ICP là viết tắt của Internet Computer Protocol – một trong những dự án đang được rất nhiều người quan tâm ở thời điểm hiện tại. Vậy, ICP là gì mà lại có sức hút đến vậy? Hãy cùng Wikiso tìm hiểu nhé!
Internet Computer ICP là gì?
Internet Computer Protocol ICP được phát triển bởi Dfinity Foundation, là một giao thức Blockchain có khả năng quản lý và vận hành một mạng lưới dữ liệu bằng các node được chạy trên các máy chủ trên toàn thế giới. ICP sử dụng các smart contract có tên là các canisters để tạo ra một Blockchain có khả năng mở rộng cao và phát triển ứng dụng dễ dàng, hiệu quả.
Nói sơ qua về Dfinity Foundation, đây là một tổ chức phi lợi nhuận, thành lập từ năm 2016, với 3 cơ sở nghiên cứu trên thế giới. Cho đến hiện tại đã có 188 thành viên trong tổ chức này. Hiện tại, Dfinity Foundation hướng tới mục tiêu duy nhất đó là phát triển giao thức Internet Computer, nhằm cải tiến những khuyết điểm của hệ thống internet hiện tại qua việc thay thế sự tồn tại của server đám mây bằng một server phi tập trung khác, được vận hành bởi các validators.
ICP là trung tâm dữ liệu có tính phi tập trung, không phụ thuộc vào bất cứ một hệ thống máy tính nhỏ lẻ nào, mà nó hoạt động bằng sự đóng góp của tất cả các máy tính cá nhân trong hệ thống. Điều này giúp bảo mật mạng lưới được bảo đảm, cũng như khiến cho quá trình phát triển frontend website trở nên dễ dàng hơn khi người dùng có thể truy cập ứng dụng qua các trình duyệt web và điện thoại.
Quá trình phát triển Internet Computer Protocol ICP
ICP được phát triển thông qua nhiều giai đoạn từ khi được Dfinity Foundation bắt đầu hình thành và phát triển. Cụ thể:
- Copper: Dfinity cho ra mắt phiên bản đầu tiên của ICP, mang tên Dfinity Canister SDK (V0.3.0). Cùng với đó họ cũng cho ra mắt một ngôn ngữ lập trình mới đạt chuẩn cho việc phát triển dự án trên nền tảng mới này, sử dụng WebAssembly.
- Bronze: Ra mắt World Economic Forum – nền tảng mạng xã hội đầu tiên được phát triển trên ICP, mang tên là LinkeUp (phiên bản trên web mở của LinkedIn). Cũng trong giai đoạn này, một số ứng dụng demo khác cũng được khởi chạy trên ICP.
- Tungsten: Giai đoạn này cho phép các nhà phát triển có thể tham gia xây dựng dApp trên nền tảng ICP. Hệ sinh thái các cơ sở hạ tầng phục vụ nhà phát triển trên nền tảng được mở rộng một cách nhanh chóng. Hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như Tungsten Hackathon 48 giờ.
- Sodium: Ra mắt hệ thống quản trị thuật toán NNS nhằm phục vụ quá trình quản trị nền tảng. Theo đó, các validators muốn đóng góp vào bảo mật của nền tảng cần phải được hệ thống này xác nhận và cấp phép. NNS cũng cần xử lý việc trao thưởng cho các validators và delegators, từ đó đưa token ICP vào vận hành.
- Mercury: Mainnet của ICP ra mắt. Thời gian ra mắt được Dfinity thông báo lần đầu tiên vào năm 2018, nhưng lùi lại vào cuối năm 2020. Cuối cùng thì dự án thông báo sẽ cho ra mắt public mainnet vào 07/05/2021.
Điểm nổi bật của Internet Computer Protocol ICP là gì?
Cấu trúc ICP bao gồm 4 tầng như hình bên dưới. Thông qua đó, các smart contract được gọi là canisters, người dùng và các nhà phát triển có thể triển khai code, lưu trữ dữ liệu trên tầng trên cùng – Internet Computer Protocol.
Sau khi tương tác với Protocol, dữ liệu sẽ đi xuống hai tầng dưới bao gồm ICP Protocol, IP / Internet và tới Trung tâm dữ liệu người dùng.
Sử dụng ICP sẽ cho phép người dùng tạo các website, phát triển dApps, hệ thống bằng cách đưa thẳng các dữ liệu phát triển lên trên mạng internet mở.
Thông qua Network Nervous System (NNS) được phát triển bởi Dfinity Foundation, các nhà phát triển và người dùng có quyền quyết định dữ liệu của mình được ai truy cập, trao lại quyền quản lý dữ liệu cho người dùng cuối. Bởi vậy, thông tin của người dùng dApp sẽ không rơi vào tay các chủ server, các nhà phát triển server như: Facebook, Google,…
Để được chạy node trên nền tảng ICP, các validator phải được cấp chứng nhận DCID (Data Center Identity) thông qua cơ chế quản trị bằng thuật toán của hệ thống NNS (Network Nervous System).
Dfinity Foundation nói rằng, khả năng thực hiện giao dịch trên nền tảng của họ sẽ chỉ tốn 3 đến 5 giây – một con số có thể nói là đáng ngưỡng mộ so với nền tảng Ethereum hiện tại.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giới thiệu sơ qua về ICP là gì mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Đừng quên truy cập website Wikiso.net của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!