Những điều Phật dạy về nhân sinh, về hỉ nộ ái ố, về con người, cuộc sống, hôn nhân, tình yêu luôn là kim chỉ nam để dẫn lối mỗi chúng ta. Bài viết này wikiso sẽ tổng hợp 1001 những điều Phật dạy về mọi lĩnh vực trong đời sống để bạn tham khảo.
Những điều Phật dạy về tiền bạc
Phật đã dạy, tiền bạc không có gì là xấu cả, ai ở trên đời ccũng có quyền làm giàu để có thể nâng cao sự sống, bên cạnh đó còn việc lo tròn trách nhiệm, trọng trách và bổn phận đối với gia đình và toàn xã hội.
Tất cả những người làm ra tiền bạc bằng chính mồ hôi và nước mắt của chính mình. Kiếm được đồng tiền sạch bằng sự siêng năng, chăm chỉ và cần củ của mình để có thể tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và trọn vẹn thì đều rất đáng khen.
Tiền bạc và của cải cũng được xem như là đa số phương tiện để con người có thể duy trì được sự sống, sinh sống, ăn mặc. Đồng thời nó cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết hằng ngày. Trong trường hợp để thiếu trước, hụt sau về tiền bạc thì cũng đều không tốt.
Tiền bạc nếu như được làm ra từ những hành vi không chân chính thì thường hay bị năm nhà cuốn trôi đi mất. Đó chính là nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm cướp, nhà bị vua quan tịch thu và cuối cùng là bị chính con cái bất hiếu phá sản.
Những điều Phật dạy để có cuộc sống an nhiên
Hãy cùng Wikiso tham khảo những điều Phật dạy về cuộc sống để có thể mở ra con đường trong tâm hồn giúp bạn tìm lại sự cân bằng, bình yên hơn cho cuộc sống bon chen này:
Bạn hãy biết dứt bỏ nóng giận và biết cách diệt trừ tính kiêu căng trong tâm hồn của bạn. Hãy học cách không luyến ái vật chất, bỏ qua những ham muốn dục vọng tầm thường thì bạn sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc trong cuộc sống trái ngang này và từ đó bạn sẽ không bao giờ bị phiền não nữa.
Nhân sinh trên đời rốt cuộc cũng chỉ như thân ở trong bụi gai mà thôi. Nếu cái tâm của bạn bất động nhân không vọng động, nếu như trước mọi sự sân si bạn không động tâm thì ắt hẳn bạn sẽ không làm bậy. Còn nếu như bạn đã lỡ động tâm rồi thì nhất định bạn sẽ phải chịu đau đớn. ở trên đời này điều Thiện ác hay sướng khổ cũng đều bắt đầu từ suy nghĩ của chúng ta mà thôi.
Mỗi chúng ta đều phải học cách tìm thấy sự yên, sự bình từ, sự bình tâm ngay bên trong bản thân mình chứ không cần tìm ở đâu xa xôi. Nếu như bạn bình yên thật sự thì chắc chắn bạn không thể bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài được.
Nếu như bạn là người thường có tâm nguyện thì bạn phải chấp nhận bạn là người khó mà tự tại được. Hơn hết cả bạn vẫn nên biến tâm nguyện thành hư nguyện. Muốn viên mãn thì trước mọi sự vật sự việc bạn chỉ nên thành tâm.
Nếu như bạn thật sực không có nhu cầu muốn rước phiền não vào mình, thì sẽ không bao giờ có chuyện người khác có thể gây phiền não cho bạn được. Nguyên nhân là vì chính từ sâu thẳm trong tâm hồn bạn không buông xuống nổi.
Vạn pháp duy tâm tạo, mỗi chúng ta đều là kết quả của những gì mà trong đầu mình suy nghĩ. Nếu như bạn là một người nói và làm theo lời nói của mình với tâm trong sáng thanh tịnh, thì bạn yên tâm rằng là hạnh phúc sẽ luôn đi theo bạn như hình với bóng, không thể tách rời được.
Hãy nhìn những người có trí tuệ đã thổi bay những cấu uế của bản thân họ như thế nào. Điều đó cũng giống như một người thợ rèn thổi sạch những phần bụi của chất bạc. Kiên trì và cần mẫn thổi từng tí một, từng cái một, tập trung thổi từng lúc một thì kiểu gì cũng đến ngày thổi sạch bóng.
Tâm hồn của bạn hãy vững như bàn thạch để dù cho có xảy ra chuyện gì cũng không bị lung lay trước dông bão. Hãy nhìn những người khôn ngoan mà xem, họ sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lời khen chê từ bên ngoài truyền vào.
Chỉ cần là lúc nào bạn cũng tự giác tâm an, thì cho dù là hướng đông tây nam bắc đều tốt như nhau cả thôi. Nếu như còn một người chưa độ thì cùng đừng nên thoát một mình.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người trong cuộc đời này chính là Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống như vậy thì tâm mới bình an.
Những điều Phật dạy về sự vấp ngã
Mỗi một vết thương trong tâm hồn mỏng manh của bạn đều là một sự trưởng thành.
Nếu như một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ trong quá khứ thì người đó sẽ gặp khó khăn trong việc cảm thông cho người khác. Điều trước tiên khi bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, yêu thương và chia sẻ với đau đớn của người khác thì trước hết phải chịu đựng được những khổ nạn cái đã.
Đước sống dù chỉ là một ngày trên cuộc đời này nữa đi thôi thì cũng là có diễm phúc của một ngày, tất cả những điều đó bạn cũng đều nên phải trân quý. Khi tôi khóc vì chân tôi đi chân trần, không có đôi dép lành lặn đẻ mang thì tôi lại nhìn thấy những không có chân để đi giày.
Khi trong lòng bạn cảm thấy vui thì cũng chính lúc đó bạn phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng, nó sẽ không kéo dài mãi mãi, cuộc vui nào cũng đến lúc tàn. Khi trong lòng bạn cảm thấy đau khổ thì bạn cũng hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không kéo dài mãi mãi, chúng không trường tồn và sẽ sớm biến mất đi.
Sự chấp trước, bắt bẻ, sân si, xu nịnh của ngày hôm nay sẽ là điều khiến bạn hối hận, day dứt cho ngày mai.
Chỉ khi nào cái tâm của bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn mới chính thức tạm biết hết phiền não.
Nếu được thì mong bạn hãy luôn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa, khoan dung khi muốn bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn đay dậy sóng trong lòng của mình. Chỉ khi bạn có thái độ như vậy thì những người xung quanh bạn mới khả dĩ tiếp nhận.
Cùng là 2 chiếc bình giống nhau đến như vậy, nhưng tại sao bạn lại lựa chọn làm chiếc bình chứa độc dược? Tương tự như thế cùng một mảnh tâm mềm mỏng, mỏng manh như vậy tại sao bạn lại lựa chọn đầy những não phiền như vậy?
Rồi thời gian cũng sẽ trôi qua đi mà thôi, bạn đừng quá lo lắng mà hãy để thời gian xóa sạch phiền mọi não của bạn đi.
Chỉ khi bạn dám đối diện với hiện thực thì khi đó bạn mới có thể vượt qua hiện thực.
Lời phật dạy về cuộc sống từ trước đến nay luôn luô phủ định quan điểm cho rằng mọi nỗi niềm vui sướng hạnh phúc và mọi cảm giác đau đớn, dkhổ đau của con người đều đã được định sẵn từ trước. Đức phật khuyến khích mọi người hãy luôn luôn làm việc và không quên rằng:
Hãy luôn tin vào khả năng, năng lực của chính mình.
Hãy không ngừng phát triển sự hiểu biết và khả năng học hỏi, tìm hiểu trong nghề nghiệp mà chính bạn đã chọn lựa.
Bạn hãy luôn chú tâm vào tổ chức công việc kinh doanh
Bạn hãy luôn nhớ một điều đó là kchám phá các phương tiện có khả năng giúp bạn phát triển chiến lược
Theo Đức Phật dạy thì con người chúng ta chỉ còn cần thêm một bước nữa thôi là có thể đến được thành công vật chất. đó không có gì khác mà chính là sự tìm kiếm, sự không ngừng khám phá ra các phương tiện, công cụ có vai trò giúp bạn phát triển có chiến lược. Nếu muốn đi đến thành công của mỗi một cá nhân chúng ta thì đây có thể là một trong những phương pháp và cách thức mới mẻ và hữu hiệu nhất.
Khi làm việc thì bạn hãy luôn tâm niệm một điều rằng là đối với việc lớn tuyệt đối không hồ đồ, việc nhỏ tuyệt đối không so đó, đó chính là trí tuệ.
Khi sự nghiệp của bạn thành công rồi thì bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi đem trí tuệ cho, khi đó bạn sẽ nhận được về những niềm vui tốt đẹp.
Những điều Phật dạy về cách sống tốt đẹp
Khi bạn biết Lựa chọn cho mình một cách sống khôn ngoan hơn thì điều đó sẽ giúp cho bạn có một cuộc đời ý nghĩa hơn.
Bạn hãy luôn ghi nhớ một điều là chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh của mình, chính vì vậy chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc đành phải sửa đổi chính mình. Chúng ta hãy biết cách đối diện với tất cả mọi khó khăn, trắc trở, thua thiệt bằng lòng từ bi và khối óc trí tuệ của mình.
Phật cũng đã từng dạy rằng “tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”, liệu bạn đã hiểu được câu nói này chưa?
Sở dĩ mỗi con người chúng ta cảm thấy đau khổ đó là vì trong tâm của chúng ta chỉ mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
Con người sống trên đời là cần có tình yêu nhưng đừng có bi lụa và dinh mắc quá vì ở trên đời này việc chia ly là điều tất yếu.
Mọi sự việc trên đời này đều thế, chúng đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Chính vì vậy bạn cần phải biết được nguyên lý “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”, luôn tâm niệm câu nói này trong đầu để không bị bỡ ngỡ trước sự thay đổi của cuộc đời.
Phàm trên đời này người nào không biết yêu chính mình thì mãi mãi cũng không thể yêu được người khác.
Thành thật muốn nói lời cảm ơn đời vì những gì mà tôi đã có, tôi thật lòng cũng muốn gửi lời cảm ơn đời vì những gì mà tôi không có.
Bạn hãy luôn nhớ những điều đánh giá chính xác này, đó là ở đời người xin lỗi trước chính là người dũng cảm nhất. Cũng là ở trên đời này người học được cách tha thứ trước là người mạnh mẽ nhất. Cũng đừng quên có một câu nữa đó chính là người lãng quên trước chính là người sẽ đi đến được hạnh phúc sớm nhất.
Đạo làm người cơ bản nhất mà ai cũng biết đó chính là đối với người trên thì phải cung kính, đối với người bên dưới thì tuyệt đối không thái độ cao ngạo. Những biểu hiện tinh tế trên ấy là lễ.
Nếu như trước mỗi vấn để bạn cứ xem những chuyện đơn giản, nhỏ nhặt nhất thành những chuyện nghiêm trọng, kinh khủng nhất thì như thế bạn sẽ rất đau khổ, không buông bỏ được.
Những điều phật dạy về chữ hiếu
Phật từng dạy qua bài thơ sau:
“Giữa các loài hai chân
Chánh giác là tối thắng
Trong các loài con cái
Hiếu thuận là tối thắng”
Đạo phật được gọi là đạo hiếu vì hiếu thuận đối với bậc sinh thành thì Sư trưởng, chư Tăng. Còn đối với Tam bảo thì được đánh giá là sự hiếu thuận phù hợp chánh pháp chí thượng, sự hiếu thuận ấy gọi là giới, cũng gọi là năng lực chế ngự, đình chỉ mọi sự tội lỗi”.
Con ơi nên nhớ rằng khi lớn lên, bố mẹ già đi rồi thì hãy vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ. Con ơi hãy luôn khăc cốt ghi tâm rằng dù có cắt da đến xương, nghiền xương thấu tuỷ, máu đổ thịt rơi thì mãi mãi bất kỳ đứac con nào trên đời cũng không thể nào đáp được công ơn cha mẹ.
Giả như trong cuộc đời này có người con nào chăm sóc cha mẹ lúc đói khát, hầu cạnh khi cha mẹ bệnh tật phá hoại thân thể, cung phụng cha mẹ khi cha mẹ xế bóng về già cũng không thể nào mà có thể báo đáp được công ơn cha mẹ.
Con cái trên cuộc đời này hãy luôn nhớ rằng hãy vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời chịu cảnh đâm tròng con mắt. Dù cho đứa con kia có phải lâm vào hoàn cảnh cắt hết tâm can, ruột gan của mình ra thành trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thân thì cũng đừng bao giờ nghĩ là mình đã trả hết công ơn cha mẹ.
Nếu như đứa con nào mà có những hành động, biểu hiện như làm ác với cha mẹ. Những người lỡ buông lời nói ác đối với cha mẹ của mình; những người con đã từng xuất hiện ý nghĩ ác đối với cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng ra mình, những đứa con mà không hề biết ơn, không muốn trả ơn đối với bậc sinh thành của mình thì mãi mãi sẽ tương xứng rơi vào địa ngục vĩnh viễn bị dày xéo và ở trên cuộc sống trần gian thì sẽ bị đau khổ.
Bạn có làm được điều thiện bằng trời bằng đất ngoài kia nhưng không có điều gì lớn hơn chữ hiểu. Mọi tội lỗi trên cuộc đời này đều là sai trái hết nhưng không có tội ác nào kinh khủng hơn tội bất hiếu.
“Vui thay khi chúng sinh biết hiếu kính mẹ
Vui thay khi chúng sinh biết hiếu kính cha
Vui thay khi chúng sinh biết kính Sa môn
Vui thay khi chúng sinh biết kính bậc thánh”.
Từ xưa đến nay, chúng sanh luôn bị lang thang, mắc kẹt trong muôn nẻo luân hồi. Chúng sinh buông bỏ thân phận này xuống lại nhận thân phận khác lên. Chúng sanh sinh đi sinh lại không biết bao lần, thì điều đó đã nói lên dược rằng sữa mẹ mà chúng ta đã uống thậm chí còn nhiều hơn là nước trên khắp các hành tinh này.
Đứa con bất hiếu nào trên đời sau khi chết cũng bị đọa vào địa ngục A tỳ. Họ sẽ phải trải qua các hình thức tra tấn như lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém…. Chúng xứng đáng phải chịu bi kịch ngày đêm chết sống muôn lần. Tội ác mà chúng tạo nên khi bất hiếu với cha mẹ thì đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây đều phải chịu tất cả các hình phạt tại A tỳ ngục, không biết đến bao giờ mới có thể hóa giải được tội lỗi này.
Người con mà trong lòng lúc nào cũng tâm niệm là sẽ có hiếu dù cho có gặp phải những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống hay thậm chí có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn cũng sẽ thoát được đại hạn đó một cách an toàn.
Những người con có hiếu vói bố mẹ mình thì khi giàu đều sẽ được hưởng thụ hết gia tài, họ không bị mất của vài tay người khác, họ cũng không có chuyện gặp phải các nghịch cảnh trong cuộc sống vì có hiếu chính là phẩm chất để có thể có được một cuộc sống yên bình và hạnh phúc nhất.
“Nầy các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấp nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trong và cúng dường” (Tăng Chi Bộ).
“Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
Nếu như đạo làm con mà không biết phụng dưỡng cha mẹ, bất hiếu với cha mẹ, làm cho cha mẹ sống trong buồn tủi thì dù có dâng lễ lạt cao đầy như thế nào cũng không có phước lộc. Còn làm con mà đặt chữ hiếu lên hàng đầu, sống lúc nào cũng quan tâm cha mẹ thì dù lễ lạt có nhỏ đi một chút cũng có xá gì, họ vẫn có được những phúc phần , được phước vô lượng.
Câu chuyện về đạo hiếu mà bạn không nên bỏ qua. Cụ thể như sau:
Khi mà Phật còn tại thế thì đã có có một vị chư Thiên đến hỏi đức Phật rằng là “Bạch Đức Thế Tôn, bây giờ con muốn có vận may, vậy phải là sao thì con mơi có vận may? làm sao để có được vận may?”
Phật không cần suy nghĩ ngần ngại quá lâu, người nói ngay là Phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ chính là vận may tốt nhất mà một đời người có thể có được.
Những điều Phật dạy về khẩu nghiệp
Khẩu nghiệp chính là những nghiệp chướng mà xuất phát từ những lời nói, những lời ác khẩu của người với người gây ra. Nếu như ta muốn nói gì thì hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Mỗi lời nói mà chúng ta nói ra đều mang lại những tác động mà ta không thể ngờ được. Điều đó chính là để lại hậu quả về sau, chính là khẩu nghiệp.
Người xưa cũng đã có những lời dạy rằng “Khẩu khai thần khí tán, thiệt động thị phi sanh”. Câu nói này có nghĩa là mở miệng nhiều lời, nói nhiều liên tục thì sẽ hao tổn thần khí. Khi mà miệng của bạn động là lưỡi của bạn động, thường là sẽ nói những chuyện phải trái; hơn thua; đẹp xấu; khen chê. Mỗi lời nói đều có những lời khiến người nghe và người nói phải có những hành động tranh đấu; thóa mạ lẫn nhau và rồi sẽ dẫn đến những điều đáng buồn xảy ra. Điều này đúng là không nên một chút nào cả.
Con người khi đang sống cần để ý hơn đến hành động và lời nói cũng như suy nghĩ của chính mình. Nếu như trong tâm chúng ta chất chứa sựs tham lam; chất chứa sự keo kiệt thì chúng ta sẽ tạo nghiệp ác. Điều đó chính là lý do chúng ta khi chết đi phải về cõi dữ là ma quỷ.
Tương tự như vậy nếu như chúng ta có những hành vi như là cướp bóc; giết người; hoặc thậm chí là ngày đêm nào chúng ta cũng chỉ làm những việc xấu thì chắc chắn là chúng ta sẽ tạo nghiệp rất ác. Điều này thì 100% là khi chết đi chúng ta sẽ về địa ngục mà thôi chứ không thể có con đường nào khác được.
Đến bây giờ vẫn có nhiều người nghĩ rằng nghiệp nó chỉ xuất hiện khi mà con người có các hành động. Nhưng trên thực tế chứng mình một điều là không chỉ có hành động của con người mới gây ra nghiệp mà tất cả các yếu tối như là Thân, Khẩu, Ý của con người cũng đều có thể tạo nghip.
Nếu nư chúng ta không có hành động tốt đẹp, tâm hồn ý thức của chúng ta không trong sáng và lời nói của chúng ta mang tính sát thương người khác thì thì chắc chắn một điều là nghiệp của chúng ta sẽ đến sớm hoặc muộn, nhưng chắc chắn nó sẽ đến.
Đức Phật cũng đã nhiều lần dạy về khẩu nghiệp, mỗi một con người sẽ có khả năng mắc phải 10 nghiệp. Trong số đó thì ác khẩu chiếm đến 4, điều đó có nghĩa là cái nghiệp của khẩu nghiệp nó cực kỳ lớn, nó chiếm đến gần một nửa. Khẩu nghiệp có thể được hình thành khi một người ăn không nó có, vu khống đặt điều, bóp méo sự thật, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, thêu dệt sự thật. Nói chung là chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Những vết thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường bên ngoài cơ thể rất dễ lành nhưng ít ai có thể cảm nhận được vết thương vô hình mà lời nói tạo ra trong tâm hồn của người nghe. Khi nói thì chúng ta thường mang tâm thế nói thẳng toẹt, nó cho sướng mồm nhưng có ai biết rằng người nghe nhũng thời cay đắng đấy sẽ bị tổn thương nhiều như thế nào.
Cái tâm mình ác thì mình mới nói ra lời ác độc được, nếu lăng mạ, nguyền rủa người khác bằng lời nói thì kiểu gì cũng bị nhận quả báo khâu nghiệp sớm thôi, điều đó là không tranh khỏi được.
Trên đời này của cải thì có thể kiếm lại được, điều này đúng thật nhưng cũng có câu rằng miệng ăn núi lở. Nếu như cái miệng chỉ tập trung ăn lâu ngày thì của cải cũng theo đó mà mất thôi. Cái miệng chỉ lo ăn và chỉ lo nói xaus người khác, cái miệng lười nói lời ngọt ngào mà chỉ thích cạnh khóe, chửi nhau, sỉ vả nhau, nói ra những lời nặng nề với nhau thì không ai có thể yêu mến được.
Người ta vẫn thường hay nói quả báo thường đến muộn nhưng không phải không đến. Các câu nói mắng nhiếc người khác của bạn lúc đó làm cho bạn đã cái nư lúc đó thôi, nhưng lúc sao thì bạn sẽ phải hối hận vì chính câu nói của mình luôn.
Những điều phật dạy về tình yêu
Nhân vốn là nhân con người thì vốn chỉ là con người, thế vốn là thế thời thế thì vốn là thời thế, ý rằng bản thân mình có thế nào thì hãy để mình tự nhiên như thế, chúng ta có tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân mình hơn nhưng không vì thế mà chúng ta phải chấp nhận đánh đổi chính bản thân mình. Đó không phải là một điều nên làm trong tình yêu, nếu yêu bạn thì người t sẽ yêu chính con người của bạn mà thôi
Chúng ta thà chấp nhận tất cả mọi thứ có nguy cơ xảy đến để nuôi dưỡng tình yêu, con người cũng thường trở nên vui vẻ bất thường, trầm mặc bất chợt vì tình yêu. Khi yêu rồi thì chúng ta sẽ rơi vào một vòng yêu – hận luẩn quẩn. Cho dù con người có tu 3 kiếm chung thuyền, cho dù con người có làm như thế nào đi chăng nữa thì hợp tan là lẽ thường tìinh, không thể nào mà thay đổi được nhân duyên.
Chuyện hứa hẹn trong tình yêu cũng chỉ là một loại chấp niệm không thể buông bỏ, đời người đa tình, dù là phúc hay là họa thì cũng đều sẽ khiến cả 2 đau khổ. Nói vậy để biết là hứa hẹn là gia vị tình yêu nhưng đừng tin vào hứa hẹn. Nhân sinh trên đời rốt cuộc cũng chỉ như thân ở bụi gai mà thôi. Nếu như bạn ngồi yên thì không sao chỉ cần bạn động người thì kiểu gì cũng sẽ bị gai đâm đến chảy máu mà thôi. Tâm bình an không động thì sẽ không bị tổn thương, tâm động thì sớm muộn cũng nhận lấy những trái đắng của tình yêu.
Nếu như muốn vui vẻ trong tình yêu thì tốt hơn hết là bạn nên biết cách bao dung cho những bất đồng quan điểm của đối phương. Còn ngược lại nếu như bạn vẫn mang một chấp niệm thay đổi suy nghĩ của đối phương thì sớm muộn gì cũng sẽ chuốc khổ vào tâm.
Có 3 yếu tố sẽ khiến con người may mắn trong tình yêu đó chính là sự thản nhiên, sự tùy tâm và sự tùy duyên. Bạn chỉ cần ngồi yên và không ngừng phát triển bản thân thì sớm muộn gì người ấy cũng sẽ xuất hiện mà thôi. Người mà hợp nahu với bạn đến từng chân tơ kẽ tóc, sinh ra là dành riêng cho bạn.
Tình yêu cũng có loại tình khắc cốt ghi tâm, rất nhiều người đã rơi vào cảnh yêu khắc cốt ghi tâm rồi. lúc đang yêu thì cảm thấy cuộc đời đẹp như mơ nhưng khi không còn được ở bên nhau nữa thì đau khổ không thôi. Chính điều đó đã khiến cho con người có suy nghĩ rằng là đời người ngắn ngủi đừng nên bỏ lỡ người phù hợp với mình.
Vận mệnh vốn cũng không thể đổ hết cho nhân duyên, một phần lớn cũng là do người tạo. Tâm của bạn đã đổi thì ắt vật cũng sẽ thay đổi đi ít nhiều. Còn nếu như tâm của bạn không đổi thì dù bão táp mưa sa vật vẫn cứ là vật, không dời đi đâu cả. Tình yêu chính là như thế, có còn yêu nhau hay không, cái tâm nói lên tất cả.
Trên đời này mỗi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, trong tình yêu lại càng như thế, không thể cưỡng cầu được vì yêu đương là sự tự nguyện.
Cuộc sống của bạn hãy để bạn tự quyết định, bạn hãy làm theo những lời dạy, phải nỗ lực thay đổi số phận, làm mình tiến bộ hơn thì lúc đó sẽ gặp được người cùng đẳng cấp để yêu cho phù hợp.
Nếu như có duyên thì không cần quan tâm đến thời gian, không gian, ở đâu cũng có thể chạm mặt nhau. Nhưng nếu như vô duyên thì có đứng trước mặt cũng không cảm nhận thấy nhau, đó chính là tình yêu, không phải ai sinh ra cũng dành cho nhau.
Nhân duyên rất khó nắm bắt và dễ đến dễ đi, nếu như không phải đúng người đúng lúc thì chẳng thể là ai cả. Khi không để ý, xoay người tìm lại thì đã không còn thấy nhau nữa rồi.
Tình yêu chính là hợp tan, tan hợp, yêu rồi lại ly biệt cũng không có gì quá khó hiểu. Hết duyên thì buông tay nhau ra cho duyên về với trời đất, như vậy thì duyên mới mới có thể tìm đến được.
Tu cả trăm kiếp luân hồi mới có thể chung thuyền, tu cả ngàn kiếm luân hồi mới có thể chung chăn gối. thế nhưng xa nhau dễ lắm, chỉ cần quay đầu đi là đã có thể bước ra khỏi đời nhau như chưa bao giờ tồn tại vậy.
Tình yêu thuở ban đầu vẫn còn đẹp và nồng nàn, cứ ngỡ là sẽ bên nhau suốt đời, không ai có thể thay thế đối phương trong lòng nhau nhưng khi xa nhau rồi mới thấy, hóa ra không phải chỉ có một người hợp vởi bản thân.
Nếu muốn biết duyên là gì thì hãy tưởng tượng chúng như băng tuyết vậy, chỉ khi đem ôm ấp nó vào lòng mới thấy lạnh, chỉ khi đó chúng ta mới có thể hiểu là cả 2 vốn chẳng có duyên gì cả.
Vợ chồng chính là cái nghĩa cùng nhau chia sẻ, cùng nhau sống chết. Chỉ cần nháy mắt cái là đã sống với nhau cả đời rồi, cần phải có sự bền chặt, cần phải có sự cảm thông. Nhân sinh rốt cuộc cũng chỉ như một giấc mộng dài mà thôi, yêu rồi hận, hợp rồi tan cũng đã đủ để tiêu hết nửa đời người. nửa đời còn lại chính là cùng người phù hợp sống hạnh phúc trọn đời.
Những điều phật dạy về cái chết
Trên cuộc sống này có ai mà không phải chết, chíng ta cũng chỉ là những con người bình thường với vòng đời sinh, lão, bệnh, từ mà thôi. Có sinh thì ắt phải có tử, đó là lẽ dĩ nhiên và không ai có thể đi ngược lại quy luật đó cả.
Nhưng đây không phải là điều mà con người ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa, phải cho đến khi chúng ta đứng trước ngưỡng cửa sinh tử, cận kề lằn ranh thì chúng ta mới cảm nhận được mà thôi. Sinh từ là điều không có gì quá đáng sợ cả.
Đức phật đã dạy rồi, sau khi chết không phải là hết mà là để bắt đầu một cuộc sống mới. Chúng ta được tái sinh lại một lần nữa với một hình hài mới, cớ sao chúng ta lại quá bi thương khi nghĩ về cái chết? Chính vì vậy, con người nên có những cái nhìn khác hơn, lạc quan hơn và sâu sắc hơn về sinh tử ở đời.
Các nhà sư nổi tiếng viên tịch như thế nào? Đa số họ đều biết trước được khi nào mình sẽ chết, mặc dù biết khi nào mình chết nhưng tại sao họ lại không có biểu hiện của sự sợ hãi? Vì họ đã nhìn thấu hồng trần, cuộc đời trần thế cùng lắm cũng chỉ là một cuộc dạo chơi mà thôi. Theo quan niệm của Phật giáo thì cái chết của con người vốn không đáng sợ như chung ta vẫn tưởng. Nó không rùng rợn mà ngược lại đôi khi cái chết nó còn là một sự giải thoát, một cơ hội mới.
Cái chết nó cũng chỉ là một giấc ngủ dài mà thôi, con người theo quan điểm Phật pháp thì có cái gọi là luân hồi chuyển kiếm. Mình hết kiếp là người rồi , chết rồi thì mình làm cái khác, đầu thai thành cái khác rồi sống tiếp cuộc đời khác mà thôi.
Như vậy bài viết đã tổng hợp rất nhiều những điều Phật dạy về rất nhiều lĩnh vực xoay quanh cuộc sống của mỗi con người. Hi vọng sau khi đọc bài viết thì bạn sẽ có cái tâm tịnh hơn, sống thoáng hơn và suy nghĩ tích cực hơn.