Khấu hao tài sản cố định đặc biệt quan trọng, có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Tại sao lại doanh nghiệp cần phải khấu hao tài sản cố định. Tất cả sẽ có trong bài viết này của wikiso.net nhé!
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,..
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất như: chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…
Tài sản cố định thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê có quyền được lựa chọn mua lại những tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo điều kiện thoải thuận có trong hợp đồng thuê tài tính. Tổng số vốn thuê một loại tài sản được quy định trong hợp đồng ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định (Depreciation of Fixed Assets) hay hao mòn tài sản cố định là giá trị tương đương với giá trị hao mòn tài sản cố định, khấu hao này được tính vào giá thành sản phẩm. Nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới.
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
Tất cả các loại TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao trừ những loại sau:
TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất
TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý nhưng không thuộc sở hữu của doanh nghiệp
TSCĐ không được quản lý theo dõi hay hạch toán trong sổ sách kế toán doanh nghiệp
TSCĐ được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục cho người lao động của doanh nghiệp
TSCĐ từ nguồn viện trợ sẽ không được hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp. Số TSCĐ này nhằm đảm bảo cho việc phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất. Hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
Bảng thời gian trích khấu hao tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao Tài sản cố định là thời gian cần thiết mà donah nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ
Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
Tính khấu tuyến tính (đường thẳng)
Khấu hao tuyến tính là phương pháp tính khấu hao TSCĐ đơn giản nhất. Định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ
Ví dụ: Tài sản cố định là 10 triệu đồng, sử dụng trong 5 năm thì khấu hao hết giá trị thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao tuyến tính thì giá trị khấu hao từng năm sẽ bằng nhau và bằng 2 triệu đồng/năm
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Phương pháp này được thực hiện như sau:
Mức khấu hao trong tháng của TSCĐ = số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = nguyên giá của tài sản cố định/sản lượng theo công suất thiết kế
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Khấu hao theo số dư giảm dần
Giá trị khấu hao hàng năm = nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định
Theo thông tư 45/2013/TT-BTC tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp được xác định như sau:
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó thì:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thằng:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/thời gian trích khấu hao TSCĐ x 100
Tại sao phải khấu hao tài sản cố định?
Khấu hao tài sản cố định đóng vai trò vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp quản lý tài chính
Khấu hao tài sản cố định là biện pháp giúp doanh nghiệp có thể bảo toàn vốn cố định của mình
Thông qua việc khấu hao TSCĐ hợp lý có thể giúp doanh nghiệp thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng
Khấu hao TSCĐ còn là nhân tố quan trọng để xác định giá thành sản phẩm đánh giá hoạt động kinh doanh của mình
Đây còn là cơ sở thuận tiện cho việc tính toán các hoạt động tái đầu tư vào sản xuất.
Trên đây là các thông tin về khấu hao tài sản cố định là gì? Hy vọng là những kiến thức có giá trị cho bạn. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật nhiều thông tin hay ho nhé!