Là một nhà đầu tư hay một chủ doanh nghiệp, trước tiên bạn phải nắm bắt được các số liệu tài chính quan trọng để đo lường hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, EBIT là một trong các số liệu quan trọng. Vậy EBIT là gì? Bài viết này của Wikiso sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, từ đó sử dụng một cách hiệu quả hơn khi đánh giá một doanh nghiệp.
EBIT là gì?
EBIT là gì? EBIT là cụm từ viết tắt của Earnings Before Interest and Tax trong tiếng anh. EBIT dịch ra có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế hoặc lợi nhuận trước thuế, được biểu hiện thông qua lợi nhuận kiếm được từ chính các hoạt động kinh doanh.
Có thể nói chỉ số EBIT rất hữu ích với các doanh nghiệp khi muốn phân tích lợi nhuận trong một giai đoạn kinh doanh bất kỳ. Khi nhìn và chỉ số lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp có thể biết được hiệu quả kinh doanh của riêng mình.
Có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa EBIT và EBITDA. Vậy EBITDA là gì?
EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao. Cũng là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để phân tích tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Công thức tính EBIT
Để tính thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), bạn có thể áp dụng theo công thức sau:
EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động
Chú ý: Trong các bài báo cáo tài chính, chi phí lãi vay thuộc chi phí tài chính nên muốn tính chi phí hoạt động rất khó, do đó có thể áp dụng công thức tính EBIT như sau:
EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Lãi vay
Hiểu một cách đơn giản, EBIT bao gồm các khoản lãi của doanh nghiệp trước thời ffieemr tính các khoản tiền lãi và thuế thu nhập phải trả.
Một ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hình dung về EBIT.
Hiện tại, bạn đang có ý định đầu tư một công ty sản xuất, và họ có những thông tin tài chính cuối năm trước trong báo cáo thu nhập như sau:
- Tổng doanh thu bán hàng: 10.000.000 USD
- Tổng giá vốn hàng bán: 3.000.000 USD
- Lợi nhuận gộp: 7.000.000 USD
Công ty sẽ có các chi phí hoạt động, bao gồm chi phí bán hàng, chung và quản lý. Trong đó:
- Chi phí bán hàng: 2.000.000 USD
Lúc này giá trị EBIT của công ty này là:
EBIT = 10.000.000 – 3.000.000 – 2.000.000 = 5.000.000 USD
Ý nghĩa của EBIT là gì?
Ý nghĩa của EBIT bao gồm:
- EBIT cung cấp cho các nhà đầu tư, kinh doanh thông tin hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà không cần lo lắng đến chi phí lãi vay và thế suất.
- So sánh được năng lực của nhiều công ty khi giao dịch trên sàn chứng khoán
- Phân tích, xác định được các khoản lợi nhuận mà công ty không phải đóng thuế, phân tích được xu hướng lợi nhuận thực sự của các doanh nghiệp
- Nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng có cấu trúc vốn hoặc môi trường thuế khác nhau, từ đó đánh giá được công ty nào tốt hơn đáng để đầu tư hơn.
- Đánh giá về hiệu suất thâm hụt nguồn vốn của công ty
- Có được cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh sau khi đã loại bỏ được các yếu tố về nợ, lãi vay.
Điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (điểm cân bằng EBIT)
Điểm cân bằng EBIT là gì?
Điểm cân bằng EBIT là điểm giao giữa các phương án tài trợ, tại đó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau.
Công thức xác định điểm cân bằng EBIT:
Trong đó:
EBITTI: Điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế
I1: Lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất
I2: Lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ hai
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
SH1: Số cổ phần phổ thông lưu hành nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất
SH2: Số cổ phần phổ thông lưu hành nếu tài trợ bằng phương án thứ hai.
Ý nghĩa của điểm cân bằng EBIT:
- Nếu EBIT thấp hơn EBITI thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường sẽ tạo ra EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ
- Trường hợp EBIT cao hơn EBITI thì phương án tài trợ bằng nợ sẽ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường.
Một số chỉ số liên quan đến EBIT
Để hiểu rõ hơn về EBIT, bạn không thể bỏ qua các chỉ số sau:
5.1. EBIT Margin
EBIT Margin là gì?
EBIT Margin là hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay còn được gọi là hệ số biên lợi nhuận hoạt động, thể hiện hiệu quả quản lý của tất cả chi phí hoạt động, bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí bán hàng và vốn.
Công thức tính EBIT Margin:
EBIT Margin = EBIT / Doanh thu thuần
5.2. Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi được hiểu là chỉ số tài chính giúp đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản vay của công ty.
Công thức của tỷ số này được tính bằng EBIT / chi phí lãi vay
Ý nghĩa của tỷ số khả năng trả lãi:
- Nếu tỷ số > 1 thì có nghĩa là công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay
- Nếu tỷ số < 1 thì có nghĩa công ty vay quá nhiều hoặc hoạt động kinh doanh không hiệu quả
Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý tỷ số khả năng trả lãi chỉ biết khả năng trả phần lãi của công ty đó, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi. Đối với công ty không vay nợ thì không cần tính đến chỉ số này.
5.3. Chỉ số định giá cổ phiếu
Ngoài chức năng đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp, EBIT cũng là thành tố quan trọng trong định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu với chỉ số EV/EBIT.
Trong đó, EV là giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức EV = Vốn hoá thị trường + Tiền nợ – Tiền mặt.
Chỉ số EV/EBIT rất được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp bởi nó bao trùm được vấn đề nợ hay cả tiền mặt. Thường chỉ số EV/EBIT dưới 10 được coi là tốt.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý so sánh 2 công ty trong cùng 1 ngành, bởi như vậy sẽ cho cái nhìn khách quan và chuẩn xác nhất, không máy móc. EV/EBIT cao cũng có thể do công ty được định giá cao nhưng cũng có thể do chất lượng doanh nghiệp tốt, tốc độ tăng trưởng ổn định. Còn EV/EBIT thấp có thể do công ty được định giá thấp nhưng cũng có thể do chất lượng doanh nghiệp kém, nhiều rủi ro. Nếu các yếu tố khác như nhau thì chỉ số EV/EBIT càng thấp càng tốt.
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT – thước đo hiệu quả giúp chủ đầu tư đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đang muốn đầu tư, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nên hay không nên đầu tư.
Mong rằng với những chia sẻ ngắn trong bài viết này phần nào giúp các bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi EBIT là gì, đồng thời hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như điểm cân bằng EBIT. Chúc các bạn đầu tư thành công!