Trí tuệ xúc cảm hay EQ chính là thước đo về sự sáng tạo của con người, là công cụ dùng để miêu tả khả năng của một cá nhân có thể nhận biết cảm xúc của mình và những người xung quanh. Bài viết này Wikiso sẽ giải đáp chi tiết EQ là gì và dấu hiệu của người có EQ thấp như thế nào.
Giải đáp EQ là gì?
EQ được viết tắt của từ Emotional Quotient, đây là một chỉ số cảm xúc, là một đại lượng dùng để do lường trí tưởng tượng hay sự sáng tạo của con người. Và để biết được chỉ số EQ của mình là bao nhiêu thì bạn cần phải tham gia các bài test EQ và kiểm tra EQ của mình như thế nào.
Đối với những người có chỉ số EQ cao thì họ thường sẽ có khả năng nhận biết, đánh giá và khả năng điều tiết cảm xúc của bản thân vô cùng tốt. Cho nên với những người có EQ cao thì họ thường rất thành công và trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Và khi đó họ sẽ luôn tự biết đánh giá về bản thân mình, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình và của người khác, họ đồng cảm và hiểu được cảm xúc của những người xung quanh, họ luôn có khả năng giữ được bình tĩnh, lạc quan ngay cả khi họ đang gặp khó khăn hay thử thách trong công việc và cuộc sống.
Những ai có chỉ số EQ cao có cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học, nhờ có lối sống lành mạnh và suy nghĩ, quyết định đúng đắn.
Dấu hiệu của những người có EQ thấp
Hay bị stress
Đối với người có chỉ số EQ thấp thì sẽ thường không kiềm chế được cảm xúc của mình, dễ dàng rơi vào tình trạng căng thẳng và lo lắng, khi đó họ sẽ có xu hướng bị trầm cảm, lạm dụng vào các chất gây nghiện hay có ý định tự tử gấp đôi so với người bình thường.
Rất khó để khẳng định bản thân
Đối với người có chỉ số EQ cao thì sẽ biết cân bằng sự động cảm, cứng rắn hay mềm mỏng, khi đó họ sẽ biết rõ ranh giới của các vấn đề đó nằm ở đâu. Cho nên họ sẽ có thể dễ dàng xử lý được những xung đột hay khó khăn khi nó xảy ra. Người có chỉ số EQ thấp sẽ dễ bị kích động, phản ứng trước những tình uống trở nên tiêu cực hay bị động.
Vốn từ về cảm xúc hạn chế
Người có chỉ số EQ cao là người có vốn từ cảm xúc lớn, và theo các nghiên cứu mới đây thì chỉ có 36% những người tham gia khảo sát mới có thể diễn tả đúng cảm xúc xuất hiện ở trong mình.
Luôn bảo thủ quan điểm
Đối với người có EQ thấp thì sẽ nhanh chóng đưa ra quan điểm của mình, luôn cố chấp bảo vệ quan đó đó mà bỏ đi những bằng chứng mang tính phản diện, và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của người có chỉ số EQ thấp.
Cố lưu giữ thù hằn
Một trong những nguyên nhân gây ra stress lớn hiện nay đó chính là luôn luôn cố níu giữ thù hằn, có sự ảnh hưởng tiêu cực rất lớn cho sức khoẻ của bản thân.
Thường bị ám ảnh bởi sai lầm
Theo các nghiên cứu mới đây cho rằng người có chỉ số EQ cao sẽ rất ít bị ám ảnh bởi những sai lầm của mình, bởi họ luôn có xu hướng buông bỏ nhưng lại không lãng quên bởi họ cho đó là bài học kinh nghiệm cuộc sống của mình. Nhưng với người có chỉ số EQ thấp thì họ lại hay bị ám ảnh hay sợ hãi, họ thường cố lãng quên những sai lầm và khi đó họ lại càng dễ bị lặp lại những sai lầm đó.
Dễ tự ái
Đối với người có EQ thấp thì họ sẽ thay bị thiếu tự tin vào bản thân, họ sẽ không hiểu được bản thân của mình, cho nên họ sẽ rất khó để phân biệt được ranh giới những sự hài hước và bị xúc phạm.
Điểm khác nhau giữa chỉ số IQ và EQ là gì?
IQ là viết tắt tiếng anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.
Đối với người bình thường chỉ số IQ sẽ là từ 85 – 115. Một số trường hợp vượt trội sẽ có IQ cao hơn. Khi có IQ cao người đó sở hữu một trí tuệ vô cùng tuyệt vời, họ có thể giải quyết được những vấn đề hóc búa trong cuộc sống mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy những ai có chỉ số IQ cao rất dễ để thành công trong học tập và sự nghiệp.
Bên cạnh đó, do có thể thành công dễ dàng hơn so với mọi người nên trong một số trường hợp những người có IQ cao thường tự mãn về bản thân xem nhẹ người khác và khó gần gũi với người xung quanh.
EQ và IQ đều là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một con người. Theo các chuyên gia, để trở thành một người thành công thực sự, chúng ta cần đến 80% EQ và 20% của IQ. Chỉ số IQ cao sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tư duy, tính toán một cách chính xác. Và chỉ số EQ cao giúp chúng ta bình tĩnh đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa hơn, mang lại lợi ích chung.
Khi đi xin việc nếu sở hữu IQ cao sẽ giúp bạn dễ dàng được nhận. Nhưng để làm việc được lâu dài, có khả năng thăng tiến thì chúng ta phải cần đến EQ.
Không phải bất cứ ai thành công đều có IQ cao mà là người có khả năng thuyết phục dẫn dắt được người khác theo mình.
Vậy nên không thể nói rằng IQ hay EQ quan trọng hơn, mà chúng ta cần biết cân bằng và tư duy đúng khi nào nên vận dụng IQ và khi nào cần EQ. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.
Như vậy, bài viết đã giải đáp đến các bạn chỉ số EQ là gì và những dấu hiệu của người có chỉ số EQ thấp. Hi vọng sau khi đọc bài viết bạn đã có những sự hiểu biết nhất định về chỉ số EQ. Nếu còn gì thắc mắc hãy để lại câu hỏi WIkiso sẽ giải đáp giúp bạn.