Cuộc sống thật vô thường sinh lạo bệnh tử là quy luật của đất trời. Theo thuyết nhà Phật thì luân hồi là gì? Biết được 6 cõi luân hồi giúp ích cho chúng ta như thế nào. Cùng wikiso.net tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Luân hồi là gì?
Luân hồi được hiểu là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự tiếp diễn liên tục của những kiếp sống và sự chuyển sinh liên tục đó được biểu thị bằng bánh xe luân hồi.
Bánh xe luân hồi
Bánh xe luân hồi được hiểu là 1 vòng tròn sinh sinh hóa hóa của đời sống muôn loài chúng sinh. Trên vòng tròn đó không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc. Bánh xe đó cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sinh tử đau khổ cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến cảnh giới của sự giải thoát tối thượng.
Ý nghĩa biểu tượng 5 phần của bánh xe được minh họa tượng trung cho 5 cảnh giới, 3 cảnh giới phía dưới là: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ; 2 cảnh giới bên trên là: cõi trời và người. Họa cảnh 4 châu gồm: Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hóa, Bắc Câu Lô, Nam Thiệm Bộ.
Ở giữa là hình ảnh 3 loài thú: chim bồ câu (ẩn dụ cho tham), rắn (cho sân), heo (cho si).
Hình ảnh giải thoát của chư Phật và cảnh giới Niết Bàn được thể hiện qua những vầng hào quang, hàng phàm phu được minh họa qua với cảnh những chúng sinh chìm nổi trong nước.
Vòng bên ngoài thể hiện 12 chi phần duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch. Bánh xe này thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi trong mọi thời và tất cả bị nuốt bởi vô thường.
Thuyết luân hồi hay tái sinh
Nó đều có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li khi mọi vật sau khi chết đều chuyển hóa từ thân xác này sang thân xác khác. Bất kỳ loài nào trên trái đất cũng đều trải qua những điều đó. Luân hồi còn là sự chuyển hóa, đầu thai của linh hồn, hơn nữa khi chết linh hồn sẽ chuyển tiếp từ thân xác này sang thân khác. Khi chết thì phần thân xác (vật chất) sẽ mất, chỉ tồn tại linh hồn (ý thức).
6 cõi luân hồi trong Phật giáo
Đây là sự mô tả về sự tồn tại có điều kiện dẫn đến nơi mà chúng sinh được tái sinh. Đôi khi nó chỉ được biết đến như những cảnh giới thực. Ngày nay để dễ hiểu về cõi luân hồi thì nó thường gắn liền với các câu chuyện ngụ ngôn nhằm răn dạy con người nhiều điều.
Trạng thái tồn tại của một người được xác định bởi nghiệp lực. Một số cõi thì thường dễ chịu hơn cõi khác. Ví dụ như cõi trời thì sướng hơn cõi địa ngục nhưng không có gì là mãi mãi chỉ là tạm thời và không hoàn hảo.
Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo được mô tả bằng bánh xe sự sống và vòng quay luân hồi
Sáu cõi luân hồi này thuộc Dục giới, được gọi là Kamadhatu. Trong vũ trụ Phật giáo cổ đại, Tam giới bao gồm 3 giới như: Vô sắc giới (Arupa Dhatu), thế giới vô tướng; Sắc giới (Rupadhatu), thế giới của hình thức; và Dục giới (Kamadhatu), thế giới của ham muốn. Ngoài ra, trong Tam giới còn phân chia ra thành 31 cõi khác nhau.
Xin lưu ý rằng ở một số tông phái Phật giáo, cõi Trời và cõi Atula được kết hợp lại nên chỉ còn 5 thay vì 6 cảnh giới tái sinh.
Trong Phật giáo Đại thừa, các vị Bồ tát hiện thân ở nhiều cảnh giới khác nhau để giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Đó có thể là Quán Thế Âm, Bồ tát từ bi trong cõi Ta-bà. Hoặc có thể là Bồ tát Địa Tạng (Ksitigarbha), người đã thực hiện một lời thề nguyện nhằm cứu tất cả chúng sinh trong cõi địa ngục.
Cõi Trời (Devas):
Nơi dành cho chư thiên, thần tiên có phép thuật, hình dáng oai nghiêm hơn con người. Ở cõi này cảnh trí ở đây trong sáng tươi vui, không có sự lo buồn, tức giận, đau khổ chán chường.
Trong Phật giáo, cõi trời là nơi những người tích lũy nhiều phước báu từ nhiều kiếp được tái sinh. Họ sống trong sự giàu có, hạnh phúc với cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên, những người ở cõi trời cũng già đi và chết.
Họ được xem như những vị tiên có quyền năng, ban phước hoặc trừng phạt những chúng sinh ở các cõi thấp hơn. Điều này cũng tương tự như chúng ta, con người có quyền cung cấp thức ăn cho con gà hoặc giết chết nó. Hiểu theo cách này, nhiều chúng sinh ở cõi người thường xuyên cúng bái và cầu xin những vị thần tiên này.
Do hưởng được nhiều phước báu và vị thế cao quý từ nhiều kiếp, một trong số họ chìm đắm vào cuộc sống ở cõi trời, khiến họ dần quên đi những việc thiện mà họ đã làm trước đây, họ không tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển tâm từ bi và trí tuệ.
Màu sắc ở cõi trời thường tỏa sáng, có nơi rực rỡ bởi đó là cõi của Chư Thiên
Những cám giỗ này có thể khiến họ tái sinh vào các cảnh giới thấp hơn sau khi hưởng hết phước báu và không thể thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Cõi Atula (Asura)
Nơi có hình thức không oai nghiêm bằng cõi trời những có phép thuật
Atula là những sinh vật mạnh mẽ, đầy tài năng và đôi khi được mô tả như là kẻ thù của cư dân trên cõi trời. Atula biểu trưng cho sự phẫn nộ, thù hận và “ghen ăn tức ở” những người tài giỏi hơn mình.
Những người luôn mong muốn vượt trội hơn người khác, không có sự kiên nhẫn, công bằng đối với những người thấp kém hơn, họ thích được sùng bái như các vị thần. Nhưng phúc đức kém hơn người cõi trời nên dẫn đến thù hận và ganh ghét, điều này đã khiến họ tái sinh trong cảnh giới Atula.
Cõi Atula gồm 2 tầng:
Atula thượng: nơi tự do thoải mái, Nơi dành cho người lúc nào cũng sống làm được nhiều điều lành nhưng không có phước báu lớn, lòng còn đầy tham luyến, ích kỷ
Atula hạ: Nơi dành cho người lúc nào cũng sống làm được nhiều điều thiện nhưng vẫn tạo các nghiệp
Màu sắc trong cõi Atula thì thường mơ hồ, phảng phất màu xanh lá cây.
Được về cõi người hoặc cõi trời thì tùy thuộc vào nghiệp lực lúc sống bạn tạo. Tạo nghiệp như thế nào thì lúc chết sẽ bị đọa vào 1 trong 6 cõi trên.
Cõi Ngạ Quỷ (Preta)
Nơi bị đọa làm quỷ đói chịu vô lượng khổ
Đây là cõi giới của những linh hồn khi còn sống đã rất tham lam, xảo trá, hối lộ tham nhũng, vơ vét của công, giết người, cướp của nhất là đồ từ thiện làm của riêng mình, đặt điều vu khống cho người khác vào tù, ăn hối lộ,…thấy người đói khát mà không mảy may thương cảm còn xua đuổi đánh đập.
Màu sắc của cõi ngạ quỷ là màu đỏ bầm dữ tợn
Ngạ quỷ hay những con ma đói được mô tả như những sinh vật có bụng to, trống rỗng nhưng họ có miệng và cổ nhỏ đến mức không thể nuốt được.
Cõi này được cho là cõi thê thảm nhất, khổ cực nhất trong 6 cõi. Địa Tạng Bồ Tát thường ghé qua cõi này để bố thí, cứu khổ cứu nạn mong luân hồi chuyển nghiệp chướng cho những sinh linh tội lỗi, lầm đường lạc hướng hồi tâm sang cõi khác.
Cõi Địa Ngục (Naraka)
Chính là cõi âm, nơi mà các vong linh chịu sự trừng phạt, đọa đày, cực hình.
Như tên gọi, địa ngục là nơi khủng khiếp nhất trong sáu cảnh giới tái sinh. Cũng giống như nhiều tôn giáo khác, đó là nơi mà những người tàn ác bị đày xuống để trải nghiệm sự đau khổ mà họ đã gây ra.
Đây là nơi mà những linh hồn lúc còn sống thường gian ác, vô lương tâm, chuyên tàn sát, khủng bố những kẻ chuyên gây đau thương cho vô số đồng loại.
Màu sắc ở cõi này thường thấp thoáng đen tối, trắng xen kẻ hay lẫn lộn kề bên những hố sâu thăm thẳm.
Những người nhận thức được cái nào tốt, cái nào xấu nhưng lại không tin vào nhân quả, làm vô số việc ác chỉ để thỏa mãn bản thân mình…sẽ bị nghiệp lực dẫn dắt tái sinh vào địa ngục. Theo Phật giáo thì những người bị đày xuống địa ngục vẫn có thể tái sinh vào các cảnh giới cao hơn khi đã trả hết nghiệp.
Địa ngục trong Phật giáo phân chia thành nhiều tầng khác nhau phụ thuộc vào mức độ và hành vi mà chúng sinh đã gây ra. Theo một số văn bản ghi lại, những người bị đày xuống địa ngục phải trải qua nhiều mức độ đọa đày đau khổ, sau đó được “tịnh dưỡng” để chuẩn bị cho lần đọa đày tiếp theo.
Cõi Súc Sinh (Tiryagyoni)
Đây là cõi của thế giới động vật
Cõi súc sinh bao gồm các loài động vật, côn trùng hay vi sinh vật…được đánh dấu bằng sự thiếu hiểu biết, thành kiến và tự mãn. Họ sống theo bản năng, không nhận thức được tốt-xấu, thiện-ác và cố tránh khỏi sự khó chịu hoặc bất cứ điều gì không quen thuộc.
Theo Tử Kinh Tây Tạng thì người mới chết “hồn” còn ngơ ngác thấy những vùng đất trải dài đầy hang lỗ, động đá thì hồn đang ở ngưỡng cửa của coi Súc sinh.
Màu sắc ở cõi này thường màu xám, mờ mờ.
Cái chết ở cõi này thường kết thúc rất bị thảm khi loài này ăn thịt loài kia một cách dã man.
Cõi Người (Manusya)
Cõi người là cõi lý tưởng mà từ đó chúng sinh có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Cảnh giới này được xem là có nhiều điều thuận lợi để tu tập giải thoát, từ việc có ý thức cho đến các thử thách và lợi lạc trong cuộc sống giúp con người nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực và nỗ lực hết mình để đạt giác ngộ.
Cõi người tượng trưng cho niềm đam mê, hoài nghi và ham muốn. Giác ngộ đang ở trong tầm tay của loài người, nhưng chỉ một số ít nhận ra và quyết tâm khai mở nó.
Sau khi chết tùy vào nghiệp lực đã tạo ra trong lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại làm người hay lên cõi Trời hoặc bị đọa đày ở các cõi thấp hơn
Cái chết không hề đáng sợ, cũng không phải chết là hết mà nó chỉ là sự chuyển kiếp. Chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác và tồn tại dưới dạng linh hồn.
Làm sao để thoát nghiệp luân hồi sinh tử?
Luân hồi sinh tử là quy luật, muốn thoát được vòng luân hồi thì chỉ có cách là tu hành, đây cũng là mục đích của người tu khi thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, được giác ngộ và giải thoát. Nhưng không phải ai tu cũng có thể thoát được khi Pháp của nhà Phật là chân lý muôn đời, chướng ngại thì không cao, không lớn chỉ vì người tu hành không thực hành như lời Phật dạy hoặc không nắm được then chốt của luân hồi và giải thoát.
Như lời Phật răn dạy thì: Chúng sinh luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do vô minh tác động, gây nghiệp và chịu quả báo. Muốn cho người tu hành hiểu rõ sự việc từ đầy đến cuối thì nhà Phật đã dạy 12 nhân duyên gồm:
+) Vô Minh duyên Hành,
+) Hành duyên Thức,
+) Thức duyên Danh Sắc,
+) Danh Sắc duyên Lục Nhập,
+) Lục Nhập duyên Xúc,
+) Xúc duyên Thọ,
+) Thọ duyên Ái,
+) Ái duyên Thủ,
+) Thủ duyên Hữu,
+) Hữu duyên Sinh,
+) Sinh duyên Lão Tử.
+) Nếu Vô Minh diệt thì Hành diệt,
+) Hành diệt thì Thức diệt…
+) Sinh diệt thì Lão Tử diệt.
Do đó để hết luân hồi sinh tử thì phải diệt Vô Minh.
Vô minh là gì?
Theo kinh Viên Giác thì nếu còn chấp ngã là Vô Minh. Theo Tổ Hoàng Bá, nếu đem một hạt bụi chia 100 phần, nếu thấy 99 phàn là giả, chỉ còn 1 phần nhỏ nhất là thật thì vẫn còn Vô Minh
Để diệt được Vô Minh thật sự rất khó vì nó thuộc về nhân quá khứ làm sao mà diệt được. Vì thế chúng ta chẳng thể chặt đứt vòng luân hồi ở khúc Vô Minh được cần tìm cách khác.
Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập cũng không diệt được bởi:
Hành là nghiệp quá khứ
Thức, Danh sắc, Lục nhập là bộ phận thân thể của con người chẳng lẽ lại đem ra hủy hoại
Xúc, thọ là những cảm giác tác động đến chúng ta, cũng không thể tu được
Cuối cùng còn Ái là cái bộ phận, cái mềm yếu trong 12 khuyên của sự luân hồi, cũng chính là chỗ mà người tu hành bám vào để chặt đứt