Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: “hiệu ứng nhà kính là gì?” tại sao mà hiệu ứng nhà kính tăng lại đe dọa tới sự tồn vong của Trái Đất. Sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, các nhà khoa học đưa ra nhiều cảnh báo về hiệu ứng nhà kính. Cùng wikiso.net đi giải đáp qua bài viết này nhé
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect). Đây là hiệu ứng làm cho không khí Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ nóng lên lại bức xạ sóng dài khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Ví dụ: Trái đất như cái nhà kính hấp thụ ánh mặt trời, nguồn năng lượng này được hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái nhà bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Khiến toàn bộ không gian ngôi nhà nắng lên.
Khí nhà kính sẽ có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt Trời, không cho nó bức xạ. Nếu lượng khi này tồn tại vừa phải sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng, nhưng hiện nay việc gia tăng quá nhiều khí nhà kính trong bầu khí quyển nên khiến Trái Đất nóng lên.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính bởi:
Hiệu ứng nhà kính hình thành từ việc bức xạ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển rồi chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ sẽ khiến mặt đất nóng lên, bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho nhiệt độ không khí tăng lên.
Khí CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ trái đất, chúng sẽ làm cho trái đất giống một nhà kính lớn. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu ứng này đã làm cho trái đất nóng lên 38 độ C
Theo ước tính của các nhà khoa học thì khoảng 50 năm nữa nhiệt độ trái đất tăng lên khoảng 1,5 đến 4,5 độ. Băng đang tan nhiều ở 2 cực khiến mực nước biển tăng.
Thực trạng đáng báo động
Các khí nhà kính như hơi nước, carbon dioxide, metan, oxit nitơ và ozon trong khí quyển có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất nên khi được chiếu sáng bằng ánh mặt trời, sau đó sẽ phân tán nhiệt lại cho Trái Đất gây nên hiệu ứng nhà kính
Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ Trái Đất nếu không có chúng bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại là 33 độ
Những tác hại của hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu, trái đất nóng lên gây ra những hệ lụy đáng lo ngại cho xã hội và con người
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước ở trái đất:
Chất lượng nước và số lượng của nước uống, sinh hoạt đang dần cạn kiệt. Hiện nay có ⅓ dân số thế giới bị thiếu nước, các chuyên gia dự đoán tới năm 2025 có khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước trầm trọng.
Không đủ nước cho các ngành công nghiệp (thủy điện, luyện kim,…) nông nghiệp (tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản,…) lâm nghiệp (cháy rừng, hạn hán)
Sinh vật
Rất nhiều loại vật đã bị tuyệt chủng hoặc ở trong sách đỏ, đặc biệt là gấu ở Bắc Cực bị đói và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nó báo động tình trạng mất cân bằng với các loài trên Trái Đất, môi trường sống dần bị thu hẹp.
Hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan ở hai cực và nước biển dâng dẫn đến tình trạng lũ lụt. Nhiệt độ tăng khiến băng tan, làm cho mặt nước biển cao hơn 1m. Hiện tại có hơn ⅓ dân số thế giới sống ở vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều. Dần xóa sổ nhiều thành phố càng và các đảo nổi.
Con người
Xuất hiện nhiều loại bệnh lạ, năm 2020 vừa qua là 1 năm đáng quên của nhân loại khi chứng kiến dịch bệnh Covid-19 khi đã leo rank gần 100 triệu người mắc và gần 2 triệu người tử vọng.
Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kỳ dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Gây ra thảm họa, thiên tai
Các thảm họa kép diễn ra thường xuyên hơn: động đất – sóng thần ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Khí hậu trái đất nóng lên khiến cháy rừng ở Úc và rừng Amazon
Một số nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên
Hiệu ứng nhà kính
Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ozon. Tầng ozon trải lên bao phủ lên bề mặt trái đất vô cùng mỏng nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
Thủng tầng ozon sẽ làm đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái, sẽ làm giảm nhiệt độ ban ngày, tăng nhiệt độ ban đêm dẫn tới ngày nóng, đêm lạnh
Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế. Họ chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế mà không quan tâm tới môi trường. Rất nhiều công ty, nhà máy xả thải, chất độc chưa qua xử lý ra môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô,…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí CO2 và khói bụi
Lượng khí CO2 quá nhiều trong khí quyển + ánh mặt trời chiếu vào khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên.
Rừng bị tàn phá dã man
Theo sinh học thì lượng CO2 là chất để cây quang hợp tạo ra O2 cho sự sống của con người. Tuy nhiên lượng cung CO2 lại nhiều gấp n lần lượng cần CO2. Cây cối, rừng nguyên sinh bị tàn phá mạnh, số lượng trồng lại không nhiều.
Diện tích rừng bị thu hẹp rất nhiều khiến nhiệt mặt trời chiếu xuống trực tiếp mặt đất sẽ hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc vào mùa hè và xảy ra lũ lụt, sạt lở vào mùa mưa
Những biện pháp làm giảm nguy cơ hiệu ứng nhà kính
Trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng bừa bãi
Đây là một trong nhiều biện pháp quan trọng để bảo vệ trái đất. Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. Tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc đặc biệt là những loại cây làm giảm lượng CO2 trong bầu khí quyển. Từ đó làm giảm được hiệu ứng nhà kính
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng
Việc tiết kiệm các năng lượng như điện, xăng dầu, than củi,… cùng các tài nguyên như nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản,… trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Tiết kiệm điện – Tắt khi không sử dụng
Điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) và sinh ra lượng lớn khí CO2.
Do đó tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Luôn niệm chú trong đầu: “Tắt khi không sử dụng – vì tương lai con em chúng ta” Không những tiết kiểm được chi phí tiền điện, tiền nước mà con tiết kiệm năng lượng cho thế giới, giúp bảo vệ môi trường.
Tích cực sử dụng ánh sáng tự nhiên, các bóng đèn tiết kiệm điện và tắt các thiết bị điện không cần thiết.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Hiện nay nhiều nhà môi trường học đã tìm kiếm được các nguồn năng lượng thay thế năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Việc tạo ra và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt,…
Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng
Con người ngày càng thích sống xanh, gần gũi với thiên nhiên. Xu hướng “ngôi nhà xanh” rở rộ trong thời gian gần đây và có thể tăng lên trong tương lai. Các tòa nhà thân thiện với môi trường sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, giảm được lượng khí thải nhà kính
Việc đường xá giao thông sạch sẽ thông thoáng giúp các phương tiện đi lại dễ dàng hạn chế được lượng khói bụi thải ra.
Hạn chế phương tiện cá nhân, tích cực sử dụng phương tiện công cộng
Theo nhiều nhà khoa học thì lỗ thủng tầng Ozon được thu hẹp lại do 2020 trên toàn thế giới các hoạt động công nghiệp, đô thị, kinh tế bị ngưng trệ do Covid. Việc giãn cách xã hội hạn chế ra khỏi nhà khiến lượng khí thải từ các phương tiện xe cộ giảm đi đáng kể.
Một gợi ý cho bạn là nếu lốp xe căng có thể cải thiện hơn 3% lượng xăng của bạn, không chỉ giúp tiết kiệm tài chính mà còn giúp giảm 20kg CO2 trong khí quyển
Sử dụng đồ tái chế
Sử dụng đồ tái chế cũng là cách góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải ra trái đất. Các loại đồ có thể tái chế như giấy, nhựa, báo thủy tinh và lon nhôm,… Việc sử dụng đồ tái chế bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.
Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh việc tuyên truyền bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhiều người biết. Bắt tay thực hiện các dự án cộng động liên quan tới môi trường để không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hô hào.
Đã tới lúc chúng ta cần nhìn nhận lại những gì mà con người đã làm tổn thương hành tinh mong manh của chúng ta rồi. Không bây giờ thì bao giờ mới hành động! Hãy hành động vì hôm nay, ngày mai tương lai con em chúng ta, để thế hệ mai sau được sống khỏe mạnh.
Hi vọng với những thông tin wikiso cung cấp bạn đã trả lời được “hiệu ứng nhà kính là gì?” Và cần làm gì để bảo vệ Trái đất của chúng ta. Hãy hành động ngay hôm nay vì thế giới tươi đẹp ngày mai.