Xã hội ngày càng hiện đại, nhịp sống hối hả kéo theo nhiều bệnh lý về tình thần như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm cười, bắt nạt mạng. Những bệnh lý này tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm nó như quả bom nổ chậm có thể giết chết người bệnh bất cứ lúc nào! Vậy chứng rối loạn lưỡng cực là gì? Tất cả có trong bài viết này đừng bỏ lỡ nhé!
Chứng rối loạn lưỡng cực là gì? – Bipolar Disorder
Rối loạn lưỡng cực hay bệnh hưng trầm cảm (Manic Depression) là một bệnh tâm thần có đặc trưng bởi 2 giai đoạn trầm cảm và giai đoạn tâm trạng hưng phấn ở mức bất thường kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tuần.
Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực được ví như “đa nhân cách” khi trạng thái cảm xúc thay đổi lẫn lộn vừa hưng cảm rồi lại trầm cảm
Nguyên nhân của chứng rối loạn lưỡng cực là gì?
Hiện tại không có bất kì một nguyên nhân cụ thể nào cho bệnh, đó có thể là một tác động nhỏ, tích tụ dần để trở thành những chấn thương tâm lý lớn. Một số trường hợp phổ biến có thể cấu tạo và hình thành nên bệnh:
- Những người thường xuyên phải đối mặt với sự căng thẳng, áp lực lâu ngày không được giải tỏa. Đặc biệt là người trẻ ở độ tuổi từ 18 – 24
- Những người phải chịu sự đả kích, tổn thương tâm lý nặng nề, đột đột.
- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
- Yếu tố các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể: Sự mất cân bằng tự nhiên của các chất có trong não gọi là những chất dẫn truyền thần kinh.
Yếu tố sự khác biệt về sinh học trong cơ thể - Những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm hoặc những thành viên trong gia đình đang mắc bệnh này.
Triệu chứng nhận biết rối loạn lưỡng cực
Triệu chứng của trầm cảm
Những yếu tố triệu chứng ở pha trầm cảm như chán nản, mệt mỏi, bất lực về bản thân và có những suy nghĩ tiêu cực, tự tổn thương đối với bản thân và xung quanh; rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm – sinh lý.
Bản thân luôn cảm thấy bế tắc, bị quan về cuộc sống tương lai phía trước, bạn rơi vào trạng thái tiêu cực mà không thể thoát ra được. Rồi không biết tự lúc nào bạn suy nghĩ đến cái chết tự làm thương chính mình hoặc làm tổn thương người khác
Triệu chứng hưng cảm
Ở pha hưng cảm, người bệnh tăng động và dư thừa năng lượng một cách quá mức, họ luôn muốn nói chuyện một cách thái quá. Họ trở thành những con người suy nghĩ lạc quan và mưu cầu hạnh phúc nhất trong vòng tròn quan hệ của mình nhưng lại dễ cáu kỉnh.
Họ luôn có cảm giác vui vẻ, muốn nói chuyện với mọi người thường sẽ nói nhanh, nhiều và to hơn bình thường. Những trường hợp bệnh nặng sẽ kéo theo một số triệu chứng của bệnh tâm thần ảo tưởng và ảo giác.
Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh dễ mắc phải và cũng có nguy cơ tử vong cao, cao hơn cả trầm cảm. Lý giải cho việc này chính là họ đã bỏ qua những pha trầm cảm của mình và dựa vào pha hưng cảm. Họ nhầm tưởng pha hưng cảm là triệu chứng bản thân đã “tự chữa lành” và xem nhẹ nó.
Không những thế, đối mặt với những người rối loạn lưỡng cực, một số người xung quanh người bệnh có tâm lý vô tâm, xem nhẹ căn bệnh và những triệu chứng, hành vi bất thường của người bệnh, cho đó chỉ là do “tính khí thất thường”. Tình trạng này kéo dài dần khiến người bệnh tự ti về bản thân, có xu hướng che giấu cảm xúc và không chia sẻ suy nghĩ của mình.
Kèm theo rối loạn lưỡng cực chính là những bệnh lý đồng diễn như “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế”, “Rối loạn ăn uống”, “Rối loạn tăng động giảm chú ý”, “Hội chứng sợ xã hội”,… khiến tinh thần và cơ thể người bệnh ngày càng kiệt quệ.
Rất nhiều những nghệ sĩ đã mắc phải căn bệnh RLLC như danh họa Vincent van Gogh, nữ diễn viên huyền thoại Vivien Leigh, nữ diễn viên Catherine Zeta Jones, “người phụ nữ gợi cảm nhất thế kỷ” diễn viên Marilyn Monroe, nữ nhà văn Virginia Woolf, Frank Sinatra… và gần nhất chính là Demi Lovato.
Với một số bệnh nhân may mắn có thể tạm thời thoát khỏi RLLC nhưng đây là căn bệnh tâm lý đeo bám chúng ta cả đời và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy xin yêu thương bản thân và đừng chủ quan.
Nếu bạn nghi ngờ sức khỏe tâm lý của bản thân không ổn định, xin hãy tìm đến những người xung quanh và bác sĩ tâm lý để có những chẩn đoán chính xác về căn bệnh của mình cũng như những cách điều trị kịp thời và đúng đắn. Đừng chỉ dựa trên những triệu chứng và phán đoán của bản thân mà tự in cho mình chiếc dấu bệnh tật.