Để thành lập một doanh nghiệp công ty thì không thể bỏ qua mô hình JSC. Vậy jsc là gì? Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần là gì cùng wikiso.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết này!
jsc là gì?
JSC là từ viết tắt của cụm từ “Joint Stock Company” có nghĩa là Công ty cổ phần.
JSC là công ty gì? Thì nó chính là công ty cổ phần trong hệ thống các mô hình doanh nghiệp công ty ở Việt Nam
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được phát hành ra thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần thì được gọi là cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn góp đã cam kết vào doanh nghiệp
Để được gọi là Công ty cổ phần cần đáp ứng các tiêu chí sau: số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên, vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau
Hiện nay có rất nhiều loại hình thành lập công ty nhưng hình thức JSC vẫn được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư lựa chọn bởi nhiều yếu tố
Ưu điểm và nhược điểm của Jsc là gì?
Ưu điểm
- Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro của các cổ đông thấp, chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ.
- Có thể tồn tại ổn định và lâu bền.
- Khả năng hoạt động của CTCP rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
- Cơ cấu vốn của CTCP hết sức linh hoạt và khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng.
Hạn chế
- Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng các cổ đông lớn.
- Việc thành lập và quản lý phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Cơ cấu tổ chức quản lý của JSC (công ty cổ phần) là gì?
Khi thành lập công ty cổ phần bạn có thể lựa chọn và quản lý theo 2 mô hình sau:
Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lí điều hành công ty.
Chú ý:
Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ghi chú:
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị phải có từ 3 đến 11 thành viên và thành viên hội đồng quản trị không bắt buộc là cổ đông của công ty.
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết). Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mà có nhiều hơn một người đại diện thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu của mỗi người đại diện.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty
Có thể được hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm một trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Họ là những người trực tiếp điều hành công việc kinh doanh của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ được giao
Ban kiểm soát:
Ban này có từ 3 đến 5 thành viên (nếu có), nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá 5 năm, thành viên của ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên của ban kiểm soát phải cư trú tại Việt Nam. Trưởng ban kiểm soát phải là kết toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp trực tiếp làm việc chuyên trách tại công ty.
JSC tuy là mô hình cũ nhưng nó vẫn được khá nhiều các công ty doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn. Hy vọng những thông tin trên đủ để giải thích cho bạn hiểu về JSC là gì? Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần là gì? Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật nhiều thông tin hay ho nhé!