Phần mềm vẽ 3D là một trong những công cụ hỗ trợ cho những người theo đuổi các ngành như thiết kế, kiến trúc, xây dựng,… Với mỗi một ngành cũng sẽ có những phần mềm hỗ trợ khác nhau. Dưới đây là những phần mềm vẽ 3D được nhiều người sử dụng nhất mà mình muốn chia sẻ.
1. Phần mềm vẽ 3D là gì?
Trước tiên, 3D là từ viết tắt của cụm từ 3 Dimension, trong tiếng Anh nghĩa là 3 chiều. Khái niệm 3D đã trở nên phổ biến và quen thuộc với mỗi chúng ta trong thời đại 4.0 hiện nay. Vì vậy, vẽ 3D cũng trở thành một ngành nghề dành được rất nhiều sự quan tâm. Để có thể bắt đầu với nghề vẽ 3D, bạn cần phải nắm bắt được kiến thức về các phần mềm vẽ 3D.
Phần mềm vẽ 3D là một trong những công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho các kỹ sư, kiến trúc sư mô phỏng được sản phẩm của mình dưới dạng các bản vẽ, hình ảnh trực quan 3D. Bên cạnh đó, các phần mềm cũng giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian cũng như đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho các sản phẩm mà bạn tạo ra.
Hiện nay phần mềm vẽ 3D đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các ngành như thiết kế, kiến trúc, xây dựng hay cơ khí. Các kỹ sư, kiến trúc sư sẽ mô phỏng các sản phẩm của mình trên các bản vẽ bằng phần mềm vẽ 3D. Từ đó, giúp cho các chủ đầu tư, khách hàng có cái nhìn trực quan và cụ thể nhất về sản phẩm và điều chỉnh một cách dễ dàng nhất.
2. Phần mềm vẽ 3D cho người mới bắt đầu
2.1. Tinker CAD
Tinker CAD được biết đến là một trong những phần mềm vẽ 3D phổ biến và dễ sử dụng dành cho những người mới bước chân vào ngành vẽ 3D. Tinker CAD cũng được sản xuất bởi công ty thiết kế phần mềm nổi tiếng là Autodesk. Bạn có thể sử dụng Tinker CAD trên các trang web trực tiếp một cách miễn phí mà không phải download về máy tính.
Một ưu điểm phải kể đến là Tinker CAD là nó có thể sử dụng ở cả điện thoại thông minh và máy tính bảng. Đây chính là điểm khiến những người mới bắt đầu với ngành thiết kế 3D rất tâm đắc. Bạn có thể luyện tập các kĩ năng vẽ 3D ở bất cứ đâu và bằng bất cứ công cụ nào mà mình có.
Với những ưu điểm đó của Tinker CAD, nó đã trở thành một phần mềm vẽ 3D được đưa vào sử dụng trong giảng dạy ở các trường học. Người học có thể dễ dàng làm quen và thực hành trên Tinker CAD bởi khả năng tạo hình đơn giản và cho phép bạn có thể chỉnh sửa cả những thiết kế sẵn có.
2.2. 3D Slash
Lấy cảm hứng từ việc chơi game của con trai, nhà phát minh Silvain Huet đã tạo ra phần mềm 3D Slash vào năm 2013. Mục đích của Silvain khi tạo ra phần mềm này là muốn giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thiết lập các mô hình 3D. Trong phần mềm này bạn có thể thoải mái sử dụng rất nhiều các công cụ khác nhau để hình thành nên các mô phỏng thiết kế của mình.
Gần giống với MineCarft, 3D Slash cũng tận dụng các khối nhỏ mà qua đó bạn có thể xóa hoặc sử dụng nó để tạo ra các sản phẩm 3D của mình. Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi từ thực tế sang 3D chỉ với bước tải ảnh lên và theo dõi chúng. Phần mềm giúp cho sản phẩm của bạn đạt được độ chính xác cao với độ phân giải lên đến 1/10mm. Các sản phẩm được tạo ra bởi 3D Slash sẽ đảm bảo được độ tinh tế và cụ thể đến từng chi tiết.
2.3. SelfCAD
Dù mới xuất hiện không lâu nhưng phần mềm vẽ 3D SelfCAD cũng được người dùng tin tưởng sử dụng và ngày một trở nên phổ biến hơn. Tại Hoa Kỳ, SelfCAD được sử dụng rộng rãi trong các trường học bởi tính dễ sử dụng của nó. Phần mềm này được đánh giá vô cùng dễ sử dụng trong các thao tác điêu khắc, mô hình và cắt,… SelfCAD trở nên hoàn hảo với những người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm và là công cụ đắc lực dành cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp sáng tác các sản phẩm phức tạp.
SelfCAD có thể sử dụng cả trên các trình duyệt trực tuyến lẫn ngoại tuyến (sau khi đã khởi động). Điểm giúp cho phần mềm này được yêu thích chính là bởi khả năng cắt hình ảnh trực tiếp từ phần mềm và gửi cho máy in 3D.
3. Phần mềm vẽ 3D cho các chuyên ngành
3.1. Phần mềm vẽ 3D cơ khí
3.1.1. Fushion 360
Fushion 360 được phát triển bởi hệ sinh thái Autodesk. Sử dụng nền tảng điện toán đám mây, Fushion 360 cho phép người dùng có thể làm việc đơn lẻ hoặc làm việc theo nhóm để hoàn thành các dự án của mình.
Fushion là một trong những phần mềm thiết kế CAD được đánh giá cao bởi các ưu điểm như dễ sử dụng, có cả phiên bản miễn phí và tích hợp đầy đủ mọi tính năng như dựng khối, xuất bản vẽ, surface,…
Link tải Fushion 360 cho Windows: Tại đây
3.1.2. CATIA
CATIA được coi là một phần mềm toàn diện, là gói giải pháp thiết kế được ngành cơ khí, xây dựng lựa chọn hàng đầu. Mục tiêu cuối cùng của phần mềm vẽ 3D này là đi vào mọi lĩnh vực và phiên bản mới nhất hiện nay của nó là CATIA V6.
CATIA có thể giải quyết triệt để mọi công việc từ thiết kế mô hình CAD đến các chức năng như CAM hay CAE. Ở mỗi chức năng này sẽ có một module riêng biệt, cụ thể:
- CAD: Thiết kế cơ chi tiết, các sản phẩm cơ khí.
- CAM: Lập trình gia công các loại máy phay
- CAE: Tính toán động lực học mà các chi tiết, bộ phận của máy có thể chịu tải được.
3.2. Phần mềm vẽ 3D nội thất
3.2.1. Autodesk AutoCAD
Đây là một trong những phần mềm vẽ 3D đã quá nổi tiếng với dân thiết kế nội thất. AutoCAD luôn nắm giữ vị trí là phần mềm thiết kế hàng đầu được các công ty thiết kế nội thất, kiến trúc tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, phần mềm này vẫn được đánh giá là khó làm quen vì thiết kế khá phức tạp của nó. Vì vậy, phần mềm này chỉ dành cho những người dùng đã có kinh nghiệm trong ngành.
Link tải phần mềm AutoCAD cho Windows: Tại đây
3.2.2. Autodesk 3Ds Max
Với bất cứ ai đam mề ngành nội thất, từ sinh viên cho đến những những nhà thiết kế chuyên nghiệp đều có xu hướng chọn 3Ds Max là phần mềm vẽ 3D mặc định trong máy tính. 3Ds Max là một sự kết hợp của rất nhiều các tính năng hữu ích từ như tạo đồ hoạt 3D cho game, phim hoạt hình hay các hiệu ứng hình ảnh đồ họa.
Với những ưu điểm của 3Ds Max đã giúp cho người dùng tạo các thiết kế nội thất vô cùng đơn giản, dễ dàng. Nhưng cũng bởi có nhiều tính năng nên giao diện của phần mềm này cũng phải mất một thời gian để làm quen hoàn toàn và sử dụng thành thạo.
3.2.3. Autodesk Homestyler
Đây cũng là một trong những cái tên khá nổi tiểng trong ngành thiết kế 3D nội thất. Homestyler giúp cho người dùng dễ dàng các mô phỏng thiết kế, mô phỏng chính xác các chi tiết như cửa ra vào, cửa sổ, sàn, các nội thất,… với độ phân giải cao.
Một điểm mạnh của Homestyler là nó khá dễ dàng sử dụng, không phức tạp như AutoCAD hay 3Dx Max. Hiện nay, phần mềm này được các nhà thiết kế nội thất tại Việt Nam sử dụng khá rộng rãi.
3.3. Phần mềm vẽ 3D xây dựng
3.3.1. Revit
Revit được thiết kế với mục tiêu là trở thành công cụ để các nhóm kỹ sư, kiến trúc sư xây dựng cùng hợp tác để thực hiện một dự án hoàn chỉnh. Với mỗi sự thay đổi của từng thành viên trên sản phẩm thì toàn bộ kế cấu của sản phẩm cũng bị thay đổi và những người khác đều có thể theo dõi được.
Tính năng này giúp cho mọi người dùng đều có thể nắm được từng kết cấu của sản phẩm. Không chỉ lên kế hoạch xây dựng, Revit còn giúp cho các kỹ sư theo dõi được vòng đời của từng sản phẩm. Qua đó, giúp cho người làm xây dựng có thể kịp thời phát hiện các rủi ro không đáng có.
3.3.2. SketchUp
Phần mềm SketchUp được đánh giá là một trong những phần mềm vẽ 3D tốt nhất hiện nay. Các kỹ sư hay kiến trúc sư trong ngành xây dựng hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng phần mềm này. Điểm nổi bật nhất của SketchUp là khả năng mô phỏng ý tưởng thiết kế một cách đơn giản, nhanh gọn với giao diện dễ dàng cho người dùng.
Chỉ với các thao tác nút bấm đơn giản, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm này để mô phẩm sản phẩm của mình. Không chỉ vậy, SketchUp cũng được cài thêm các Extension phù hợp cho nhu cầu sử dụng của người dùng.
Link tải phần mềm SketchUp cho Window: Tại đây
Trên đây là tổng hợp các phần mềm vẽ 3D phổ biến nhất mà bất cứ ai trong ngành thiết kế đồ họa 3D cũng cần phải nắm được. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất cho công việc của mình.