Đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc mua bán giao thương những các tỉnh , các nước đang ngày trở nên dễ dàng và thuận hơn. Chính sự giao thương này đã mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành logistics. Vậy logistics là ngành gì? Học ngành này có khó không và mức thu nhập có thực sự khủng như lời đồn? Cùng wikiso.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Logistics là ngành gì?
Logistics là ngành gì? Hiểu một các đơn giản thì logistics là chuỗi kết hợp nhiều hoạt động như vận tải hàng hóa, lưu trữ hàng, đóng gói, bao bì sản phẩm, kho bãi và các thủ tục hải quan nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp về đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất.
Việc quản lý logistics tốt sẽ giúp hàng hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí về quá trình vận chuyển và đóng gói, kiểm soát tốt lượng hàng hóa nhập và xuất, tối ưu dòng tiền một cách hiệu quả. Như vậy, việc hạ giá thành sản phẩm để tranh chanh trực tiếp với đối thủ cũng dễ dàng hơn.
Các hoạt chính của ngành logistics
Như mình đã nêu trên phần khái niệm logistics ngành là gì? thì logistics là chuỗi kết hợp của rất nhiều các hoạt động khác nhau do vậy khâu quản lý hậu cần của ngành này sẽ bao gồm những hoạt động sau: Vận chuyển hàng hóa trong nước, vận chuyển hàng hóa ra nước người, quản lý đội tàu, quản lý kho bãi để hàng, xử lý vật liệu, thực hiện kiểm hàng hóa, quản lý hàng tồn kho, hoạch định nhu cầu.
Tầm quan trọng của logistics
Vai trò cốt lõi của logistics là đơn vị trung gian kết nối giữa các đơn vị sản xuất đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, đảm bảo độ an toàn tin cậy. Một ví dụ dễ hiểu như bạn đặt một món đồ từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh, quãng đường giữa hai thành phố này rất xa và nhiệm vụ của ngành logistic là vận chuyển món đồ đó từ Hà Nội đến HCM trong khoảng thời gian ngắn nhất và hàng hóa không bị bóp méo hay bị hỏng trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, những tác động của logistics đến doanh nghiệp là điều rất lớn. Các nguyên vật liệu thô được thu mua rồi vận chuyển, lưu tại kho, bãi cho đến khi doanh nghiệp sử dụng càng lâu thì lợi nhuận càng được cao. Việc điều phối các nguồn lực để cho phép doanh nghiệp kịp thời cung cấp và sử dụng các nguyên vật liệu, tạo ra tối đa sản phẩm sẽ làm tăng doanh thu lên nhiều lần.
Đối với với khách hàng thì sao? Nếu sản phẩm không được sản xuất kịp thời, khách hàng không thể kiên nhẫn chờ đợi, hủy đơn hàng vừa thiệt hại đến doanh nghiệp và vừa ảnh hưởng xấu đến cảm xúc của khách hàng. Như vậy yếu tố trung gian của logistics đóng vai trò nòng cốt trong việc luân chuyển hàng hóa.
Cơ hội và thách thức cho ngành hàng logistics
Cơ hội “vàng” của ngành logistics là gì?
Là ngành hàng mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây nhưng tốc độ phát triển của ngành hàng này lại cực kỳ ấn tượng. Thị trường Việt Nam ghi nhận rất nhiều những con số ấn tượng khi có 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và con số này vẫn sẽ còn tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.
Theo thống kê của viện nghiên cứu phát triển ngành hàng logistics thì trong 3 năm gần tới thị trường việt nam cần thêm khoảng 18.000 nguồn nhân lực chất lượng cho ngành hàng này. Như vậy đây sẽ được coi là “vựa lúa vàng” cho những bạn đam mê về lĩnh vực vận chuyển. Không chỉ dừng lại ở cơ hội về nghiệp mà mức lương trong lĩnh này cũng rất hậu hĩnh cho anh em sau khi ra trường đi làm.
Thách thức không nhỏ cho ngành logistics
Bên cạnh cơ hội rất lớn thì ngành logistics cũng có những thử thức không hề nhỏ cho những ai quyết tâm theo đuổi công việc này. Bởi để thanh công trong nghề bạn phải xác định phải cần rất nhiều nỗ lực. Yếu tố cốt lõi đầu tiên là tiếng anh, đây cũng là rào cản lớn khiến nhiều bạn ngần ngại khi theo học chuyên ngành này. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có xu hướng hợp tác với các nước bên ngoài nhằm mở rộng thị trường, do vậy các chứng từ, biên bản hay các nội dung triển khai đều ở dạng tiếng anh, vậy nên trình độ tiếng anh tốt sẽ giúp bạn tiến thân rất nhanh chóng và ngược lại.
Ngoài rào cản về tiếng anh thì với những bạn theo học ngành này cần chuẩn bị tâm phải di chuyển nhiều và lịch trình làm việc rất linh hoạt, đặc biệt đối với những bạn làm trong khâu xuất nhập khẩu. Đồng thời ngành này cũng yêu cầu về sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ, linh hoạt trong mọi tình huống, đó là những yếu tố cần và đủ để quyết định xem bạn có phù hợp với ngành hay không.
Học ngành Logistics ra trường sẽ làm gì?
Logistics là ngành tiêu tốn rất nhiều nguồn nhân lực chuyên môn cao do vậy sau khi học xong bạn sẽ có khá nhiều vị trí để làm trong lĩnh vực này như: Nhân viên xuất nhập khẩu, Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa , Nhân viên thu mua hàng hóa, Nhân viên quản lý hàng, Nhan viên quản lý điều phối hoạt động vận tải, nhân viên kinh doanh logistics, …
Cấp bậc trong ngành nghề Logistics
Logistics Officer ($300 – $700) : Đây là vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp thì có thể bắt đầu với vị trí này. Mức lương cơ bản nhất cho vị trí này sẽ giao động từ 6-7 triệu
Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Với vị trí này sẽ đòi hỏi bạn là người có kinh nghiệm từ 1-2 năm và tùy theo vị trí bạn đang làm để công ty có thể cân nhắc bạn lên vị trí Logistics Supervisor hoặc lên cấp bậc Manager. Và chắc chắn khi lên được vị trí này thì mức lương của bạn có thể gấp đôi so với Logistics Officer.
Logistics Manager ($1000 -$4000): Đây là vị trí khá nhiều bạn mong muốn đạt được, tuy nhiên để ngồi được vào vị trí này thì kinh nghiệm của bạn sẽ giao động ở khoảng 3-4 năm tùy theo năng lực của bạn. Và mức lương của vị trí này sẽ giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn so với rất nhiều người. Tuy nhiên đi kèm với đó là áp lực cũng rất lớn và cần phải nói tiếng anh thành thạo, lưu loát.
Logistics Director ($4000 – $6000): Đây là ví trị yêu cầu bạn phải có khả năng quản lý, điều phối và kiểm soát tốt các hoạt động logistics trong công ty. Vị trí này yêu cầu bạn đã có kinh nghiệm ít nhất 8 năm.
Supply Chain Director ($5000 – $7000): Giám đốc chuỗi cung ứng là tên gọi dành cho vị trí này, để ngồi được vào chiếc “ghế nóng” đòi hỏi bạn phải phũ trách được các hoạt động logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn của phạm vi quốc tế. Vị trí này đòi hỏi bạn phải chịu được áp lực rất cao, vận hành công việc trơn tru và tất nhiên mức lương đối với vị trí này cũng không phải bàn cãi, rất xứng đáng với công sức của bạn.
Học ngành Logistics ở đâu là tốt nhất.
Hiện nay do nhu cầu của thị trường đang ngày càng cao, do vậy các trường cũng bổ sung thêm ngành học này vào trong chương trình đào tạo. Nếu bạn muốn tìm đến một ngôi trường uy tín để theo học về Logistics thì có thể lựa chọn một số trường sau:
Miền Bắc
Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
Miền Nam
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
Tổng kết
Mỗi một ngành học đều có những khó khăn riêng của nó, vì vậy trước khi theo học bạn nên cần tìm hiểu thật kỹ và nhìn nhận đúng khả năng của mình có phù hợp với nghề đó hay không, có như vậy bạn mới có động lực để học tập.
Hy vọng bài viết ” Logistics là ngành gì? Học ngành logistics lương có thực sự cao?” đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành hàng này cũng như những cơ hội thách thức của logistics trong công việc, qua đó bạn sẽ có được những định hướng đúng đắn hơn trong tương lai.
Có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bài viết bạn để lại bình luận phía dưới mình sẽ hỗ trợ giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!