Cách tính lãi suất ngân hàng là yếu tố hàng đầu mà người đi gửi tiết kiệm đều quan tâm. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để cùng mình đi tìm hiểu cách tính lãi suất ngân hàng của một số ngân hàng hiện nay nhé.
1. Cách tính lãi suất ngân hàng không kỳ hạn
Cách tính lãi suất ngân hàng không kỳ hạn sẽ áp dụng khi người gửi tiết kiệm chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn. Hình thức này được hiểu là người gửi tiết kiệm sau khi gửi tiền vào ngân hàng có thể rút về bất cứ lúc nào, không cần phải đợi đến kỳ hạn quy định.
Cách tính lãi suất của hình thức gửi tiết kiệm không thời hạn sẽ được tính theo thời gian thực kể từ lúc người gửi mở sổ tiết kiệm cho đến khi rút tiền về. Công thức để tính lãi suất được hiểu như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x thời gian thực gửi/360
Ví dụ:
Bạn gửi vào ngân hàng số tiền 50 triệu đồng với hình thức không kỳ hạn, lãi suất ngân hàng thời điểm đó là 2%/năm. Thời điểm bạn rút tiền về là 150 ngày kể từ ngày gửi thì bạn sẽ tính được số tiền lãi của mình như sau:
Tiền lãi = 50.000.000 x 2%/360 x 150 = 375.000
Vậy sau 150 ngày rút tiền về bạn nhận được số tiền lãi là 375.000.
Gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn sẽ có số lãi suất không được cao. Vì vậy bạn cần nên cân nhắc khi lựa chọn.
Gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn sẽ phù hợp với những người có mong muốn gửi tiền một cách an toàn, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra mà vẫn kiếm được một khoản lãi suất kha khá từ dịch vụ gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng có những ưu điểm như linh hoạt, nhanh gọn trong việc rút tiền hoặc dùng để vay tiền khi cần, xác nhận tình hình tài chính,…
2. Cách tính lãi suất ngân hàng có kỳ hạn
Cách tính lãi suất ngân hàng có kỳ hạn được áp dụng khi người gửi lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng. Không giống với gửi tiết kiệm không kỳ hạn, ở hình thức này người gửi sẽ bị ràng buộc việc gửi và rút tiền trong thời hạn quy định.
Hầu hết tất cả các ngân hàng đều sẽ quy định từng mốc thời gian cụ thể với mức lãi suất đi kèm cố định để khách hàng lựa chọn. Hiện nay các ngân hàng đều có các mức kỳ hạn như gửi tiết kiệm 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng (1 năm).
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn được tính như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm 50.000.000 triệu tại ngân hàng A có lãi suất 6%/năm. Bạn sẽ được rút số tiền đó sau đúng thời hạn 1 năm và số lãi bạn nhận được sẽ là:
Tiền lãi = 50.000.000 x 7% = 3.500.000
Khi sử dụng hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn bạn sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn không kỳ hạn khá nhiều. Chính bởi vậy, rất nhiều người sử dụng hình thức này vì giá trị lớn mà nó đem lại.
Tuy nhiên hình thức gửi có kỳ hạn cũng có khá nhiều rủi ro cho người sử dụng. Trong trường hợp nếu như bạn cần tiền gấp phải rút tiền ra luôn thì mức lãi suất bạn nhận được sẽ giảm đi đáng kể.
Vì vậy hình thức này sẽ phù hợp với những người có 1 khoản tiết kiệm riêng, chắc chắn sẽ không cần dùng đến. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ giúp bạn có được một khoản lãi suất kha khá hàng năm.
3. Cách tính lãi suất ngân hàng ở một số ngân hàng lớn hiện nay
3.1. Lãi suất gửi ngân hàng VietcomBank
VietcomBank luôn là một trong những ngân hàng top đầu tại Việt Nam, được đa số khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bên cạnh đó, VietcomBank cũng có lãi suất ngân hàng khá hấp dẫn và nhiều chương trình ưu đãi cho người dùng.
Lãi suất ngân hàng VietcomBank thông thường được tính như sau:
– Lãi suất không kỳ hạn là 0,1%
– Lãi suất từ 7 đến 14 ngày là 0,5%
– Lãi suất gửi 1 tháng là 4,3%
– Lãi suất gửi 3 tháng là 4,8%
– Lãi suất gửi 12 tháng đến 36 tháng là 6,8%
Tiền lãi của ngân hàng VietcomBank cũng sẽ được tính theo công thức mà mình chia sẻ ở mục trên. Tùy thuộc vào từng trường hợp và hoàn cảnh thực tế, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn được mức kỳ hạn phù hợp với mình nhất.
Ngoài ra VietcomBank còn sử dụng hình thức lãi suất gộp cho một số gói gửi riêng biệt. Cách tính này sẽ được áp dụng cho các gói tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn mà đến kỳ hạn người gửi chưa đến lĩnh. Phương pháp tính lãi suất gộp được tính như sau:
Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng trong thời gian gửi
Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi
3.2. Lãi suất gửi ngân hàng BIDV
BIDV cũng là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam thông qua đánh giá từ phía khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi gửi tiết kiệm tại BIDV với các mức lãi suất cũng được đánh giá là khá hấp dẫn.
Các mức lãi suất hiện nay của ngân hàng BIDV để các bạn có thể tham khảo như sau:
– Lãi suất không kỳ hạn là 0,2%
– Lãi suất từ 1 đến 2 tháng là 4,3%
– Lãi suất từ 3 đến 5 tháng là 4,8%
– Lãi suất 6 tháng là 5,3%
– Lãi suất 9 tháng là 5,5%
– Từ 12 tháng đến 36 tháng là 6,9%
Với các mức lãi suất chi tiết kể trên, bạn có thể áp dụng ở mục 1 và 2 để tìm hiểu cách tính lãi suất ngân hàng, lựa chọn mức lãi suất và kỳ hạn gửi có lợi nhất cho mình nhé.
3.3. Lãi suất ngân hàng AgriBank
AgriBank là ngân hàng duy nhất đã tung ra rất nhiều gói gửi tiết kiệm để áp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Các khách hàng có thể lựa chọn một trong những gói gửi như gửi có kỳ hạn thông thường, gửi tiết kiệm linh hoạt, gửi có kỳ hạn lãi suất thả nổi, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí,…
Mức lãi suất tại AgriBank lần lượt như sau:
– Lãi suất không kỳ hạn là 0,2%
– Lãi suất từ 1 đến 2 tháng là 4%
– Lãi suất từ 3 đến 5 tháng là 4,25%
– Lãi suất từ 6 đến 8 tháng là 5,1%
– Lãi suất 9 đến 11 tháng là 5,2%
– Lãi suất 12 đến 24 tháng là 6,8%
3.4. Lãi suất ngân hàng Bắc Á
BAC A Bank luôn là một trong những ngân hàng đưa ra rất nhiều các giải pháp gửi tiết kiệm tối ưu cho khách hàng. Có rất nhiều gói gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể lựa chọn để quản lý các khoản tiền không dùng đến của mình.
Một số sản phẩm được nhiều người sử dụng nhất tại Bắc Á có thể kể đến là tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm cao tuổi, tiết kiệm trực tuyến, tiết kiệm lực lượng vũ trang,…
Lãi suất của BAC A Bank cũng được đánh giá là ở mức cao, cụ thể là:
– Lãi suất không kỳ hạn là 0,2%
– Lãi suất từ 7 đến 21 ngày là 0,2%
– Lãi suất từ 1 đến 5 tháng là 3,8%
– Lãi suất từ 6 đến 7 tháng là 6,1%
– Lãi suất 8 đến 9 tháng là 6,2%
– Lãi suất 10 đến 11 tháng là 6,35%
– Lãi suất 12 đến 15 tháng là 6,7%
– Lãi suất 18 tháng là 6,8%
Cách tính lãi suất ngân hàng BAC A Bank cũng được chia thành lãi suất có kỳ hạn và không kỳ hạn như hầu hết các ngân hàng khác. Bạn có thể áp dụng công thức ở các mục trên để tính xem gói tiết kiệm nào sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho mình nhất nhé.
4. Nên chọn như thế nào để được lãi suất cao khi gửi tiền ngân hàng?
Sau khi đã nắm được cách tính lãi suất ngân hàng và số lãi suất của những ngân hàng top đầu hiện nay, chắc hẳn bạn đã có thể tự tin lựa chọn gói tiết kiệm phù hợp nhất với mình. Vậy nên gửi như thế nào để nhận được mức lãi suất cao nhất?
Với các khảo sát về mức lãi suất của các ngân hàng kể trên, wikiso.net có thể giúp bạn rút ra một vài kết luận như:
– Lãi suất từ 1 đến 5 tháng thường có mức chênh lệch không đáng kể nên nếu bạn muốn gửi thời gian ngắn thì nên cân nhắc các gói từ 1 đến 3 tháng là hợp lý nhất.
– Khi bạn có dự tính sẽ dùng tiền trong khoảng vài tuần tới thì bạn nên chọn những ngân hàng có gói gửi 1 đến 3 tuần để được lãi suất cao hơn là các gói gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
– Nếu như bạn đã để ra được 1 khoản tiết kiệm và chắc chắn sẽ không dùng đến trong vòng 1 năm tới thì hãy mạnh dạn lựa chọn gói tiết kiệm 12-13 tháng bởi đây là gói gửi có lãi suất cao nhất.
– Hãy cân nhắc thật kỹ và lựa chọn các khoản tiền có mình để tránh việc phải rút tiền trước thời gian cũng như lựa chọn những gói ngắn hạn trong khi các khoản tiền đó thực sự có thể gửi dài hạn.
Xem thêm: Lãi suất thả nổi trong ngân hàng là gì?
Trên đây là cách tính lãi suất ngân hàng nhanh nhất mà mình muốn chia sẻ với bạn cũng như nêu ra lãi suất của một số ngân hàng hàng đầu hiện nay để bạn có thể lựa chọn được nơi gửi tiết kiệm hiệu quả nhất nhé.