Trong lĩnh vực tài chính, “đòn bẩy” là thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên, là công cụ phù hợp cho giới đầu tư thu lợi nhuận. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết cụ thể hơn đòn bẩy tài chính là gì cũng như tiềm năng của đòn bẩy tài chính nhé!
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt FL, là mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu – ROE, hay thu nhập trên một cổ phần thường – EPS.
Đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ là rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trong của vốn chủ sở hữu.
Tóm lại, đòn bẩy tài chính là gì? Công cụ đòn bẩy tài chính được hiểu đơn giản là việc sử dụng vốn vay để đầu tư thay vì sử dụng vốn tự có để đem lại lợi nhuận cho mình.
Theo đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính một cách khôn ngoan sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn. Tuy nhiên, nó cũng như con dao 2 lưỡi, nếu khách hàng áp dụng tốt sẽ thu lợi nhuận, áp dụng không tốt sẽ mang đến nhiều rủi ro. Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp đã bị chính việc quá lạm dụng chiến lược này mà dẫn đến tình trạng nợ nần, thậm chí là phá sản.
Một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về đòn bẩy tài chính là gì?
Đức và Nam cùng mở cửa hàng kinh doanh điện thoại, trong đó:
- Đức có 20.000.000 VND và mua được 10 chiếc điện thoại với giá 2.000.000 VND / chiếc. Như vậy, Đức đang dùng chính số vốn của mình để kinh doanh mà không sử dụng đến đòn bẩy tài chính.
- Mặt khác, Nam cũng có 20.000.000 VND như Đức, nhưng Nam vay thêm 10.000.000 VND để mua 15 chiếc điện thoại cũng với giá 2.000.000 VND / chiếc. Lúc này, Nam đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc kinh doanh của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm về: Đòn bẩy là gì và cách lợi dụng đòn bẩy để kiếm tiền 2021
Các nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
Hiệu ứng đòn bẩy tài chính gồm các nhóm chỉ số sau:
2.1. Tổng nợ / tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Như thế có thể tính được tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số D/A cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Nếu chỉ số này thấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa tận dụng tốt kênh huy động vốn bằng nợ, tức là chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.
Song hệ số này phụ thuộc nhiều vào yếu tố lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp cũng như mục đích vay.
Vì thế, nếu muốn biết tỷ số này cao hay thấp thì phải so sánh với tỷ số trung bình của ngành.
2.2. Hệ số nợ / vốn (D/C)
Hệ số nợ trên vốn D/C đo lường quy mô tài chính của doanh nghiệp, từ đó cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm.
Hệ số D/C cung cấp cho các nhà phân tích và các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quát về sức mạnh tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài chính và tình hình tài chính khả quan của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên vốn của doanh nghiệp cao hơn so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó có thể có tình hình tài chính không khả quan, vì các khoản nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng cũng như mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.
2.3. Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu (D/E)
Hệ số D/E phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp và cho ta biết về tỷ lệ nợ, vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã sử dụng để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình.
Và đây được xem là một trong những chỉ số đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.
Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể gặp rủi ro,khó khăn trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm chính là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Còn khi hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro thấp trong việc trả nợ. Nhưng điều đó cũng phần nào chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh cũng như chưa khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Tóm lại, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo có một tỷ lệ hợp lý nhất.
2.4. Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Hệ số này sử dụng các chỉ tiêu bình quân vì số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là do con số đại diện, nên không phản ánh đúng thực chất những thay đổi cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một kỳ.
Hệ số này cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE. Bởi chúng ta biết ROE có thể được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu bình quân.
2.5. Hệ số chi trả lãi vay
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay của doanh nghiệp càng tốt, và khi lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
Còn nếu trường hợp nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình hoặc có thể do doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế không có khả năng để trả lãi vay.
Công thức đòn bẩy tài chính
Công thức đòn bẩy tài chính:
Trong đó:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Nếu ký hiệu I là lãi vay phải trả sau một số biến đổi chúng ta có công thức sau:
Trong đó:
- F: Chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay)
- v: Chi phí biến đổi một sản phẩm
- p: Giá bán đơn vị sản phẩm
- Q: Số lượng sản phẩm bán ra
Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Sử dụng đòn bẩy tài chính mang đến nguồn lợi nhuận khủng cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn. Chính vì thế, khi sử dụng công cụ này cho các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Chủ doanh nghiệp phải có định hướng tốt để tránh tình trạng khủng hoảng, ngưng động vốn của công ty
- Lựa chọn nơi cho vay vốn uy tín có thể là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, để lãi suất được ổn định và không gặp rủi ro phá sản.
Qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng, đòn bẩy tài chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng có thể đem lại rủi ro. Vì vậy, các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư sinh lời.