Những ai yêu mến văn hóa Nhật Bản chắc hẳn không ai còn xa lạ với từ Otaku. Tuy nhiên nghe nhiều chưa chắc là đã hiểu đúng bản chất của nó, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng ý nghĩa của từ Otaku là gì và những dấu hiệu để nhận biết một người là Otaku là gì. Bài viết hôm nay Wikiso sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó của bạn.
Giải đáp Otaku là gì?
Otaku là một từ của Nhật Bản và nó mang 2 ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên đó là mang nghĩa “Quý ngài” nhưng với nghĩa này thì không có gì đáng để bàn nhiều cả.
Một ý nghĩa của nó nữa là nó hơi mang ý nghĩa tiêu cực, miệt thị một chút. Otaku nó là một từ lóng được người Nhật bản dùng để ám chỉ những người mà quá là ham mê, si mê, yêu thích các thể loại như anime, manga, vocaloid hoặc các trò chơi điện tử khác. Đa phần những người yêu thích những thứ trên cũng yêu thích luôn hình thức cosplay – ăn mặc và điệu bộ giống những nhân vật trong truyện tranh hay hoạt hình.
Lần đầu tiên từ này xuất hiện là bởi vì một nhà báo dùng để chỉ trích những nhân viên mà chỉ có ăn chơi, không làm được việc gì có ích, vô bổ và không chuyên tâm làm việc. Ban đầu nó được dùng như tiếng lóng nhưng sau đó khi nó được phổ biến hơn, dùng nhiều hơn thì nó đã trở thành một từ được dùng rộng rãi và những người yêu thích văn hóa Nhật Bản trên khắp thế giới cũng đều biết đế.
Từ này bạn sẽ thấy nó được sử dụng trong khá nhiều trường hợp khác nhau nhưng về cơ bản thì vẫn là chỉ một sự ham mê thái quá với điều gì đấy. Những người như thế người ta gọi là cộng đồng Otaku. Khi họ đã đam mê điều gì đấy rồi họ sẽ trở thành những người hâm mộ cuồng nhiệt, bị ám ảnh về sở thích đấy và đa số những sinh hoạt thường ngày của họ đều ít nhiều có liên quan đến sở thích của họ.
Về cơ bản thì những người Otaku thường biến đam mê thành nghề nghiệp. Họ sẽ làm một việc gì đó vừa nuôi sống được bản thân mình mà vừa thoải mái với đam mê. Họ không tiếc tiền bạn, thời gian thậm chí là sức khỏe để có thể theo đuổi đam mê đó. Nếu như điều này chỉ dừng lại ở một mức độ chấp nhận được thì nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều nhưng thường Otaku lại không như thế, họ bị ám ảnh khá nhiều bởi sở thích đó. Chính vì vậy khi nhắc đến Otaku người ta thường nghĩ đến những điều không mất tích cực và thiện cảm.
Tìm hiểu thêm về Waifu, truyện tranh Nhật tại đây.
Otaku được dùng trong nhiều lĩnh vực như thế nhưng khi nó lan ra trên thế giới thì người ta lại chỉ gói gọn nó trong nghĩa là đam mê truyện tranh và phim hoạt hình. Nói chung chỉ cần là đam mê và hơi tiêu cực một chút thì bạn đều có thể sử dụng được từ Otaku.
Otaku là tích cực hay tiêu cực?
Như đã nói ở trên vì biểu hiện của nó thái quá nên người ta thường hiểu Otaku dưới con mắt tiêu cực. Có thể nói rằng những người Otaku thường sống bên ngoài xã hội hay tác ra khỏi xã hội. Những người đó sẽ thường xuyên chìm đắm trong sở thích của mình mà quên đi việc giao tiếp với xã hội và không có quá nhiều cảm giác, phản ứng với con người và sự việc xung quanh.
Phần lớn thời gian mà họ có trong ngày đều dành để ở nhà, ở trong không gian của truyện tranh và hoạt hình. Do đó khi bắt buộc phải ra ngoài thì họ khá khó để có thể bắt nhịp và hòa nhập đối với môi trường xung quanh, đặc biệt lại là một môi trường có guồng quay gấp gáp như ở Nhật Bản.
Ở Nhật khi mà gọi ai đó là Otaku thì gần như sẽ không có thông tin hay mối liên hệ nào với đời sống xã hội. Nguyên nhân là vì họ chỉ chìm đắm trong thế giới sở thích của họ mà thôi. Họ sẽ không để ý gì trong đời sống thực và chỉ sống trong những mộng tưởng của riêng mình.
Người Nhật về cơ bản thì không hề thích mình bị gọi là Otaku. Vì Otaku nó không chỉ là một fan hâm mộ bình thường, chỉ yêu thích ở mức thưởng thức mà nó còn tệ hơn, nó thể hiện sự yêu thích điên rồ, nồng cháy. Otaku là sự yêu thích thái quá. Nếu như ai đó là Otaku thì chắc chắn sẽ nhận được những cái nhìn không mấy thiện cảm và những sự xa lánh cũng như chỉ trích của những người xung quanh. Do đó chẳng có người bình thường nào muốn bị gọi là Otaku cả.
Ở Otaku thì hơi tiêu cực vậy thôi nhưng khi đi ra thế giới thì Otaku không đến mức như thế. Người nước ngoài khá là thoáng và tôn trọng sở thích riêng của mỗi người do đó nếu bạn là Otaku thì đừng lo. Bạn có thể mạnh dạn thể hiện ra và sẽ tìm được những người có cùng sở thích với mình.
Dấu hiệu để nhận biết một Otaku chân chính
Nếu bạn có đầy đủ những dấu hiệu đây thì đảm bảo bạn là một Otaku:
Gu âm nhạc của bạn là nhạc anime, không có hứng thú với nhạc Âu Mỹ, nhạc Việt hay Kpop.
Không có hứng thú với các phim siêu anh hùng, phim tình cảm, ngôn tình, sến rện .
Cảm thấy phê phề phề khi nghe giọng Seiyuu.
Là khách hàng quen thuộc của chuỗi cửa hàng Animate.
Phòng của bạn chính là một cửa hàng thu nhỏ, đầy những poster anime/ manga, cosplay.
Luôn dành thời gian để học đọc tất cả những tựa để anime khó đọc và khó hiểu nhất.
Học thuộc nội dung của những bộ anime và tuyến nhân vật trong manga, game,…
Đầu óc luôn suy nghĩ đên các truyện tranh, hoạt hình, game,…
Luôn tham gia vào các cuộc bàn luận về game và anime, bàn tán sôi nổi thậm chí là cãi nhau.
Không ngại thừa nhận mình là một otaku trước mặt mọi người mà không hề sợ mình bị bàn tán, soi mói.
Mọi ngóc ngách trong nhà của bạn đều là những thứ liên quan đến các nhân vật hoạt hình, toàn ảnh, tượng, búp bê, bước vào nhà như bước vào một thế giới hoạt hình.
Không có ai muốn dính dáng gì đến bạn, không có ai mà có thể kết bạn được với bạn.
Bạn rất ngại ra đường tiếp xúc với người khác, ngại làm quen, bắt chuyện, kết bạn.
Cảm thấy bất kỳ điều gì ngoài xã hội kia cũng không thể hấp dẫn được bạn. Bạn không muốn giao tiếp và không có nhu cầu giải trí nào khác ngoài sở thích của mình.
Bạn không có người yêu và cũng không có nhu cầu tìm người yêu luôn vì toàn bộ tình yêu của bạn đã trao cho các nhân vật hoạt hình rồi.
Vào các mùa lễ hội, giải cosplay bạn như biến thành con người khác vậy, năng động hơn, hoạt bát hơn và hào hứng, cảm thấy người tràn đầy sức sống.
Trên đây là tất cả các biểu hiện phổ biến nhất của Otaku, những người Otaku đa số đều có những biểu hiện này.
Otaku khác Wibu, Hikikomori và Neet như thế nào?
Wibu là gì?
Nói otaku mang tính tiêu cực nhưng trên thực tế thì nó vẫn còn nhẹ chán so với Wibu. Những người được gọi là Wibu thường có những biểu hiện tiêu cực sau đây:
Họ luôn tự nhận định ràng manga là số một, không một loại hình nghệ thuật nào có thể qua được manga, nó là hoàn hảo nhất và chính là vùng đất màu mỡ mà các tác giả có thể tự do sáng tác. Và quan trọng hơn là ai trên đời cũng phải yêu thích manga và những người không thích manga chính là những người không có con mắt nghệ thuật.
Wibu thì luôn tôn sùng đất nước Nhật Bản, trên thế giới này không có ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn và sự văn minh của đất nước nhật bản được.
Manga phủ sóng đối với toàn thế giới và tiếng Nhật được mọi người sử dụng rất nhiều – đó chính là suy nghĩ của wibu.
Lúc nói chuyện sẽ thêm các từ tiếng Nhật vào câu nói ví dụ như họ sẽ nói desu ở cuối câu, không nói từ dễ thương mà thay vào đó sẽ nói kawaii, không nói từ mèo mà thay vào đó sẽ nói neko,…
Dù không phải người Nhật nhưng luôn muốn trở thành người Nhật, muốn được sang Nhật sống và cho rằng đất nước của họ luôn luôn không văn minh bằng Nhật.
Họ khiến người khác cảm thấy khó chịu và bị làm phiền vì sở thích của họ.
Hikikomori là gì?
Thật ra thì Otaku hoàn toàn khác với từ Hikikomori. Otaku chỉ dừng ở mức không thích giao tiếp với người khác vì không tìm được sở thích chung, còn Hikikomori thì nó nặng hơn, nó là hội chứng mất khả năng giao tiếp với xã hội.
Nếu như bạn quá là đam mê một cái gì đó và dành nhiều năm liền để theo đuổi đam mê đó, đóng mình lại không giao tiếp với ai, chỉ nói chuyện một mình với các nhân vật trong tưởng tượng thì lâu dần bạn sẽ bị tình trạng này. Những người như vậy sẽ không làm được điều gì cả, không có khả năng kết nối với người khác, tự cô lập mình với môi trường xung quanh. Biểu hiện của một người bị chứng này đó chính là họ tự nhốt mình trong phòng và gần như là chỉ ở trong phòng, không bước chân đi đâu cả.
Neet là gì?
Neet cũng không giống với Otaku. Vì những người Otaku thì họ đam mê nhân vật nhưng họ biến đam mê ấy thành nghề nghiệp để tự kiếm sống được. Rất nhiều người còn kiếm được nhiều tiền vì sở thích của mình. Nhưng Neet là từ dùng để chỉ những người vô công rỗi nghề, lười nhác, không có học hành và cũng không có việc làm, không tự nuôi sống bản thân mình được.
Họ chính là điển hình của những người sống ăn bám gia đình. Nhưng Neet không quá tệ như Hikikomori, những người được gọi là Neet họ vẫn có giao tiếp với người khác, có vài người thậm chí còn có cả người yêu. Họ hoàn toàn có khả năng để làm việc bình thường nhưng vì lười nhác và ngại bắt đầu nên họ không có đi làm.
Có một điều nữa đó là đa số Neet đều là những người gia đình có điều kiện, được chiều chuộng từ nhỏ. Họ không có điều gì phải lo nghĩ, muốn gì là có nấy chính vì vậy họ luôn nghĩ cuộc sống dễ dàng, không có gì phải phấn đấu nên càng ngày càng trở nên vô dụng.
Như vậy bài viết đã chỉ ra cho bạn Otaku là gì và những biểu hiện để nhận định một người có phải Otaku hay không. Qua bài viết bàu liệu bạn đã biết Otaku là gì chưa? Bạn đã có thể phân biệt được Otaku và Wibu, Neet, Hikikomori chưa? Nếu như bạn vẫn còn chỗ chưa hiểu thì hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.