PEG là gì? PEG – Price Earnings to Growth là một trong những chỉ số tài chính vô cùng quan trọng được các nhà đầu tư chứng khoán thường xuyên áp dụng để tìm kiếm những mã cổ phiếu tiềm năng. Để hiểu rõ hơn về PEG mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.
Chỉ số PEG là gì?
PEG là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, tuy nhiên lại ít được biết đến hơn so với người anh em của nó là chỉ số P/E. Chỉ số PEG hay còn gọi là hệ số PEG, tỷ số PEG. Đây là chỉ số dùng để so sánh giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) của một loại cổ phiếu nào đó.
PEG được dùng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó. Tuy không phổ biến như chỉ số P/E nhưng PEG vẫn được đánh giá là một chỉ số quan trọng, giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu đang bị định giá thấp.
Ý nghĩa của chỉ số PEG
Như đã nói ở trên, chỉ số PEG được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu đó. Cụ thể:
- PEG = 1: Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu bằng giá trị thực và các nhà đầu tư đang đánh giá đúng những cổ phiếu mà mình đầu tư, từ đó đưa ra những hành động hợp lý.
- PEG > 1: Điều này giải thích rằng giá cổ phiếu đang bị định giá cao hơn so với giá trị thực tế hoặc cũng có thể nói rằng các nhà đầu tư đang kỳ vọng cao hơn vào mức độ tăng trưởng của một loại cổ phiếu nào đó nên họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể sở hữu số cổ phiếu đó.
- PEG < 1: Ý nghĩ của chỉ số này là rất có thể một loại cổ phiếu nào đó đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế hoặc thị trường không có nhiều kỳ vọng về mức tăng trưởng thu nhập của công ty cũng như những dự báo mà công ty đưa ra.
Chỉ số PEG tính như thế nào?
Dựa vào khái niệm về PEG chắc hẳn bạn cũng đã nắm được cách tính của PEG là gì rồi đúng không nào?
PEG = PE/G
Trong đó:
- PE: Chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và mức thu nhập của một cổ phiếu
- G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu (%)
Ví dụ: Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và khi ta có chỉ số G:
- Trường hợp 1: Khi G = 10% thì khi đó PEG = 15/10 = 1,5
- Trường hợp 2: Khi G = 15% thì khi đó PEG = 15/15 = 1
- Trường hợp 3: Khi G = 20% thì khi đó PEG = 15/20 = 0,75
Về toán học đây là chỉ số dễ hiểu, tuy nhiên trong tài chính chứng khoán bạn lại không thể giả định P/E và G là bao nhiêu để tính ra kết quả PEG là bao nhiêu được.
Vậy chỉ số PEG bao nhiêu là tốt?
PEG là chỉ số vô cùng quan trọng khi đánh giá cổ phiếu. PEG thể hiện mối quan hệ giữa P/E và G. Ta có: P/E hợp lý = G
Điều đó suy ra: PEG hợp lý = PE/G = 1
Khi cổ phiếu có giá P để tạo nên PEG = 1 thì được xem là giá trị thực của cổ phiếu. Nên nếu giá cổ phiếu được xem là đúng giá thực khi cổ phiếu có chỉ số PEG = 1. Hệ quả:
- PEG > 1: giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực
- PEG = 1: giá cổ phiếu bằng giá trị thực
- PEG < 1: giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực
Áp dụng vào ví dụ trên ta thấy:
- Trường hợp 1: Khi G = 10% thì khi đó PEG = 15/10 = 1,5
=> PEG > 1: Cao hơn giá trị thực nên nhà đầu tư không mua và bán đi
- Trường hợp 2: hi G = 15% thì khi đó PEG = 15/15 = 1
=> PEG = 1: PEG bằng giá trị thực nên nhà đầu tư không mua hoặc bán đi
- Trường hợp 3: Khi G = 20% thì khi đó PEG = 15/20 = 0,75
=> PEG < 1: Thấp hơn giá trị thực nên nhà đầu tư nên mua vào để có thể thu được lợi nhuận khi giá lên cao. Trong trường hợp PEG < 1 thì chỉ số này càng thấp càng có lợi cho nhà đầu tư.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG
Dù PEG được nhiều nhà đầu tư sử dụng là vậy nhưng để có thể đánh giá đúng một loại cổ phiếu nào đó dựa trên PEG thì cần lưu ý thêm một số điểm sau:
- Chỉ số PEG không nên sử dụng độc lập mà phải kết hợp với các chỉ số tài chính khác. Bởi việc dùng PEG độc lập, nhà đầu tư sẽ không có cái nhìn đầy đủ nhất về công ty và triển vọng đầu tư của mình.
- Chỉ số PEG được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu, thế nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ có thể ước lượng một cách tương đối. Hay một số cổ phiếu không thể tính toán được tốc độ tăng trưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Khi xét về mức độ tăng trưởng của cổ phiếu nào đó dùng để tính toán chỉ số PEG , bạn nên phân tích trong dài hạn, khoảng từ 3 – 5 năm.
- Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng bạn nên cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số G quá cao.
- Không nên đầu tư vào những cổ phiếu có chỉ số PEG cao bởi rủi ro vô cùng lớn.
Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã biết PEG là gì? Ý nghĩa của chỉ số PEG cũng như một số chú ý để biết cách đầu tư sao cho đem lại lợi nhuận cao. Chúc bạn thành công!