Brittanya Karma (Nguyễn Trần Phương Linh) 29 tuổi một youtuber người Đức gốc Việt, chị từng là nạn nhân của vấn đề body shaming. Nhưng với năng lượng tích cực sự vui vẻ, hoạt ngôn của mình chị đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người hàng ngày hàng giờ bị miệt thị xúc phạm bởi những ngôn từ thô tục. Để hiểu hơn về Body Shaming là gì? Cùng wikiso.net bóc tách qua bài viết này nhé!
Body Shaming nghĩa là gì?
Body Shaming là hành động miệt thị ngoại hình đối với người khác bằng ngôn từ, lời nói không tích cực nhằm chế giễu ngoại hình của người khác, khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, gieo rắc cho họ sự mặc cảm tự ti, suy sụp tinh thần nghiêm trọng.
Có rất nhiều người không biết bản thân thường xuyên body shaming người khác. Sử dụng bắt nạt qua mạng bằng ngôn từ, những câu nói tưởng chừng đơn giản cười đùa: béo như lợn, xấu như chó,…dù chỉ để tạo tiếng cười nhưng vô tình lại chính là đang body shaming người đối diện mà bạn không hay.
Không có bất cứ chuẩn mực nào cho cái đẹp, body shaming xuất hiện khi những người xung quanh đi ngược với định nghĩa về hình thể, sắc đẹp của họ. Dù vô tình hay cố ý thì những hành động đó khiến cho người bị miệt thị bị tổn thương.
Bạn có thể nghe tóm tắt nội dung bài viết qua video sau:
Nguyên nhân của body shaming là gì?
Có nhiều nguyên nhân của việc bị body shaming trong đó có một vài nguyên nhân sau:
Xã hội dần chú trọng thái quá về vẻ đẹp ngoại hình mà quên đi những yếu tố khác để đánh giá một con người. Họ không coi trọng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà thay vào đó là “da trắng mới son” và kết quả là họ chê bai, miệt thị người khác.
Bất cứ sự so sánh nào cũng đều khập khiễng, con người sinh ra nhân vô thập toàn, không ai có thể mười phân vẹn mười do đó việc soi xét, chê bai khuyết điểm ngoại hình của họ là rất hèn. Những người đi chê bai ngoại hình của người khác như một giải pháp để che lấp đi sự tự ti về những gì đang thiếu sót ở họ.
Họ body shaming đơn giản vì họ thích thế và ghét nạn nhân. Cộng đồng mạng Việt Nam chỉ giải thích đơn giản: một khi đã không thích thì thở thôi cũng ghét rồi.
Nạn nhân của body shaming là ai?
Sự trớ trêu là ai cũng có thể trở thành nạn nhân của việc body shaming. Cũng có thể là bạn, là tôi, là người nổi tiếng, những người khuyết tật,…Body Shaming tồn tại dưới hình thức là giữa bản thân hoặc chế giễu người khác.
Ở Việt Nam, vấn nạn body shaming xuất hiện càng nhiều đối với những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng. Họ thường xuyên nhận được những lời chỉ trích nặng nề từ dư luận, khán giả. Ví dụ như Đức Phúc quán quân the voice 2015 đã từng bị miệt thị ngoại hình và Phúc vượt qua dư luận bằng cách lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ, hay hoa hậu đại dương 2017 Ngân Anh từng bị cư dân mạng chế giễu gọi với cái tên “cá dọn bể” họ không ngại dùng những từ ngữ thô thiển, chế những tấm hình xúc phạm nặng nề tới Ngân Anh chỉ để thỏa mãn sở thích “chê bai” người khác của họ.
Nền giải trí xứ sở kim chi – Hàn Quốc không còn xa lạ với việc các nghệ sĩ bị body shaming nặng nề tới mức trầm cảm, hoảng loạn tinh thần. Với người Hàn thì rất quan trọng mặt tiền, điều đó giải thích vì sao họ rất phát triển về ngành thẩm mỹ.
Hình thức Body Shaming tự chế giễu bản thân hình thành từ sự “tự kỷ ám thị” việc họ khiếm khuyết trên cơ thể như: thể hình quá gầy, hay quá béo, mặt to, chân to, nhiều mụn, da nhăn,…
Những nạn nhân của body shaming dần dà sẽ trở nên quan tâm nhiều hơn tới khuyết điểm của bạn thân và dần hình thành tâm lý thua kém người khác. Lâu dần sẽ trở thành người tự ti, ngại giao tiếp, tách biệt đám đông,…nguy hiểm hơn có thể bị trầm cảm và dẫn đến tự tử
Với tốc độ phát triển của internet, mạng xã hội thì việc body shaming ngày càng trở nên phổ biến mà lan rộng, các hội nhóm anti mọc lên như nấm sau mưa dành cho các nghệ sĩ. Có đến 80% bạo lực ngôn từ được thu thập từ các tài khoản trên Facebook, Instagram hay Twitter để lại những hậu quả về tâm lý tinh thần mà chẳng thể đo đạc được.
Hậu quả của việc body shaming là gì?
- Luôn tự ti về ngoại hình
Liên tục bị chê bai, miệt thị về ngoại hình nhiều người không chịu đựng được thường sẽ bị tổn thương và trở nên tư ti về bản thân, sống khép kín tạo cho mình một cái vỏ bọc thật dày hạn chế ra ngoài. Dần dần một số người không thể vượt qua được họ có thể bị trầm cảm, stress, sợ giao tiếp xã hội.
- Tinh thần bất ổn
Giai đoạn đầu khi đối mặt với body shaming họ chỉ cảm thấy buồn. Nhưng những nỗi đau tích tụ lâu ngày, áp lực trong lòng họ càng lớn khiến họ chỉ muốn giải thoát bản thân bằng cách tự tử.
- Giảm cân phản khoa học
Người bị mặc cảm bởi ngoại hình đặc biệt là những người béo thì họ lại tìm đến những biện pháp giảm cân nhanh, không lành mạnh. Xu hướng của nhiều nạn nhân sẽ áp dụng chế độ ăn kiêng quá đà, uống các loại thuốc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc có nguy cơ bị các bệnh về gan, dạ dày
Cách để vượt qua Body Shaming là gì?
Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu: “Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi”. Bạn cần phải tự tin bản lĩnh với những gì mình đang có, tiếp thu những ý kiến góp ý tích cực còn đối với những lời góp ý không có tính chất xây dựng bạn hãy để ngoài tai.
Nên hài lòng với bản thân “không ai là hoàn hảo”
Trên thế giới này không có ai là hoàn hảo cả, 1 bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài, việc đi chỉ trích miệt thị ngoại hình của người khác cũng không đúng. Và việc bị body shaming thì bạn cần cho mình một thần thái tự tin để cho họ tự cảm thấy xấu hổ về những điều người ta nói về bạn. Nên cố gắng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu thường xuyên tập luyện thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
- Học cách yêu thương, chăm sóc bản thân.
Nếu bạn không yêu thương trân trọng bản thân bạn thì không ai yêu bạn. Đầu tư chăm sóc cơ thể sẽ giúp bạn tự tin tỏa sáng. Miễn là bạn thấy ổn đừng quan tâm đến người khác nói gì. Cơ thể bạn là cha mẹ cho đừng vì bất kỳ lời nói của ai làm tổn hại tới thân thể bạn.
- Thể hiện rõ cảm xúc của bản thân.
Khi bị body shaming, bạn hoàn toàn có quyền lên tiếng thể hiện cảm xúc của bạn thân, yêu cầu đối phương dừng hành động của mình nếu cảm thấy khó chịu.
Body shaming không nên tồn tại trong cuộc sống này, mỗi người sinh ra đều có những điểm khác biệt từ một cá nhân mới tạo nên xã hội, không ai giống ai. Vậy nên những ai đang vô tình hay cố ý thì cũng nên chấm dứt.
“Tôi đây tôi vẫn tự tin. Tôi nghèo tôi vẫn tự tin. Tôi khác tôi vẫn tự tin
Người ta nói xấu tôi vẫn đứng đây. Sống thật còn hơn sống fake”
Tự Tin – Brittanya Karma
Như vậy mình đã giải thích cho các bạn biết body shaming là gì? Hậu quả gây ra là vô cùng lớn. Nếu bạn đang hoặc đã từng là nạn nhân thì hãy tự tin là chính mình nhé, cuộc đời phía trước còn nhiều điều tươi đẹp đừng vì 1 lời nói mà hủy hoại tương lai của chính mình. Chúc bạn hạnh phúc, an yên!