Có nhiều người vẫn không biết rõ được IP là gì và những loại IP nào đang hiện hành. Biết rõ về địa chỉ IP thì sẽ hỗ trợ bạn nhiều hơn trong công việc nếu cần thiết. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn từ A – Z về IP và cách tìm các loại IP. Hãy cùng theo dõi trong bài viết nhé.
IP là gì?
IP thực chất là một từ ngữ chuyên ngành, được viết tắt của từ Internet Protocol, thuật ngữ này dùng để làm số định danh nhằm nhận dạng những thiết bị trong bộ phận cứng của mạng. Địa chỉ IP cũng cho phép những thiết bị có thể giao tiếp với nhau trong môi trường có mạng Internet.
Trong kết nối mạng thì các thiết bị phần cứng bắt buộc phải có địa chỉ IP, như vậy thì nó mới cơ thể giao tiếp được với nhau. Cũng có thế hiểu theo cách nói khác là địa chỉ IP giống như địa chỉ nhà của doanh nghiệp, cá nhân,hay là một tổ chức khi sử dụng Internet.
Địa chỉ IP được tạo ra và quản lý trực tiếp bởi tổ chức IANA (Tổ chức cấp phát số hiệu Internet). Khi tạo ra rồi thì IANA sẽ có trách nhiệm phân chia nhỏ ra và chia thành khối cho các quốc gia sử dụng internet. Có thể nói rằng IANA là cấp độ quản lý địa chỉ IP toàn cầu.
Khi được về mỗi quốc gia rồi thì các dải IP sẽ được chia nhỏ hơn cho các nhà kinh doanh dịch vụ internet hay các công ty.
Hình thức chuẩn của địa chỉ IP là có 4 nhóm chữ số khác nhau, các nhóm đấy sẽ được ngăn cách bằng dấu chấm. Bạn có thể nhìn qua ví dụ này 151.101.65.121
Một vài trường hợp đặc biệt khác thì địa chỉ IP cũng sẽ có dạng như là 2001:4860:4860::8844
Những lưu ý về IP là gì?
Ưu điểm lớn nhất và cũng là một trong những mục đích ra đời của IP là kết nối thông tin, kết nối được thông tin chính là giúp người dùng có thể tiếp cận được với mạng lưới Internet. Ngoài ra thì địa chỉ IP còn có vai trò hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý hệ thống mạng, nguyên nhân là mỗi máy tính sẽ có một địa chỉ IP riêng biệt.
Nhưng nó cũng có nhược điểm chứ không phải chỉ có ưu điểm, đó là các hacker có thể xâm nhập được vào máy tính cá nhân của bạn thông qua địa chỉ IP. Nguyên nhân là do hoạt động của bạn trên máy tính nào của bạn từ trước đến nay đều sẽ bị lưu lại ở địa chỉ IP, chính vì vậy nếu như đối tượng xấu truy cập được vào máy tính của bạn thì rất dễ tạo điều kiện cho chúng làm những hành động sai trái.
Vai trò của địa chỉ IP là gì
Có thể điểm qua những ưu điểm vai trò của địa chỉ IP như sau:
Thứ nhất IP có vai trò cung cấp định danh, giúp có thể nhận dạng được thiết bị được kết nối mạng. Bạn có thể hiểu dễ hiểu hơn là nó như là địa chỉ nhà riêng của bạn, nhờ đó người ta có thể đến nhà bạn và nhận dạng bạn. Cũng như vậy, địa chỉ IP chính là thứ để phân biệt các thiết bị mạng Internet.
Nếu chư hiểu thì bạn có thể tham khảo qua vid dụ sau: Ví dụ là bạn gửi một kiện hàng cho người quen của mình đang sinh sống ở khu vực hoặc quốc gia khác khong phải Việt Nam. Bên cạnh các thông tin như tên tuổi, số điện thoại, chứng minh thư,… thì địa chỉ nhà chính là cái bạn cần cung cấp chính xác để tra cứu thông qua danh bạn và kiện hàng có thể đến được với bạn.
Thì cái quy trình gửi dữ liệu ở trên mạng Internet cũng giống như vậy. Chỉ có điều là nó không dùng danh bạ để tra cứu địa chỉ thực ngời đời của bạn mà nó chỉ dùng máy tính chủ DNS để có thể tìm ra được Hostname và từ đó tìm ra địa chỉ IP.
Các loại địa chỉ IP hiện hành.
Hiện nay thì các địa chỉ IP sẽ được chia bằng mục đích sử dụng, cụ thể thì có các loại địa chỉ IP như:
- Địa chỉ IP Public (địa chỉ IP công cộng)
- Địa chỉ IP Private (địa chỉ IP riêng)
- Địa chỉ Static IP (địa chỉ IP tĩnh)
- Địa chỉ Dynamic IP (địa chỉ IP động)
Mỗi loại địa chỉ IP đều có thể là IPv4 hay là Ipv6.
Cụ thể thì địa chỉ IP riêng hay còn gọi là IP Private được sử dụng bên trong một mạng. Bạn cứ hiểu nó giống như mạng sử dụng trong mỗi hộ gia đình. IP riêng thì được sử dụng như một cách để cho các thiết bị có thể giao tiếp với bộ định tuyến (router) và nó cũng có thể giao tiếp được với tất cả các thiết bị khác trong mạng riêng. IP Private được thiết lập theo 2 cách là thủ công hoặc được bộ định tuyến gán tự động.
Địa chỉ IP công cộng hay còn gọi là địa chỉ IP Public, loại địa chỉ IP này được sử dụng bên ngoài mạng. Nó được các nhà cung cấp dịch vụ mạng chỉ định. Nó có thể được sử dụng trong hộ gia đình hay là doanh nghiệp đều được. Nó cũng dùng để có thể giao tiếp với các thiết bị đang kết nối internet.
Còn về địa chỉ IP tĩnh hay địa chỉ IP động thì nó đều có thể là địa chỉ IP riêng và địa chỉ IP công cộng. Như đã nói ở trên thì tùy vào mục đích sử dụng thì nó có thể chia ra địa chỉ đó là tĩnh hay động. Nếu như IP đó được gán bởi máy chủ DHCP thì nó được xếp vào loại địa chỉ IP động (Dynamic IP). Còn nếu như thiết bị không được kích hay không hỗ trợ DHCP thì có nghĩa là nó là địa chỉ IP IP tĩnh (Static IP) và nó được gán thủ công.
Hướng dẫn tìm địa chỉ IP
Cách tìm địa chỉ IP công cộng (IP Public)
Tìm địa chỉ IP công cộng thì khá là dễ, có khá nhiều cách. Nhưng mà có thể nói tiện dụng và nhanh nhất, được sử dụng nhiều nhất chính là cách sử dụng các trang web cho phép người dùng tìm kiếm địa chỉ IP. Có thể kể đến một vài trang web tiêu biểu như IP Chicken, WhatsMyIP.org, hay WhatIsMyIPAddress.com. Bạn có thể yên tâm sử dụng vì những trang web trên đây đều có thể hoạt động trên tất cả các thiết bị được kết nối mạng hỗ trợ trình duyệt web. Bạn có dùng điện thoại, iPod, laptop hay máy tính,… thì vẫn sử dụng được.
Cách tìm địa chỉ IP Riêng (IP Private)
Nếu như bạn đang dùng máy tính chạy hệ điều hành WIndows thì rất dễ dàng để tìm kiếm địa chỉ IP, bạn hãy dùng lệnh ipconfig thông qua Command Prompt là có thể tìm được rồi.
Nếu như bạn đang dùng máy tính chạy hệ điều hành Linux thì để tìm kiếm địa chỉ IP bạn hãy dùng cửa sổ Terminal, tiếp đến là nhập lệnh hostname -I (I viết hoa), ifconfig, hoặc ip addr show là có thể tiến hành tìm kiếm được rồi.
Nếu như bạn đang dùng máy tính chạy hệ điều hành macOS thì bạn cũng đơn giản chỉ cần sử dụng lệnh ifconfig để tìm địa chỉ IP cục bộ, chỉ thao tác vài chục giây mà thôi.
Còn trong trường hợp bạn không dùng máy tính cây hay laptop mà bạn dùng các thiết bị di động như iPhone, iPad,.. thì nó sẽ hiển thị địa chỉ IP riêng trong menu Wifi. Bạn chỉ cần vào phần cài đặt của thiết bị di động đó và nhấn chọn biểu tượng chữ “i” nhỏ nằm ngay bên cạnh kết nối mạng là có thể xem được địa chỉ IP rồi.
Bên cạnh đó nếu như bạn dùng các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android thì để xem địa chỉ cục bộ bạn hãy truy cập vào mục Settings (cài đặt). Tiếp đến bạn hãy chọn vào mục Wifi. nếu như không được thì bạn hãy vào mục Settings (cài đặt) và chọn tiếp vào mục Wireless Controls (kiểm soát truy cập), lúc này bạn chỉ cần vào lệnh Wifi settings (cài đặt Wifi). Bạn đang truy cập thiết bị Wifi nào thì cứ nhấn vào thiết bị wifi ấy là trên màn hình đã xuất hiện địa chỉ IP rồi.
Như vậy bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc IP là gì và cách tìm địa chỉ IP. Những loại địa chỉ IP đang hiện hành bây giờ. Hi vọng bài viết đã cung cấp được đến bạn một kiến thức mới mẻ và bổ ích. hãy thường xuyên theo dõi web wikiso.net để có thể cập nhật được nhiều thông tin, kiến thức chính xác và thú vị hơn.