Momentum là gì? Chỉ báo này có ý nghĩa như thế nào? Chắc hẳn những người mới bước chân vào ngành vẫn nắm được cách phân tích chỉ báo này một cách chính xác nhất. Hãy cùng wikiso.net tìm hiểu về chỉ báo Momentum nhé.
1. Momentum là gì
Chắc hẳn thuật ngữ momentum đã không còn là cụm từ xa lạ trong lĩnh vực tài chính. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết chính xác khái niệm momentum là gì. Hiểu một cách đơn giản nhất, momentum là một loại chỉ số thể hiện những thay đổi của một đơn vị tài chính nào đó, thường được dùng nhiều nhất là ở trong các sàn giao dịch.
Cụ thể hơn, sự thay đổi của chỉ số momentum chính là sự biến động về giá cả, về xu hướng của các loại chứng khoán trên một sàn giao nào đó. Các nhà giao dịch hay các trader có thể dựa vào các chỉ số của momentum để nắm được tình hình của các sàn giao dịch hay của 1 chứng khoán nào đó mà họ có ý định đầu tư.
Ngoài ra, chỉ số momentum cũng giúp cho các nhà giao dịch có thể nắm được những xu hướng, đặc điểm của thị trường. Theo đó, họ sẽ nắm được về những xu hướng biến động của chứng khoán. Thông thường tại momentum sẽ có 2 xu hướng rất hay xảy ra chính là tiếp tục tăng hoặc đảo chiều (giảm) chứ ít khi biểu đồ nằm bất động.
Tuy nhiên, để đưa ra những quyết định chính xác nhất thì nhà đầu tư vẫn phải cùng lúc quan sát thêm nhiều các chỉ số khác nữa như MA, RSI,… Mỗi công cụ sẽ có một vai trò riêng, thể hiện những nội dung riêng mà các nhà giao dịch cần nắm rõ. Vậy đặc điểm của, ý nghĩa của momentum là gì?
2. Đặc điểm của momentum
Mỗi chỉ số trong các sàn giao dịch đều mang một đặc điểm riêng của mình. Để có thể tự tin thực hiện các giao dịch, bên cạnh việc nắm được momentum là gì, bạn còn cần phải nắm được những đặc trưng về chỉ số momentum đó. Việc nắm được các đặc điểm sẽ giúp bạn có thể phân tích đúng nhất về các chỉ số momentum.
Chỉ số momentum được các sàn giao dịch sử dụng ở mội thời điểm cũng như thời gian nào mà họ mong muốn. Điểm trung bình của momentum là ở mức 100, tức là chỉ số momentum càng xa mức 100 thì giá trên sàn càng có xu hướng tăng và ngược lại. Các chỉ số ở dưới mức 100 tức là nó đang có xu hướng giảm.
Ví dụ: Chúng ta có chỉ số momentum với n = 14 và H1 là khung thời gian.
Phân tích:
– Nếu momentum = 100 (đường momentum cắt qua 100) sẽ biểu thị giá đóng cửa của sản phẩm đó trước 14h bằng với giá của thời điểm đang xét.
– Nếu momentum > 100 (đường momentum nằm trên 100), bạn sẽ hiểu là giá tại thời điểm biểu đồ đang xét sẽ cao hơn so với biểu thị giá của sản phẩm đó trước 14h.
– Với momentum < 100 sẽ ngược lại với momentum > 100.
Nếu chỉ báo momentum đang có xu hướng đi lên tức là cổ phiếu đang có những biến động tốt, nhà giao dịch cần tận dụng thời cơ để đưa ra các quyết định đầu tư. Ngược lại với những chỉ báo momentum giảm, nhà đầu tư cần phải thật sáng suốt để đưa ra ra quyết định đúng đắn nhất.
3. Ý nghĩa của chỉ số momentum
Vậy ý nghĩa của chỉ báo momentum là gì? Nhà đầu tư sẽ nắm được gì thông qua các chỉ báo momentum. Khi muốn giao dịch thành công bạn cần phải nắm được đúng nhất về giá trị của các chỉ số.
Chỉ báo momentum giúp các nhà giao dịch nắm được tổng quan về xu hướng của thị trường. Theo đó, chỉ số tăng tức là chỉ trường đang phát triển khá bền vững có thể đầu tư và ngược lại, chỉ số giảm tức là thị trường đang có xu hướng suy yếu.
Chỉ báo momentum giúp các trader có thể đánh giá kĩ hơn về xu hướng giá cả. Trong khi đi sâu phân tích, các nhà giao dịch nhận ra rằng sự biến động xu hướng còn tồn tại trong cả thân nến. Theo đó, bạn có thể phân tích được cả xu hướng thị trường thông qua các biểu đồ nến.
Ngoài ra, chỉ số momentum còn cung cấp cho các nhà giao dịch những yếu tố quan trọng như:
– Đường chỉ số momentum cắt đường 100 sẽ cung cấp tín hiệu quá bán, quá mua hoặc đang di chuyển như thế nào để nhà giao dịch nắm được.
– Khi momentum cắt với một điểm nào đó của đường MA, nhà giao dịch có thể dựa vào đó để tìm được dấu hiệu đảo chiều.
– Sự phân kì hoặc hội tụ trong các đường giá của chí báo Mom cũng cho thấy các chỉ số giá đang có xu hướng đảo chiều mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Xem thêm: Các sàn giao dịch bitcoin phổ biến
4. Cách sử dụng momentum trên Forex
Trong các giao dịch từng giờ, từng ngày của thị trường chứng khoán đều phải gắn liền với chỉ số momentum. Các nhà giao dịch cần sử dụng chỉ số này một cách linh hoạt nhất theo từng thời điểm, từng hoàn cảnh. Theo đó, để phân tích chính xác nhất, các trader cần phân tích momentum theo từng khung thời gian.
Bạn sẽ không thể đánh giá được tổng quan về bức tranh giá cả của thị trường nếu chỉ phân tích momentum trong một khoảng thời gian quá ngắn. Việc không nắm được tổng quát thị trường sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của bạn.
Nhà đầu tư cần lựa chọn các phương án để phân tích momentum trọn vẹn nhất chính là phân tích tất cả các khung thời gian từ ngắn tới dài nhất. Theo đó, các trader có thể nắm được toàn bộ biến động của các chỉ số momentum và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Biểu đồ mà các nhà giao dịch đều nên lựa chọn để áp dụng là biểu đồ trên khung H4 kết hợp với biểu đồ giờ. Với các giao dịch hàng ngày, bạn có thể lựa chọn áp dụng biểu đồ H4 sau đó tiếp đến H1 và chọn điểm dừng ở M30.
Những lời khuyên từ các chuyên gia đầu tư mà bạn có thể áp dụng một cách đơn giản nhất là đọc chỉ số momentum hàng ngày bằng các khung thời gian ngắn. Còn xu hướng chung sẽ dễ dàng xác định hơn với khung thời gian dài của momentum.
Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp các công cụ hỗ trợ khác như biểu đồ nến Nhật, biểu đồ hỗ trợ kháng cự hay các đường xu hướng để có thể quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất.
Hy vọng với những nội dung trên đây đã giúp bạn nắm được momentum là gì cũng như các đặc điểm cơ bản nhất về chỉ số này. Hãy trau dồi, học hỏi thêm các kinh nghiệm để tham gia đầu tư một cách thành công nhất.