Từ “drama” dần trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng mạng xã hội. Vậy Drama là gì? cùng wikiso.net đi “hóng hớt” xem người ta nói về nó như thế nào nhé!
Drama là gì?
Drama trong tiếng anh có nghĩa là “kịch” – những vở kịch, phim chính kịch. Đây là loại phim chính kịch có nội dung chủ yếu nói về quá trình phát triển chiều sâu cảm xúc, nhận thức, diễn biến tâm lí của cặp đôi nhân vật chính về vấn đề tình cảm.
Để làm nên một bộ phim đầy drama phải kết hợp đủ 2 yếu tố vừa bi vừa hài xen. Đặc biệt cần phải có diễn biến tâm lí nhân vật được đẩy lên đỉnh điểm của sự mâu thuẫn có cao trào. Mang đến cho người xem nhiều cảm xúc, như được sống với nhân vật trong phim.
Nguồn gốc của từ Drama?
Drama là từ xuất phát ở Hy Lạp với nghĩa chỉ một hành động, sự việc mang tính kích thích hấp dẫn.
Drama theo nghĩa tiếng Việt là kịch, tuồng – một loại hình nghệ thuật dân gian xưa của người dân Việt Nam. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa bi kịch và hài kịch.
Bên cạnh đó, Drama còn chỉ một loại hình thơ ca từ xa xưa. Mang trạng thái tâm lý kịch tính hồi hộp kết hợp đối chiều với nhiều giai thoại lịch sử và thơ ca. Điều này đã được nhà hiền triết Aristotle từ thế kỉ IV TCN sử dụng trong tác phẩm “Poetics” (nghệ thuật thi ca)
Phim drama là gì?
Phim drama là những bộ phim dài tập có nội dung và tình tiết kéo dài. Phim thường nói về những câu chuyện xây dựng trên tuyến nhân vật thật hoặc hư cấu. Nội dung xoay quanh quá khứ, hiện tại hoặc tương lai về những điều trong cuộc sống, tình cảm, xã hội,…
Phim drama phải đủ 3 yếu tố:
Biên kịch: tác giả câu chuyện
Khán giả: người xem, công chúng, người theo dõi câu chuyện
Diễn viên: Những người tái hiện, thể hiện toàn bộ nội dung câu chuyện, chuyển từ thể tĩnh sang thể động.
Một drama xuất sắc thu hút người xem thì các yếu tố cần có:
Câu chuyện hay: kịch bản hay, sâu sắc
Diễn viên: cần thể hiện tròn vai, thậm chí bị khán giả khen chê ngay cả ngoài đời.
Bối cảnh đẹp/ nét vẽ đẹp (webdrama: truyện tranh/phim hoạt hình). Yếu tố nhỏ hơn là nhạc phim/nhạc kịch hay điều này cũng thu hút người nghe tò mò về nội dung phim.
Sự hài hước: đây là điều mà khán giả nhớ lâu ngoài yếu tố cao trào, mâu thuẫn. Một drama khiến khán giả chuyển cảm xúc từ cười sang khóc và ngược lại thì chắc chắn đó là một drama đỉnh.
Thể loại phim đang hot hiện nay là web drama. Một vài cái tên đình đám mà bạn có thể đã từng xem hoặc nghe tên như: Goblin (Yêu tinh), Hạ cánh nơi anh, ITaeWon Class (tầng lớp Itaewon), điên thì có sao – Phim Hàn Quốc. Phim Trung Quốc như: Yêu em từ dạ dày, Bạn gái lầu dưới xin hãy ký nhận,…
Drama là gì trên Facebook
Hiện nay trên Facebook từ “drama” được rất nhiều người trẻ sử dụng nhằm ám chỉ những tình huống bất thình lình, đan xen những yếu tố hài hước, những câu chuyện bùng nổ.
Ngoài ra từ drama cũng có thể hiểu để chỉ những vụ bóc phốt có tốc độ lan truyền chóng mặt liên quan đến đời tư của các nghệ sĩ, người nổi tiếng trong Showbiz.
Hướng dẫn hít drama cho người mới bắt đầu
Hóng phốt, hít drama là ánh mặt trời soi chiếu cho những ngày tẻ nhạt lướt facebook. Đây là nét độc đáo trong văn hóa mạng Việt Nam gần đây – được đánh giá là top 5 hung hãn nhất thế giới trên mạng xã hội. Sau đây mình gửi tới các bạn tips hóng hớt dram hiệu quả cho những người lần đầu dấn thân vào con đường chông gai này:
Hít hà Drama hot nhất mạng xã hội hiện nay
“Hít Drama” là từ lóng chỉ việc hưởng ứng, tham gia hoặc theo dõi những thông tin gây sốc, các câu chuyện bêu xấu, bóc phốt nhau trên mạng xã hội. “Người hít drama” – Giang Cư Mận thường có tâm lý phấn khích khi thấy các nhân vật chính trình bày, kêu oan, bóc phốt qua lại,…
Có những người dành cả thanh xuân để hóng drama. Tâm lý chung của người Việt là tò mò, nhiều chuyện, thích bàn tán chuyện người khác. Nên chỉ cần có ai bị tố cáo trên mạng xã hội thì newfeed facebook sẽ bội thực về tin tức liên quan xung quanh đến drama đó.
Điển hình tuần vừa qua: “Drama Trà Xanh” là drama hot nhất trên mạng xã hội. Câu chuyện xoay quanh giữa 3 nhân vật nổi tiếng là: Sơn Tùng MTP, Hải Tú, Thiều Bảo Trâm (bạn gái tin đồn của Sơn Tùng).
Lướt 10 tin thì 9,5 tin đều liên quan đến drama này khiến mình quá ngán, chán không thèm lướt Facebook nữa. Các group anti được lập nên để các “anh hùng bàn phím” “nhà khóc thuê thanh xuân” có đất thể hiện. Nghệ sĩ hạng C, D, F, G có tên mà không có tuổi trong showbiz cũng bắt đầu kiếm fame từ drama này. Với màn bóc phốt Sơn Tùng MTP của Quế Vân đi vào lòng đất khiến dân tình càng nể Sơn Tùng hơn.
Bất cứ drama nào của Sơn Tùng nổ ra anh cũng luôn chọn cách im lặng bởi đôi co với khán giả, truyền thông Việt Nam thì có thể tự mình hủy hoại sự nghiệp. Nên drama lần này, Sơn Tùng vẫn im lặng, mình đánh giá rất cao bản lĩnh của “chủ tịch”.
Câu chuyện chẳng có gì chỉ đơn giản là một cái story của Thiều Bảo Trâm, bạn của TBT thế mà CĐM đã biên được hẳn một drama làm điên đảo mạng xã hội tuần qua. Ai đúng ai sai, sự tình như nào thì chỉ người trong cuộc mới rõ nhất nhưng Cộng Đồng Mạng không chịu, vẫn thích khóc thuê, làm thẩm phán online.
Thực tế cho thấy có những người không thần tượng chỉ là “người qua đường”, yêu thích hay ghét kẻ bị phốt hay đi phốt thì cũng vẫn theo dõi, bàn luận thậm chí còn chửi nhau dù chẳng biết đúng sai.
Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin thì tất cả công dân Việt Nam đều có quyền. Nhưng hiện nay quá nhiều thông tin tràn lan thật giả lẫn lộn nên bạn cần tỉnh táo tránh bị dắt mũi. Bởi có những người họ có tình tạo “drama” để đánh bóng tên tuổi. Truyền thông, Showbiz Việt Nam như nồi cám heo cứ nhận tiền là bất chấp lên bài tẩy trắng thành đen. Khán giả dễ dãi, bao dung. Những người chẳng có tài năng gì lên làm trò khùng điên cũng mang danh nghệ sĩ, lâu lâu tạo drama, scandal để tên tuổi được chú ý.
Hậu quả của hít Drama là gì?
Mình đã từng bỏ ngủ nằm lướt tới 3h sáng để hóng drama, ngồi đọc từng cái bình luận trong mấy nghìn bình luận. Đúng theo kiểu cứ chuẩn bị đi ngủ thì “drama” không muốn cho ngủ. Sau vài lần thì thấy thật xàm xí bởi có những drama mình bị dắt mũi như bò, có cả ekip đứng sau làm truyền thông đơm đặt câu chuyện để đánh bóng hoặc hạ bệ một ai đó.
Chắc bạn vẫn còn nhớ câu chuyện nữ sinh chia tay bạn trai bị phát tán clip nhạy cảm trên mạng xã hội. Hậu quả là nữ sinh đó đã tự tử vì không chịu đựng được miệng lưỡi thiên hạ. Đó là câu chuyện minh chứng cho dư luận là con dao 2 lưỡi. Nó có thể cho người ta lên đỉnh cao danh vọng nhưng cũng có thể giết chết người ta bằng lời nói, sự phát tán thông tin, video không chứng thực.
Mình có một lời khuyên cho các bạn rằng. Thế kỉ 21 được 21 năm rồi nên đọc tin tức, lan truyền tin tức trên mạng xã hội phải cảnh giác nhé, đừng để mình là con tốt trong quân bài truyền thông của bất cứ ai. Chẳng ai là hoàn hảo cả, nghệ sĩ cũng như người bình thường có chăng là họ nhiều cảm xúc, được nhiều người chú ý hơn. Nên đừng lấy quy chuẩn của bản thân để áp vào họ. Nếu không thích thì việc đơn giản mà đánh mạnh vào sự nghiệp của họ là không xem, không nghe, không sử dụng các sản phẩm mà họ đại diện nữa.
“Một nửa chiếc bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa” Thời đại công nghệ, truyền thông lên ngôi tin thật giả lẫn lộn hi vọng mọi người đủ tỉnh táo để chọn lọc được thông tin đúng tránh bị ai dắt mũi vì những mưu đồ mục đích cá nhân. Mình đã giải đáp cho bạn “drama là gì?” chắc bạn đã có câu trả lời của riêng rồi. Theo dõi wikiso.net để không bỏ lỡ những thông tin hay ho đấy nhé!