Trong cuộc sống ngày nay tiếng Anh được sử dụng rất nhiều, để thuận tiện hơn trong cuộc sống bạn nên hiểu thêm những từ ngữ mới chẳng hạn như việc tìm hiểu Offline là gì?
Offline là gì?
Offline có nghĩa là không có kết nối mạng hay chính là không có kết nối internet, từ ngữ này còn thể được dùng khi các thiết bị không được hoạt động một cách bình thường. Offline còn có một nghĩa khác đó là chỉ những buổi thảo luận, những cuộc gặp mặt trực tiếp của những người có chung chủ đề hay sở thích.
Offline thường hay đi kèm với một vài từ ngữ khác như cửa hàng offline, chi nhánh offline,… tất cả chúng đều muốn ám chỉ các cửa hàng có địa chỉ cụ thể mà bạn có thể trực tiếp đến các sửa hàng đó để xem xét, mua sản phẩm
Ý nghĩa của Offline
Offline là một hình thức đã có từ rất lâu nhưng này nay nó mới được phổ biến một cách mạnh mẽ, thay vì nói “chúng ta gặp nhau đi” thì có thể chuyển thành “chúng ta offline một buổi đi” sự thay đổi này là do văn hóa của chúng hội nhập cùng với các nước phát triển.
Đây là hình thức gặp mặt để tạo dựng niềm tin và uy tín với đối phương hay quan trọng hơn là các đối tác kinh doanh, trong quá trình này hai bên có thể thảo luận về chủ đề chung, về sản phẩm dịch vụ để đưa ra những thỏa thuận. Thời gian offline còn dựa vào thời gian của những bên tham gia sao cho số đông thành viên có thể tham gia buổi offline đó.
Cùng điểm qua một vài địa điểm giúp các bạn có thể tổ chức các buổi offline đó là quán cà phê, văn phòng hay nhà hàng,… tuỳ vào mục đích của những cuộc offline để có thể lựa chọn một địa điểm phù hợp với tất cả mọi người.
Mục đích của offline là gì?
Để chia sẻ kiến thức hay cập nhật thông tin
Như bài viết chia sẻ kiến thức online là chưa đủ để phát triển và gắn kết cho một cộng đồng, những buổi tổ chức offline sẽ khiến cho những thành viên trong cộng đồng có cảm giác tin tưởng, nếu buổi offline có chất lượng thì các buổi offline sau sẽ được các thành viên đón nhận một cách hào hứng. Qua buổi offline này giúp mọi người được cập nhật các kiến thức hay thông tin mới hữu ích với họ
Thu hút thành viên mới
Mọi thứ trên nền tảng online đều là ảo, chính vì thế mà có những buổi offline giúp tăng độ nhận diện hay tên tuổi của các tổ chức, nếu chỉ nói đến một tổ chức nào đó nhưng lại không có các hoạt động offline chắc chắn những thành viên mới sẽ không có sự tin tưởng để tham gia vào bất cứ tổ chức nào.
Giao lưu, tăng mối quan hệ
Trong một nhóm, tổ chức hay cộng đồng nào đó, những thành viên tham gia họ luôn mong muốn nhận được nhiều giá trị, không chỉ những giá trị lý tính như kiến thức hay cơ hội thì giá trị cảm tính cũng được đề cao đó chính là những mối quan hệ đi kèm. Việc tổ chức cho các thành viên được mặt nhau giúp các mắt xích trong cộng đồng đó chính là những thành viên được gắn kết chặt chẽ với nhau.
Tổ chức các hoạt động từ thiện
Với những tổ chức hoạt động vì cộng đồng, những buổi offline là hoàn toàn không thể thiếu. Không một việc thiện nguyện nào lại có thể được tổ chức online, việc offline giúp kế hoạch được tổ chức có kết quả một cách tốt nhất.
Khác nhau giữa Online và Offline
Trái ngược với offline thì online có nghĩa là trực tuyến hay là được kết nối internet. Online là một hình thức hoạt động trực tuyến trong đó những người hoạt động không cần đến gặp nhau trực tiếp mà chỉ cần có một thiết bị có kết nối internet vậy là bạn có thể giao lưu với nhau bất kể hai bên đang ở đâu, bất cứ thời gian nào. Không cần phải nói thêm về hình thức này nữa vì chắc có lẽ trong ngày nay ai cũng sở hữu cho mình những thiết bị thông minh như đồng hồ, điện thoại hay máy tính,…
Trong thời đại này, công nghệ phát triển, internet phát triển, mọi thứ đang phát triển theo chiều hướng “Internet of thing”, offline giúp chúng ta xoá bỏ đi khoảng cách, chi phí ít tuy nhiên mức độ tin tưởng lại thấp và chắc có lẽ hiệu quả mà hình thức online mang lại không bằng offline rồi.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về lợi ích của internet hãy xem thêm TẠI ĐÂY
Cách tổ chức một buổi Offline
Bạn đang muốn tổ chức một buổi offline với số lượng thành viên khá đông, bạn đang không biết những công việc nào mình cần phải làm, trong phần này mình sẽ đưa ra một vài gợi ý về cách tổ chức buổi offline
Để có thể tổ chức được một buổi offline thành công thì bạn phải là một người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng đó, vì khi bạn có ảnh hưởng tốt đến mọi người thì khi bạn muốn tổ chức một buổi gặp mặt mọi người mới có hứng thú để đi. Nếu bạn chưa đủ sức ảnh hưởng thì bạn có thể nhờ các thành viên khác trong tổ chức PR trên trang cá nhân, chạy quảng cáo trên Facebook hoặc nhờ các chuyên gia,…
Tiếp theo bạn cần xác định vấn đề mà bạn sẽ chia sẻ trong buổi gặp mặt đó. Cách tốt nhất để lựa chọn chủ đề đó là đưa ra những chủ đề mà bạn giỏi hoặc những chủ đề mà các thành viên trong cộng đồng của bạn đang quan tâm hoặc các chủ đề đang là trends trên mạng xã hội. Trong trường hợp vấn đề mà thành viên quan tâm nhưng bạn không giỏi thì buộc bạn phải tìm những người có chuyên môn trong lĩnh vực đấy về chia sẻ thì buổi offline thì mới có được hiệu ứng và kết quả tốt nhất.
Để biết được chủ đề nào mà các thành viên trong cộng đồng của bạn đang quan tâm thì bạn nên tạo ra một cuộc thăm dò ý kiến ngay trên Facebook, các chủ đề mà bạn đưa ra như mình gợi ý ở phía trên, chủ đề nào được nhiều người lựa chọn nhất sẽ là chủ đề chính của buổi offline hôm đó
Với chủ đề mà thành viên quan tâm chắc chắn số lượng thành viên tham gia sẽ rất đông đảo, việc tiếp theo bạn cần phải làm đó chính là xác định số lượng thành viên sẽ tham gia. Tại sao lại phải làm công việc này, vì số lượng thành viên tham gia sẽ ảnh hưởng tới không gian, quy mô tổ chức, thời gian tổ chức. Để tránh việc bị quá số lượng ảnh hưởng đến chất lượng buổi offline thì đây là một bước quan trọng.
Nếu thành viên đến tham gia ít hơn so với bạn dự tính sẽ khiến bạn mất đi một khoản chi phí lớn. Vì thế để chắc chắn hơn thì bạn nên tạo một biểu mẫu để những người tham gia có thể đăng ký cũng như giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình kiểm soát số lượng thành viên tham dự buổi offline.
Biểu mẫu Google form sẽ giúp bạn tạo một link đăng kí đơn giản, trong link đăng ký nên có các thông tin mà những thành viên tham gia cần cung cấp như: họ tên, số điện thoại, gmail, địa chỉ,…Và nhớ kiểm tra lại cho những người đăng ký bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi email cho thành viên đăng ký để rà soát số lượng bước cuối cùng.
Sau khi xác định được thành viên tham gia, bạn nên chọn những người chính – người sẽ thực hiện việc chia sẻ, chủ trì cuộc gặp mặt ấy. Thông thường offline được tổ chức một cách miễn phí nên bạn nên xem xét lại ngân sách của mình, trong trường hợp bạn mời những nhân vật tầm cỡ có sức ảnh hưởng lớn trong ngành thì hãy nên cân nhắc việc thu phí của các thành viên khi tham gia.
Khi xét tới vấn đề phí bạn hãy thông báo trước cho mọi người để biết được kiến của họ như thế nào để có cách điều chỉnh sao cho phù hợp. Tiếp theo là lựa chọn thời gian và địa điểm để thuận tiện cho cuộc gặp mặt của mọi người nhất. Bạn nên chọn một không gian vừa đủ với số lượng thành viên, có chỗ để xe đầy đủ và điều quan trọng hơn đó là không gian phải thoáng mát và dễ chịu, thông thường một buổi offline sẽ được tổ chức tại các quán cà phê hoặc văn phòng
Kiểm tra các thiết bị âm thanh, hình ảnh trước khi buổi buổi gặp mặt diễn ra, điều này tuy nhỏ nhưng lại thể hiện mức độ chuyên nghiệp của người tổ chức và của cả những người đứng đầu trong tổ chức. Hiếm có thành viên nào lại có thể chấp nhận việc mình hoạt động trong một môi trường thiếu chuyên nghiệp, nó thể hiện ở những điều nhỏ nhặt nhất nên bạn đừng bỏ qua các tiểu tiết nhé.
Trong quá trình offline bạn nên tìm một đến hai người để thực hiện công việc quay phim và chụp ảnh để sau này sử dụng làm tư liệu truyền thông cho các buổi họp mặt tiếp theo. Một lưu ý nhỏ là bạn nên ghi hình suốt buổi offline hoặc bạn có thể phát trực tiếp trên Facebook để những thành viên không tham gia được họ có thể xem trực tuyến.
Lên thời gian các phần được trình bày trong buổi offline đó, việc này giúp bạn kiểm soát tốt thời gian để buổi offline không bị quá giờ hoặc bị kết thúc quá sớm, điều này làm tăng trải nghiệm cũng như đánh giá tích cực dành cho buổi offline.
Bạn nên hạn chế chọn thời gian vào các buổi sáng cuối tuần, thời gian tốt nhất là buổi chiều tối thứ 7, đây là khoảng thời gian thích hợp mà mọi người có thể tham gia mà không bị bó buộc thời gian.
Một số lưu ý nhỏ khi tổ chức một buổi offline đó là buổi nói chuyện nên tạo cảm giác thoải mái cho người nghe, luôn luôn tương tác với các thành viên, tôn trọng ý kiến của họ, nội dung phải thực tế nhưng đồng thời phải lồng ghép các câu từ gây hài hước. Điều này giúp làm bớt cảm giác lạ lẫm cùng nhàm chán trong những câu chuyện mà buổi offline đang chia sẻ.
Nếu bạn chia sẻ những câu chuyện của mình với các thành viên hẳn là rất hữu ích, sẽ chẳng có kiến thức nào tốt hơn những điều bạn đã vượt qua nó và chia sẻ lại cho mọi người cùng nghe. Nó là những câu chuyện thực tế, có thật, bạn chính là người trải qua nên cảm xúc mà bạn mang đến cho mọi người cũng như việc mọi người cảm nhận sẽ chân thật hơn, đáng tin cậy hơn.
Như vậy mình đã chia sẻ về offline là gì và cách tổ chức một buổi tổ chức offline với số lượng lớn người tham gia, nếu bạn có biết thêm thông tin nào để nâng cao chất lượng của buổi offline hãy comment cho mọi người cùng biết nhé. Hi vọng bài viết giúp ích với bạn, chúc bạn có một buổi offline thành công.