Chúng ta vẫn thường hay nghe từ KPI nhưng không phải ai cũng hiểu được KPI là gì Những đặc điểm nổi bật của KPI, nó có những tác động tốt và xấu như thế nào đến quá trình vận hành doanh nghiệp,.. Trả lương theo KPI thì có lợi hại như thế nào. Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết này của Wikiso.
Nghĩa của từ KPI là gì?
KPI là cách viết tắt của cụm từ tiếng Anh Key Performance Indicator. Từ này có nghĩa là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Hiện nay nó được các cơ quan, doanh nghiệ sử dụng để làm một công cụ đo lường chất lượng công việc qua các số liệu được tổng hợp. KPI này có thể là chỉ số đánh giá công việc của một cá nhân, một nhóm người hoặc cả một phòng ban.
Không có yêu cầu cụ thể nhất quán về KPI mà mỗi phòng ban, mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực sẽ có một chỉ tiêu KPI riêng. Ngoài ra những chỉ số KPI này cũng được thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ khác nhau. Hiện nay thì việc đánh giá chất lượng công việc theo KPI được xem là cách đánh giá khách quan nhất nên được áp dụng rất nhiều.
Cũng từ đó ta có thể thấy rằng là kpi chính là cơ sở để cho nhà lãnh đạo có thể có căn cứ để đánh giá hoạt động làm việc của cấp dưới để từ đó có những điều chỉnh phù hợp và những khen thưởng hay phạt. Tùy từng doanh nghiệp, cũng có không ít doanh nghiệp lựa chọn việc đạt chỉ số KPI hay không để quyết định những tay đổi về mặt nhân sự. Chính vì vậy nếu như ai đã bị áp KPI rồi thì luôn cố gắng hết sức mình để đạt được KPI và luôn trong tình trạng căng thẳng.
Phân loại KPI như thế nào?
Nhìn chung thì có thể quy KPI thành 2 loại cơ bản đó là KPI chiến lược và KPI chiến thuật.
KPI chiến lược là gì?
KPI chiến lược có nghĩa là các mục tiêu mang tính chiến lược, dài hơi ví dụ như tiền, lợi nhuận, profit, market share,… Như các bạn thấy đấy đây chủ yếu là những sự tác động có sức ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống còn của doanh nghiệp.
Lấy một ví dụ thực tế để các bạn có thể dễ hình dung đó là ví dụ KPI chiến lược của công ty A phải đạt được được doanh thu là 20 tỷ một tháng và trong vòng một năm thì doanh thu phải lên tới con số là 240 tỷ. Nếu như không đạt được con số này thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng lớn và có khả năng cao các nhà thầu sẽ rút đầu tư, một vài nhân sự chủ chốt của công ty sẽ bị cho nghỉ việc. Như vậy các bạn đã có thể hình dung ra tính chiến lược của KPI là gì chưa?
KPI chiến thuật là gì?
Khác với KPI chiến lược, chiến thuật KPI là sẽ được đo đếm và gắn với những hoạt động nhỏ hơn, nhiều hoạt động nhỏ thành công gộp lại thì sẽ đạt được tới KPI chiến lược.
Mình lại lấy cho bạn một ví dụ để cho các bạn dễ hình dung ra nha. Ví dụ như social KPI của công ty A mỗi một tháng là phải đạt được đến con số 200k engagements. Nhưng khi bạn đạt được con số này rồi cũng không thể quyết định được việc công ty có hoạt động tốt hay không. Tuy nhiên, con số này lại mang những ý nghĩa khác đó là nó nó kên được sự phát triển và sự thiết thực của các dự án đang chạy. Nói cách khác nó cũng là một kênh đánh giá hiệu quả công việc của cả công ty nói chung và từng phòng ban nói riêng.
Nói vậy không có nghĩa là nó không đóng vai trò gì vào doanh thu, vai trò của nó đó là có lượng engagements cao thì nhiều tương tác hơn, nhiều khách hàng hơn dẫn đến khả năng bán hàng tăng cao và doanh thu tăng cao. Nếu như cứ duy trì tốc độ tăng trường như thế thì có khả năng là sẽ đạt được chỉ tiêu KPI chiến lược mà trên đưa xuống. Bạn đã có thể hình dung ra sự khác biệt của KPI chiến lược và chiến thuật KPI là gì chưa?
Khi các cấp quản lý bị ép KPI chiến lược thì tất nhiên họ sẽ ép các KPI chiến thuật xuống cho nhân viên của mình rồi.
Trường hợp đạt được KPI chiến thuật nhưng không đạt KPI chiến lược
Như đã nói ở trên các KPI chiến thuật chính là bước từng bước để đến với KPI chiến lược. Đạt được các chỉ số KPI chiến thuật thì mới đạt được KPI chiến lược, Tuy nhiên cũng không ít trường hợp đã xảy ra đó là mặc dù tất cả các KPI chiến thuật đưa ra đều đã thành công rồi nhưng đến cuối cùng kết quả tổng kết lại thì vẫn còn cách KPI chiến lược một khoảng cách. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Đầu tiên đó là các KPI chiến thuật được đưa ra lúc này nó không có đóng góp gì cho việc chạy KPI chiến lược cả. Cũng không phải là không có khả năng này xảy ra. Một ví dụ cụ thể như cấp trên giao cho bạn KPI là chỉ số bounce rate, dù bạn có đạt được thì nó cũng không có gắn kết được với KPI chiến lược
Nguyên nhân thứ 2 là việc đặt ra KPI chiến thuật không phù hợp, không thông minh và không đúng thời điểm. Trên thực tế có những KPI chiến thuật đặt ra còn làm cản trở cả quá trình chạy KPI chiến lược nữa cơ.
Nguyên nhân thứ 3 là đôi khi KPI chiến thuật đặt ra mà đạt được hết thậm chí là còn vượt xa chỉ tiêu đặt ra khiến cho không đánh giá đúng thực tế, có những chỉ số đo không chính xác nên đến cuối cùng tất cả cũng không giúp đạt được KPI chiến lược.
Trường hợp không đạt được KPI chiến thuật
Đây là trường hợp khá thường gặp khi thực hiện chạy chỉ tiêu KPI. Những KPI chiến thuật đều được đưa ra nhưng không đạt được, thậm chí có những trường hợp còn bị thua chỉ tiêu một khoảng cách rất xa. Lúc này có nghĩa là bạn đang gặp phải một trong những nguy cơ sau:
Thứ nhất có thể là trường hợp không “tự lượng sức mình” khi lên kế hoạch chỉ tiêu KPI. Chỉ tiêu KPI chiến thuật đặt ra nó quá khác so với năng lực thực tế, thể hiện được sự tham vọng lớn nhưng không được xuất phát từ tình hình thực tế của bộ phận mình.
KPI nó là con số đánh giá hiệu quả làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, lương bổng và con đường thăng tiến của nhân viên chính vì vậy việc áp KPI quá cao sẽ dẫn đến 2 hiện tượng. Một là tạo cho người nhân viên ý chí làm việc và động lực để phấn đấu.
Còn ngược lại đó là tạo ra một áp lực nặng nề đè nặng lên tâm lý của nhân viên. Là một người lãnh đạo chắc cũng không ai muốn nhân viên của mình lúc nào cũng trong tình trạng lo lắng, trằn trọc vì suốt ngày không đủ KPI. Chưa kể đến là hiệu quả công việc sẽ vì vậy mà bị kéo xuống đáng kể.
Một nguyên nhân thứ 2 khiến KPI chiến thuật không đạt được cũng nằm ở đội ngũ nhân viên. Nhân viên chính là nhân tố quyết định trực tiếp xem chất lượng công việc có tốt hay không và cần làm gì để nâng cao chất lượng công việc lên. Có những khi KPI đưa ra là phù hợp, không có gì xa rời thực tế cả nhưng nhân viên vẫn không đạt được vậy thì chắc chắn vấn đề phần lớn nằm ở nhân viên rồi.
Vậy thì việc của doanh nghiệp đó là không ngừng nâng cao đội ngũ nhân viên về trình độ và khả năng chịu áp lực công việc. Đồng thời trong lúc tuyển nhân viên cũng cần phải có những tiêu chuẩn nhất định, tránh trường hợp tuyển người không có năng lực về đào tạo lại rất mất thời gian.
Như vậy có thể thấy rằng yếu tố quyết định chất lượng công việc qua KPI là gì? Chính là các KPI chiến thuật được đặt ra cho những người thực hiện phải thật là phù hợp với tình hình thực tế, đừng nên đưa ra những mục tiêu nó quá là xa vời. Nhân viên cũng cần phải có năng lực làm việc tốt thì những KPI chiến thuật đặt ra nó mới hoàn thành được.
Từ đó tạo từng bước tiền đề tốt để có thể tiến tới đạt được KPI chiến lược của toàn doanh nghiệp được.
KPI là gì trong kinh doanh
Trong kinh doanh thì ý nghĩa của KPI vẫn không có gì thay đổi hay khác biệt so với các ngành khác, nó cũng là một chỉ số để đo đuọc mức độ hiệu quả của công việc. Tuy nhiên, chỉ số KPI trong kinh doanh lại có những cách đánh giá khác biệt. Cụ thể đó là:
Đánh giá KPI qua số contacts mới (New Leads/Opportunities).
Đây là một chỉ số đánh giá KPI của nhân viên kinh doanh mà hiện nay các nhà doanh nghiệp vẫn hay sử dụng. Chỉ cần nhìn vào chỉ tiêu này thì người quản lý người ta sẽ biết được là hiệu quả làm việc trong mộy ngày, một tuần, hay tháng của nhân viên cấ dưới mình như thế nào, có sự chuyển biến tăng giảm như thế nào so với cùng kỳ.
Người ta từ đó cũng sẽ nhìn ra được những nguyên nhân tăng giảm để từ đó đưa ra những thay đổi tích cực nhằm đạt được kết quả ngày một tốt hơn nữa.
KPI trong kinh doanh được đánh giá qua tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới.
Cái này trong kinh doanh người ta có thể dùng theo thuật ngữ tiếng anh đó là Client Acquisition Rates.
Cái chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới trong kinh doanh cũng được đánh giá là rất quan trọng. Chính vì vậy nó đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhân viên. KPI về vấn đề này của nhân viên sẽ được dùng để điều chỉnh cách tiếp cận khách hàng sao cho hợp lý nhất, để giảm tối đa nguồn chi phí nhưng tăng tối đa số lượng khách hàng có thể tiếp cận.
Người ta sẽ thông qua báo cáo hiệu quả KPI tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng để nhận định ra xem quy trình sale đã tốt hay chưa? Phòng ban bán hàng đã có năng lực đỉ tốt để tiếp cận khách hàng hay chưa và các hình thức liên hệ khách hàng đã tối ưu hay chưa? … Nói chung là có rất nhiều vấn đề có thể nhìn thấy được thông qua chỉ số KPI này.
Nhìn thấy vấn để gặp phải rồi thì hẳn tất nhiên là sẽ tìm ra hướng giải quyết thôi. Đang gặp khó khăn ở vấn đề nào thì sẽ được giải quyết ở vấn đề đấy luôn. Từ đó giúp cho hiệu quả công việc của nhân viên ngày càng tăng cao.
Tính KPI theo doanh số bán hàng theo địa điểm
Trong kinh doanh người ta gọi doanh số bán hàng theo địa điểm bằng thuật ngữ tiếng Anh dùng chung đó là Sales Volume by Location. Rõ ràng kinh doanh thì tránh thế nào được việc tính KPI theo doanh số bán hàng đúng không.
Theo từng địa điểm, báo cáo về doanh số bán hàng thì người quản lý có thể nhìn thấy được điều gì? Đó chính là tiềm năng của mỗi khu vực như thế nào. Doanh số bán hàng ở khu vực A hơn khu vực B thì có nghĩa là tiềm năng bán hàng ở khu vực A là lớn hơn khu vực B. Chính vì vậy người ta sẽ tập trung vào phát triển các thị trường ở khu vực A.
Ngoài ra người ta còn nhìn được khả năng làm việc của nhân viên theo từng khu vực. Nếu cùng một điều kiện khách quan nhưng doanh số bán hàng của khu vực A lại lớn hơn khu vực B thì có nghĩa là năng lực làm việc của nhân viên 2 địa điểm này đang chênh lệch nhau. Từ đó người quản lý sẽ có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp hơn để phát triển hơn về doanh số bán hàng từ đó đạt KPI.
KPI qua chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng
Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng hay còn gọi với cách gọi khác đó chính là Net Promoter Score (NPS). Đây cũng là một mục mà hay được lấy ra để áp KPI cho nhân viên kinh doanh. Đã là kinh doanh thì chắc chắn phải tiếp xúc với khách hàng. Mà đã tiếp xúc và bán hàng cho khách hàng thì chắc hẳn nhận được phản hồi của khách hàng. Vậy phản hồi đó sẽ được thể hiện ở đâu, đó chính là ở chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng.
Thường thì các doanh nghiệp sẽ có những phiếu đánh giá nhỏ để xin sự phản hồi của khách hàng. Nếu như mà trong thang điểm 0 – 10 mà khách hàng đánh giá cao thì chính là thành công của doanh nghiệp và nhân viên kinh doanh rồi.
Cách áp chỉ số KPI này cho nhân viên kinh doanh có thể là một ngày phải nhận được bao nhiêu phiếu đánh giá của khách hàng, phiếu đánh giá trên 7 điểm phải là bao nhiêu thì mới đạt. Phiếu đánh giá dưới 5 điểm bao nhiêu phiếu thì bị phạt chẳng hạn. Nói chung thì cái này là phụ thuộc vào quy định của từng công ty. Có công ty còn không có chỉ tiêu KPI về chỉ số hài lòng của khách hàng cho nhân viên kinh doanh luôn.
KPI là gì trong sale?
Có 6 chỉ số KPI mà một nhân viên Sale thường bị áp. Mỗi chỉ số đều có những vai trò quan trọng riêng đối với công việc của nhân viên Sale.
Chỉ tiêu KPI về khách hàng tiềm năng và cơ hội mới
Khách hàng tiềm năng thì mỗi một công ty sẽ có một định nghĩa khách hàng tiềm năng khác nhau không công ty nào giống công ty nào. Nói chung là những người đã đăng ký dùng thử sản phẩm, cũng có thể là những người thường xuyê n truy cập website của công ty, những người hay tiếp cận với fanpage FB chẳng hạn,…. rất nhiều đối tượng có thể xếp vào nhóm khách hàng tiềm năng.
Nhân viên sale cần phải có động thái là theo dõi khách hàng tiềm năng và những cơ hội mới sẽ xảy ra xung quanh mình. Đây là một điều quan trọng để quyết định xem bạn có bán hàng thành công không vì khả năng tiêu dùng của khách hàng tiềm năng là cao hơn rất nhiều so với những đối tượng khách hàng khác, thậm chí đó là nhữung cơ hội mới thì vẫn không có hiệu quả bằng những khách hàng tiềm năng.
Chỉ tiêu KPI qua doanh số hay khách hàng mới.
Cái này thì chắc khỏi phải bàn vì nhân viên sale nào cũng biết 2 chỉ số đo lường hiệu quả công việc này. Doanh số bán hàng đạt được là mục tiêu mà cả công ty hướng đến, có bán được sản phẩm thì mới duy trì được hoạt động của công ty chứ. Ngoài ra khách hành mới cũng sẽ là một tiêu chí để đánh giá xem thị trường của công ty đã được mở ra như thế nào, có gặp phải những khó khăn gì hay không?
Nếu như doanh số bán hàng của thánh này mà thấp hơn tháng trước thì có nghĩa là không đạt KPI hoặc như thế nào đó, cái này tùy thuộc vào từng công ty riêng yêu cầu đến nhân viên của mình như thế nào. Từ đó công ty sẽ có những hình thức thưởng phạt phù hợp theo quy đinh.
Chỉ số khách hàng mới trong tháng cũng giúp cho công ty có căn cứ để tìm ra lý do, những vấn đề gặp phải và có những hoạch định mới trong tương lai. Nói chung là cả 2 đều quan trọng hết trong quá trình Sale.
KPI theo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Khách hàng thì cũng có khách hàng loại này, khách hàng loại kia được xếp theo từng công ty và thuộc tính của từng khách hàng. Ty lệ chuyển đổi khách hàng đó là từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự của bộ phận Sales.
Tỷ lệ này sẽ nói lên được khả năng Sale của nhân viên công ty đang như thế nào. Có thuyết phục được khách mua hàng hay không?
KPI tính theo chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng chuyển đổi
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng thì có nghĩa là những chi phí liên quan đến tiếp thị hàng tháng và chia ra cho mỗi khách hàng tiềm năng của một giai đoạn nào đấy, mà thường dùng nhiều nhất đó là theo từng tháng. Nếu như cho phí này giảm thì quá trình tiếp thị đang rất được cải thiện và ngược lại.
Chi phí cho mỗi lần chuyển đổi thì có nghĩa là khách hàng dù là tiềm năng thì vẫn chưa là khách hàng thật sự vì họ chưa bỏ tiền ra mua hàng của bạn. Họ chỉ chính thức trở thành khách hàng khi họ có giao dịch mua bán với họ. Vậy chi phí cho quá trình biến khách hàn tiềm năng thành khách hàng thực sự chính là như vậy.
Chỉ tiêu KPI theo thành tích bán chạy và bán chéo
Trong trường hợp khách hàng mua sản phẩm A và thường mua kèm luôn sản phẩm B thì bạn nên có sự thay đổi là bán cả 2 thành một combo để bán luôn cho nó có mức giá phù hợp nhất, thu hút được khách hàng nhiều hơn. Nó còn hay gọi bán chạy có nghĩa là bán sản phầm gia tăng.
Ngoài ra thì bán chéo có nghĩa là mình gợi ý khách mua thêm những sản phẩm có liên quan đến sản phẩm khách đang muốn mua. Nếu như chỉ số này đạt được thì có nghĩa là bạn là một nhân viên Sale có khả năng bán hàng rất tốt, mời gọi, chào mời tư vấn với khách hàng rất tốt. Cho nên việc bạn được thưởng, được tăng lương hay được thăng chức cũng là điều dễ hiểu.
KPI theo tỷ lệ mất khách hàng
Mất khách hàng có nghĩa là khách hành đã mua dùng sản phẩm bên công ty rồi nhưng không mua lại nữa. Như vậy có nghĩa là trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm bên công ty mình không được tốt mấy.
KPI là gì trong nhân sự
Có các chỉ số KPI để đánh giá trong ngành quản lý nhân sự đó là:
KPI tập trung đầu ra: Chỉ số này chính là dùng để đánh giá dựa vào kết quả. Kết quả này thì chuyên viên nhân sự có thể được đánh giá nhanh luôn. Những chỉ tieu KPI này lại có một hạn chế đó chính là nó sẽ không quá tạo được điều kiện để nhân viên có thể làm việc nhanh chóng được.
KPI hành vi: Đây là chỉ số hay được dùng trong quốc tế hơn là Việt Nam. Nó dùng để đánh giá những hoạt động trong công ty cua nhân viên, những hành động, hành vi, cư xử của nhân viên đó trong môi trường công sở là như thế nào. Thường nhân sự nào chưa chính thức thì hay bị soi chỉ tiêu này lắm đấy nhé.
KPI năng lực: Rõ ràng đây chính là chỉ số đánh giá quan trọng nhất đối với ngành nhân sự rồi. Năng lực làm việc của nhân viên là yếu tố then chốt và quan trọng không thể bỏ qua được. Có thể bỏ 2 chỉ tiêu phía trên nhưng chỉ tiêu này phải chắc chắn giữ Phải biết được năng lực của nhân viên thì mới có những điều chỉnh vị trí phù hợp được.
Trả lương theo KPI là gì và những đặc điểm
Về cơ bản thì khi đưa ra KPI thì các doanh nghiệp vẫn dựa vào đó đề đánh giá hiệu quả công việc của nhân viê cấp dưới mình. Có nhiều chỗ còn dưa vào KPI để thưởng và phạt nhân viên của mình luôn.
Có nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý nhân viên theo KPI và trả lương dựa vào hiệu quả KPI là môt phong cách quản ký thực dụng. Nhiều người đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiê nói đi cũng phải nói lại, nó thực dụng nhưng nó minh bạch, rõ ràng và đặc biệt là nhờ đó là hiệu quả công việc được cải thiện hơn. Nó phản ánh một cách chân thực và khách quan về hiệu quả làm việc khi xét theo KPI.
Nó thực dụng là vì lấy doanh số bán hành của tháng trước để áp KPI cho tháng này, nếu như mà không đạt được thì có nghĩa là suy giảm. Nhưng đôi khi phải xét cả đến những điều kiện khách quan và chủ quan nữa.
Tính lương theo KPI có nghĩa là bạn làm được bao nhiêu thì bạn hưởng bấy nhiêu không có tính đến bất kỳ một yếu tố nào khác cả. Điều lợi ích của việc tính lương này đó là trong trường hợp bạn đi muộn, đi sớm, nghỉ ốm, nghỉ du lịch,…. đều không ảnh hưởng đến lương của bạn. ĐIều nhà lãnh đạo dựa vào để trả lương vẫn là KPI.
Nếu như bạn đi làm đều cả không muộn nhưng không đạt KPI thì lương vẫn thấp. Còn ngược lại nếu bạn đi muộn nhiều, tac phong chưa chuẩn mực lắm nhưng doanh số bạn cao, vượt KPI thì lương bạn vẫn cao và thậm chí bạn được tăng chức cũng không phải vấn đề gì quá khó hiểu.
Các trường hợp dùng KPI để trả lương
Đa số nhiều doanh nghiệp thì lương tính theo số công có nghĩa là số ngày đi làm và số ngày nghỉ trong tháng của bạn. Nhưng hiện nay có không ít công ty lựa chọn cách trả lương theo KPI. Họ không quan tâm bạn đi làm bao nhiêu ngày, họ chỉ quan tâm trong 1 tháng đấy giá trị mà bạn mang lại là như thế nào, là bao nhiêu và có đạt đươc chỉ tiêu đề ra hay không? Nếu như bạn đạt thì bạn nhận đủ lương, nếu như bạn vượt thì bạn nhận thê lương.
Nhiều người lao động và cả nhà quản lý cũng rất đồng ý với hình thức trả lương này vì nó minh bạch, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít và ai cũng có động lực đi làm cả.
Sẽ không có tình trạng đi làm để chấm công nữa mà sẽ là sự tự giác trong công việc. Ai ai cũng nỗ lực làm việc để có thể đạt được chỉ tiêu công việc mà cấp trên đã để ra.
Hơn thế nữa bạn cũng có được giờ giấc thoải mái hơn khi bạn có thể đi muộn về sớm theo ý bạn, chỉ cần bạn đã đạt đủ KPI rồi. Đây là điều rất tuyệt vời phải không?
Những trường hợp trả lương theo KPI thường ặp đó là:
- Outsource: Đây chính là một thuật ngữ dùng để chỉ các công việc mà được công ty thuê các đơn vị ở ngoài xử lý.. Những công việc này thì thường là công ty sẽ trả công qua KPI để có sự công bằng và độ tin cậy cao hơn. Có nghĩa là anh hợp tác với tôi thì anh làm tốt hay không tốt thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của anh luôn. Đảm bảo uy tín, anh làm thì tôi trả tiền anh không làm thì thôi đỡ lằng nhằng, công bằng. Những người hay nhận công việc này có thể kể đến đó là các Agency chuyên nhận các dự án hay những người làm nghề Freelancer.
- Nhân viên cộng tác hay nhân viên bán thời gian: Đây là những đối tượng thường gặp tình trạng trả lương theo KPI nhất. Lương mà bạn nhận được sẽ dựa trên lượng công việc mà bạn làm được. Nói chung là như thế thì chính các bạn này cũng thấy thoải mái và rõ ràng hơn
- Nhân viên kinh doanh: Như đã nói ở phần trên nhân viên kinh doanh là một trong những đối tượng mà bị áp KPI nhiều nhất và áp lực nhất. Vì những tính chất riêng của công việc đó là bán hàng, là tiếp xúc với khách hàng cho nên những nhân viên này cũng trở thành đối tượng để trả lương theo hình thức tính theo KPI.
- Nhân viên kinh doanh làm việc rất áp lực chính vì vậy việc trả lương theo KPI cũng giúp cho các bạn nhân viên có động lực làm việc hơn và nỗ lực nhiều hơn để mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra thì đây cũng là thước đo để loại những thành viên năng lực thấp, không đủ khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao.
Như vậy, bài viết trên đã giải quyết cho bạn những thắc mắc đó là KPI là gì, những loại thường thấy của KPI là gì? Những ngành nghề hay bị áp KIP là gì? KPI là gì trong kinh doanh, KPI là gì trong sale, KPI là gì trong nhân sự và trả lương theo KPI là gì. Hi vọng sau bài viết bạn đã hiểu được sâu sắc nhất những vấn đề liên quan và xoay quanh KPI.