GPA là gì? Đây là điểm mà có yếu tố quyết định đến sự nghiệp học hành của bạn. Mọi sự nỗ lực, cố gắng đều thể hiện qua GPA. Cùng wikiso.net đi tìm hiểu chi tiết về GPA nhé
GPA là gì?
GPA được viết tắt từ cụm tiếng Anh: Grade Point Average.
GPA là điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên trong 1 kỳ hoặc 1 năm học. Chỉ số đánh giá kết quả học tập theo hệ thống giáo dục Mỹ.
Nhờ điểm GPA, nhà trường và người học có cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như sự nỗ lực, cố gắng trong học tập.
Thang điểm GPA hiện nay ở Việt Nam
Thang điểm được dùng phổ biến và nhiều là thang điểm 4 (thệ hệ thống giáo dục Mỹ). Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi quốc gia, có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá, phân loại học sinh/sinh viên và có bảng quy đổi điểm và thang điểm GPA.
Đối với các quốc gia phương Tây thì họ sử dụng thang điểm chữ gồm 5 bậc cơ bản (A, B, C, D, F). Mỗi nước là có quy chế riêng chia nhỏ từng mức ví dụ như A, A+; B, B+
Hiện tại, hệ thống giáo dục Việt Nam đang sử dụng 3 thang điểm là thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4 như sau:
Thang điểm 10
Đây là thang điểm thường được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, phổ thông và các trường trung cấp/cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo niên chế (thời khóa biểu bắt buộc theo kỳ hoặc năm)
- Cách thức phân loại học sinh THCS và THPT được đánh giá theo kết quả học lực học kỳ và cả năm:
Học lực giỏi phải đủ 3 điều kiện sau:
+ Điểm trung bình (GPA) các môn tối thiểu là 8,0
+ Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 8,0. Học sinh trường không chuyên phải có điểm trung bình môn Toán hoặc Văn tối thiểu là 8,0
+ Điểm trung bình môn của các môn còn lại phải từ 6.5 trở lên
Học lực loại khá:
+ Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 6,5
+ Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 6,5. Học sinh các trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Văn phải đạt tối thiểu là 6,5 trở lên
+ Điểm trung bình các môn còn lại phải bắt buộc từ 5.0 trở lên
Học sinh trung bình:
Điểm trung bình các môn học còn lại tối thiểu là 5,0
Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 5.0, học sinh các trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Văn tối thiểu phải từ 5.0 trở lên
Điểm trung bình các môn còn lại phải từ 3.5 trở lên.
Yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3.5 trở lên và tất cả các môn học đều có điểm GPA môn trên 2.0
Kém: Các trường hợp còn lại
- Cách phân loại sinh viên
Thang đánh giá kết quả học tập của học kì, năm học, khóa học theo điểm trung bình chung các học phần:
Đối với các môn có điểm không đạt bạn có thể bị thi lại hoặc học lại tùy theo quy chế đào tạo của từng trường.
Thang điểm chữ
Đây là hình thức đánh giá phân loại kết quả học tập phổ biến nhất hiện nay, qua đó đánh giá từng học phần/ môn học của sinh viên bậc cao đẳng/ đại học
mà áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ (tự đăng ký học phần)
Điểm A : giỏi
Điểm B+: khá giỏi
Điểm B: loại Khá
Điểm C+: loại trung bình khá
Điểm C: loại Trung bình
Điểm D+: loại trung bình yếu
Điểm D: loại Yếu
Điểm F: loại Kém (không đạt)
Ở thang điểm chữ này khi bạn bị 1 môn điểm F thì sẽ phải học lại hoặc thi lại tùy theo quy chế đào tạo của từng trường, học phí của tín chỉ đó sẽ nhân 1,5 lần. Cảm giác học ở RMIT mà học lại lại 1 môn thôi chắc sang chấn tâm lý mất (như trường mình bị F là học lại thẳng cẳng, không được đóng tiền thi lại, huhu)
Thang điểm 4
Ở thang điểm này chủ yếu dùng để tính GPA học kỳ, năm học và điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc đại học/cao đẳng áp dụng quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:
GPA từ 3.6 – 4.0 : xuất sắc
GPA từ 3.2 – 3.59 : giỏi
Từ 2.5 – 3.19: khá
Từ 2.0 – 2.49: trung bình
Dưới 2.0: Yếu
Cách tính GPA đại học như sau:
Cách tính GPA này giống với cách tính GPA đang được áp dụng trên hệ thống giáo dục nước Mỹ:
Bên cạnh đó điểm trung bình môn ở Việt Nam phần lớn được tính như sau
GPA môn học = 10% điểm chuyên cần + 30% điểm giữa kỳ + 60% điểm cuối kỳ
Cách tính GPA THPT (dành cho những bạn làm hồ sơ du học)
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm cấp 3 của bạn lần lượt là: 7.0; 8.0; 8.2 thì điểm GPA của bạn sẽ là:
GPA = (7.0 + 8.0 + 8.2)/3 = 7.73
Theo thang điểm 10 thì GPA của bạn là 7.73
Cách quy đổi điểm GPA qua các thang điểm
Hiểu được GPA là gì? Cách tính GPA rất quan trọng và cần thiết trong sự nghiệp học hành của chúng ta. Sẽ có đôi lần chúng ta phải dùng đến nó đó. Hi vọng với những thông tin trên giúp ích cho bạn. Điểm GPA có ý nghĩa lớn là cơ sở để đánh giá sự phấn đấu, cố gắng trong từng bậc học của chúng ta. Đừng quên follow wikiso để cập nhật nhiều thông tin hay.