
Có những điều trong cuộc sống này đem lại sự ân hận bởi tính nóng vội của chúng ta. Luôn đặt cái bản ngã cao hơn tất cả mà đánh mất đi nhiều thứ trân quý trong cuộc đời. Có những chuyện tưởng là vậy nhưng lại không phải vậy.
Do vậy trước mỗi sự việc, câu chuyện chúng ta nên dành 1 chút bình tĩnh, nhẫn nại, bao dung để cho người khác có cơ hội giải thích, sửa sai. Đừng vì một chút chuyện mà không hạ được cái tôi xuống, khiến mọi chuyện đi quá xa, buông những lời cay đắng để rồi phá nát những điều tốt đẹp được xây dựng từ trước.
Cuộc đời là thử thách, ngã rồi thì đứng dậy hiên ngang bước tiếp
Nếu cuộc sống ném vào mặt bạn trái chanh thì hãy mua đường và pha một cốc nước uống cho mát nhé. Cuộc sống mà khó khăn một chút mới thú vị chứ. Hãy chấp nhận mọi thử thách trong cuộc sống, vượt qua được nó rồi sau này nhìn lại chúng ta sẽ mỉm cười hạnh phúc, à thì chúng ta cũng từng có 1 thời thanh xuân tươi đẹp như thế,…
Đừng đổ lỗi cho số phận thay vào đó vượt lên trên bản ngã của chính mình tìm ra cái đích, vươn tới tương lai tươi đẹp.
Trong hành trình cuộc đời mỗi chúng ta sẽ có đôi lúc cảm thấy chênh vênh, mất phương hướng thì hãy cố một chút đừng gục ngã, đôi khi có chút bất công. Nhưng bạn cứ sống thật tốt, trời xanh sẽ tự khắc an bài.
Mỗi chúng ta là một điều tuyệt vời, đừng so sánh với bất cứ ai
Có thể đôi lúc bạn cảm thấy cuộc đời mình không may mắn như người khác, không thành công như người khác đừng buồn, tất cả danh vọng, tiền bạc cuối cùng thì cũng thành tro tàn, cát bụi
Một bông hoa dù rực rỡ tới đâu thì theo thời gian cũng héo tàn. Quan trọng là chúng ta được sống, hạnh phúc tỏa ngát giữa đời.
Định nghĩa hoàn hảo của mỗi người khác nhau chỉ cần chúng ta cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày để cuộc đời thêm trọn vẹn, ý nghĩa
Đừng so sánh con đường của mình với bất kỳ ai bởi nó không chung đích đến. Chỉ cần hôm nay bạn bước thì đã hơn ngày hôm qua 1 bước rồi.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đừng vì tiền bạc, hảo vọng mà chạy theo như con thiêu thân để rồi đánh mất chính mình
Bản ngã là gì? Bạn ngã cũng là một thử thách trong cuộc sống này mà bạn cần phải tu tập. Đôi khi học cách buông bỏ cũng là một loại hạnh phúc. Cuộc sống này là vô thường có được sẽ có mất, đừng quan tâm đến cái tôi của mình để gây nên những điều không hay. Mây của trời cứ để gió cuốn đi.