“Người ta có thể giết người bằng lời nói” Bạn nghe không nhầm đâu, trong những năm trở lại đây việc phát triển chóng mặt của công nghệ, xã hội đời sống con người trở nên áp lực hơn họ thường chọn cách giải tỏa bằng việc sử dụng ngôn từ để “đè bẹp” một cá nhân, tổ chức chi cần thỏa mãn cái tôi của bản thân. Bạn cũng từng nghe tới bạo lực mạng rồi chứ. Bài viết này wikiso.net gửi tới bạn những thông tin về bạo lực mạng là gì? sự nguy hiểm của nó ra sao. Đừng bỏ lỡ nhé
Bạo lực mạng là gì?
Bạo lực mạng hay bắt nạt trên mạng (Cyber Bullying) là một hình thức bắt nạt, quấy rối thông qua phương tiện điện tử. Khi lĩnh vực kỹ thuật số ngày càng phát triển, tình trạng bạo lực mạng xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên đặc biệt là những người nổi tiếng ngày càng gia tăng chóng mặt.
Hành vi bạo lực mạng bao gồm nhiều hình thức như: dùng lời nói công kích đe dọa phát tán hình ảnh dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng hình ảnh của cá nhân tổ chức, doanh nghiệp. Việc dựng, giả mạo sử dụng những hình ảnh không tốt để phát tán tin đồn.
Từ công kích cá nhân rất dễ để chuyển sang công kích cộng đồng. Bạo lực mạng không chỉ là cá nhân công kích cá nhân, nhóm công kích cá nhân mà nó có thể là cả cộng đồng công kích một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
Bạo lực mạng nếu không có hướng xử lý kịp thời đúng lúc rất dễ phát triển thành hành động trực tiếp. Từ lời nói trở thành hành động như có những hành động thái quá, tụ tập gây rối, có các hành động phá hoại tài sản, danh dự,…
Nguyên nhân của bạo lực mạng là gì?
Mọi sự việc trên trái đất này đều có căn nguyên của nó, bạo lực mạng cũng thế. Tình trạng bắt nạt qua mạng diễn ra ngày càng nhiều (trend lập group anti nghệ sĩ) bởi người bạo lực mạng đó không lo sợ danh tính của bản thân bị bại lộ họ có thể dùng nick ảo để đi công kích qua cái màn hình và trở thành Master bàn phím.
Bị dồn nén cảm xúc quá lâu: Việc giải tỏa stress, khi mà một số người trong cuộc sống thường xuyên bị dồn ép mỗi ngày đều chật vật vất vả để sống. Hoặc cũng có thể họ từng là nạn nhân của việc bắt nạt tập thể. Do đó họ thường có xu hướng trút hết sự giận dữ của bản thân lên người khác bao gồm của những đối tượng đã gián tiếp làm tổn thương họ
Khao khát “quyền lực mềm”: họ luôn cho bản thân đúng, bản thân thượng đẳng bản thân được cái quyền chỉ trích người khác, quyền phá xét đúng sai hoặc đôi khi họ cho rằng những nạn nhân phải chịu đựng những điều đó. Họ mang trong mình hội chứng đám đông, thấy người ta làm vậy nên cũng hùa làm theo
Trò tiêu khiển: Người đi bắt nạt đâu hình dung được những hậu quả của việc bạo lực mạng. Ở trên phương diện người đi công kích họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Họ cho rằng việc này như thú vui tiêu khiển trên mạng, tạo drama và tìm kiếm sự chú ý. Cũng có thể họ quá nhàn rỗi, cuộc sống không điểm nhấn nên phải đi tạo nét để khiến họ có cảm giác thành công.
Những ảnh hưởng của bạo lực mạng tới sức khỏe tinh thần
Theo khảo sát của UNICEF thì có tới ⅓ những người tham gia khảo sát từng là nạn nhân của cyberbullying. Những nghiên cứu về hành động đó được viện Sức khỏe trẻ em công bố năm 2012 cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực vô cùng lớn lên sức khỏe tinh thần của những đứa trẻ, kể cả trẻ em là không hề nhỏ. Nạn nhân phải hứng chịu sự xa lánh của một nhóm người trong thời gian dài đó là cảm giác cô độc, tự trọng bị xâm phạm, danh dự uy tín bị hạ thấp.
Rối loạn liên quan căng thẳng: Những người là nạn nhân của bạo lực mạng dễ cảm thấy bất an, suy sụp hơn. Những đối tượng này dễ lạc lõng và phiền muộn vì họ cảm thấy cuộc sống xung quanh như sụp đổ. Nạn nhân của những trò bắt nạt này có nguy cơ cao sẽ mắc chứng trầm cảm hay các triệu chứng căng thẳng thần kinh khác như đau đầu, đau bụng, mất ngủ…
+ Vấn đề cảm xúc: Một trong những điều mà người bị bạo lực mạng chịu đựng chính là khuyết thiếu cảm giác an toàn và họ gần như luôn trong tình trạng sợ hãi. Máy tính, điện thoại hay một thư mới trong hộp thư cũng sẽ khiến nạn nhân nảy sinh sợ hãi.
+ Tự tử: Sau vô vàn chịu đựng đè nén, hệ quả cuối cùng và cũng nghiêm trọng nhất của bạo lực mạng chính là những cái chết trẻ. Những nạn nhân của sự bắt nạt này thường nghĩ đến cái chết từ 2 – 9 lần so với người khác.
Sulli – Nạn nhân của cyberbullying
Sulli ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng Hàn Quốc chính là ví dụ điển hình của bạo lực mạng. Cố nghệ sĩ thường xuyên nhận được những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội như “bệnh hoạn”, “vô học”, “ngu xuẩn”, “bodyshaming“…
Chắc hẳn mọi người cũng biết Kbiz nó khắc nghiệt như thế nào, làm idol ở đất nước có Netizen có quyền lực ngang với “tổng thống” thì họ áp lực như thế nào. Chỉ 1 chút scandal thôi có thể phá tan sự nghiệp, họ không bao giờ có thể xuất hiện trên truyền hình
Trong một bài phỏng vấn, Sulli cũng tâm sự mình bị chứng ám ảnh xã hội và hoảng loạn từ nhỏ. Cô cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường khi nổi tiếng từ quá sớm.
Trong nhiều chương trình truyền hình thực tế, Sulli từng đưa ra lời cầu cứu, tuy nhiên mọi nỗ lực đều như “muối bỏ biển”.
“Tại sao tôi lại bị mắng chửi như vậy? Tôi cảm thấy có rất nhiều người mang thành kiến nặng nề với duy nhất một mình em. Xin hãy hiểu tôi hơn một chút. Bạn bè khán giả xin hãy yêu quý tôi thêm một chút, các phóng viên xin hãy yêu thương tôi một chút”, lời chia sẻ xót xa của Sulli trong chương trình truyền hình Jin Ri Market
Ngày 14/10/2019 Cô gái nhỏ bé, xinh đẹp đã tự kết thúc cuộc đời của mình bằng cách tự tử khiến cho cộng đồng hâm mộ kpop trên toàn thế giới bàng hoàng, xót thương. Sulli mãi mãi tuổi 25
Đó chỉ là 1 trong số những nạn nhân của nạn bắt nạt qua mạng, những nói tưởng chừng bình thường của “đám đông hỗn loạn” đó đã làm tổn thương tinh thần, danh dự của những người bị công kích. Thật khủng khiếp, người ta có thể giết chết nhau bằng lời nói.
Cách giải quyết bạo lực mạng là gì?
Việc yêu thích hay ghét bỏ một người đó là quyền mỗi người không ai có thể can thiệp được. Việc bắt nạt qua mạng bằng ngôn từ mạnh hiện cũng chưa tìm ra giải pháp. Một vài lời khuyên như sau
Với những đứa trẻ vị thành niên thì phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc và kiểm soát việc lên mạng xã hội của con. Hướng dẫn con dùng mạng xã hội văn minh lành mạnh bằng việc tránh xa các trang web, diễn đàn không lành mạnh. Thường xuyên tâm sự với con để nắm được tình hình xử lý được những tình huống xấu.
Trường hợp đặc biệt khi mà con cái nằm trong độ tuổi nổi loạn, thích thể hiện cá tính. Nó thường không muốn chia sẻ với cha mẹ, hay chịu đựng một lần thì cha mẹ cần kiên nhẫn với con. Cùng con tìm cách giải quyết. Việc bị bắt nạt cảm giác chẳng hề dễ chịu gì con mới lớn không đáng để phải chịu những điều đó.
Với những người trưởng thành khi là nạn nhân của bạo lực mạng thì cần bình tĩnh tìm cách khắc phục hợp lý nhất tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ví dụ như trường hợp của hoa hậu chuyển giới Hương Giang Idol khi cô bị lập group anti chuyên bóc phốt đời tư của cô, cô đã không đủ bình tĩnh để giải quyết vấn đề, có những pha xử lý đi vào lòng đất. Khiến cho những người bạo lực mạng kia nổi cơn thịnh nộ và làn sóng tẩy chay cô diễn ra mạnh mẽ khắp cõi mạng. Do đó việc giải quyết bằng con đường nào thì danh dự và uy tín của cá nhân, tổ chức cũng chịu ảnh hưởng mà thôi.
Ngạn ngữ có câu: “im lặng là vàng” và “chó cứ sủa, dòng người vẫn đi” nó thật sự đúng với trường hợp bị cyberbullying. Con người bình đẳng với nhau bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người nên đừng quá chú tâm đến việc người ta nói, nghĩ gì về bạn. Cứ sống tốt như những đóa hoa ngát hương giữa đời.
Như vậy mình đã giải thích cho bạn về vấn nạn bạo lực mạng là gì? Nếu bạn có thêm những kiến thức xoay quanh về chủ đề này hãy để lại comment bên dưới nhé! Những góp ý của bạn là điều quý báu giúp bài viết hoàn thiện hơn!