Bậc làm cha làm mẹ nào cung mong muốn con mình lớn lên, thông minh, khỏe mạnh và là niềm tự hào của tất cả mọi người. Nhưng ở lứa tuổi 0 – 6 tuổi nếu như không có cách dạy con phù hợp thì con sẽ không phát triển được như bố mẹ mong muốn. Chính vì vậy bài viết hôm nay Wikiso sẽ gợi ý đến các bạn 20+ phương páp dạy con của người Nhật cho các phụ huynh tham khảo.
Chắc hẳn không là không biết đến phong cách dạy con của người Nhật. Trên thế giới thì người ta hay quan tâm đến phương pháp dạy co của người Nhật, người Do Thái và người phương Tây. Những đứa trẻ được lớn lên ở môi trường Nhật Bản rất ngoan ngoãn, có tính tự lập cao, không khóc lóc, ăn vạ đòi hỏi nhiều thứ – điều mà các ông bố bà mẹ chúng ta đang rất đau đầu.
Hãy cùng theo dõi bài viết để biết nhiều thông tin hơn nhé!
Những điểm vượt trội của trẻ em Nhật
Các em bé Nhật rất tự tin, hòa nhập
Tự tin chính là một trong những ưu điểm của trẻ em Nhật Bản. Ngay từ khi bắt đầu biết nói thì bố mẹ đã cho các bé tham gia các hoạt động ngoại khóa, các lớp kỹ năng từ rất sớm, thế cho nên là trẻ em Nhật có dạn dĩ hơn, mạnh dạn hơn và không có ngại người lạ như trẻ em nhiều nước khác.
ở tầm tuổi này thì trẻ em những nước khác đang được bố mẹ bế bồng, nếu có người lạ đến nhà chơi muốn bế đôi khi các bé còn khóc, nhưng các bạn Nhật Bản lại rất mạnh dạn và tự tin.
Trước khi dạy con các kỹ năng sống khác thì người Nhật dạy con họ sự tự tin, bản lĩnh. Rồi đến khi đủ tuổi đi nhà trẻ thì các bé tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, lễ hội, cuộc thi,… Tất tần tật những điều đó đã khiến cho nhiều đưa trẻ trở nên mạnh dạn hơn rất nhiều. Chúng không sợ đám đông và không phải ngại khi thể hiện các tài năng của mình.
Đi học cả ngày thì nửa buổic chiêu các em sẽ được nghỉ học để ra sân tập với nhau những bài tập thể dục, những buổi văn nghệ để trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng,…. Ngoài ra thì tinh thần làm việc nhóm của các bé cũng không hề tệ nha, chúng được rèn luyện từ bé luôn.
Ngoài ra thì lời cảm ơn và xin lỗi cũng được các bé nói ra thường xuyên, đó chính là những gì mà phụ huynh và nhà trường dạy chúng từ bé. Các em cư xử rất lịch sự với người khác.
Xem thêm: Ecchi là gì? 10 bộ truyện Anime Ecchi hay nhất mọi thời đại!
Xem thêm: Wibu là gì? 5 lý do khiến Wibu bị xa lánh
Xem thêm: Otaku là gì và 20 dấu hiệu nhận biết một otaku chính hiệu
Các em bé Nhật rất ngoan ngoãn, lễ phép
Như đã nói ở trên, trẻ em nhật bản được người lớn dạy cho những phép lễ nghĩa tối thiểu từ bé. ở trường mầm non các con sẽ được học nhiều hơn và quan trọng hơn là bố mẹ ở Nhật rất làm gương cho con cái, họ lịch sự với tất cả mọi người từ đó chúng cũng nhìn vào bố mẹ và học tập được rất nhiều điều.Ở Nhật trẻ được dạy lễ nghĩa khá nhiều, thay vì học kiến thức Toán hay môn ngoại ngữ.
Khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân
Nói chung là hiện này trẻ em ở Nhật đang được tôn trọng sở thích riêng rất nhiều. Chúng có thể tự do lựa chọn các môn học mà chúng muốn, chúng có năng khiếu gì là sẽ được tham gia các lớp đào tạo về năng khiếu đó.
Bố mẹ của các bạn nhỏ thường sẽ hỏi là con có thích nó không, con thích gì, nếu con thích thì con hãy làm đi và bố mẹ ủng hộ con,… Đó chính là cơ sở để cho các bé lớn lên và tự tin với những sở thích của mình vì chúng biết đằng sau lưng nó luôn có bố mẹ nó ủng hộ mỗi bước đi.
Những giờ học ngoại khóa cũng chính là lúc mà các bé được làm những gì chúng thích. Các buổi bóng đá, văn nghệ, múa hát, làm bánh,.. đó chính là sân chơi của mỗi bé. Tại đây thì các bé sẽ biết được mình thích gì và có cơ hội bộc lộ những khả năng nổi bật của mình.
Thậm chí ngay từ khi còn bé các em đã được đi những buổi dã ngoại qua đêm do nhà trường tổ chức, chúng không có gì phải e ngại vì nhà trường cũng chính là ngôi nhà thứ 2 của chúng. Sự tự tin, lòng dũng cảm, sự gan dạ và mạnh bạo không ngại ngùng khi thể hiện tài năng chính là ưu điểm của những đứa trẻ Nhật bản.
Tính tự giác cực cao
Bạn hãy để ý mà xem, những đứa trẻ 2 -3 tuổi của Nhật bản đã có thể tự đi vệ sinh, tự ăn thậm chí là tự mặc quần áo. Chúng có thể hơi vụng về, ăn có thể vương vãi lung tung nhưng chúng vẫn tự làm được và bố mẹ chúng cũng để chúng có thể tự làm.
Đến mầm non thì các bé đã có thể tự đi học. Bố mẹ chỉ đưa ra trước cửa nhà rồi chúng tự đi thôi chứ không cần nhờ ai đưa đi cả. Thật đáng ngạc nhiên phải không nào.
Những đứa trẻ của chúng ta lúc đó vẫn còn rất nhỏ bé, trong vòng tay của bố mẹ, không nỡ để chúng ra khỏi vòng tay của mình, không nỡ để ai tổn thương đứa con của mình. Như thế đúng là yêu con nhưng cũng vô hình chung đã làm mất dần đi khả năng tự lập từ bé của chúng.
Phương pháp dạy con của người Nhật
Nghệ thuật Shitsuke (kỷ luật)
Nếu các bạn để ý hoặc những ai đã ở Nhật Bản một thời gian thì bạn cũng có thể thấy là rất ít khi những đứa trẻ NB bị phạt, lý do là gì bạn có bao giờ tự hỏi không? Trong khi con của mình thì mình phạt nó suốt mà nó vẫn có những lúc không nghe lời chính vì vậy mình đã tìm hiểu xem có bí quyết gì để không phạt bé mà bé vẫn nghe lời không.
Hôm đó tôi đã để ý thấy có một bé Nhật không muốn đi về nhà và cáu khỉnh có thái độ bất hợp tác với bố nó trên tàu điện ngầm. Nhưng sau đó bố nó đã lôi nó ra tàu điện ngầm, sau khi nhìn qua cửa kính thì tôi thấy ông bố đang trách mắng đứa con của mình. Lúc này tôi đã hiểu ra vấn đề.
Khi chúng ta đang cố gắng ngăn cho những hành vi của bé không diễn ra thì phụ huynh của bé Nhật lại lựa chọn lúc riêng tư để nói chuyện cho đứa trẻ hiểu chứ không đánh mắng chúng tại chốn đông người. Đứa trẻ sẽ nghe lời và tập trung hơn khi mà xung quanh không gian yên ắng và không có gì làm sao nhãng suy nghĩ của chúng cả.
Ngàoi ra cách làm này cũng khiến bạn bé không bị ngại trước mặt tất cả mọi người. Nếu trách mắng nó trước số đông, ai cũng nhìn cảnh bố nó mắng nó thì nó sẽ nghĩ là tất cả mọi người đều mắng nó, khi đó tâm lý của bé sẽ bị tổn thương. Hãy tìm một chỗ yên tĩnh và phân tích tình huống cho con hiểu.
Kỷ luật là một điều rất quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ nhưng kỷ luật cũng phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm, đây là điều mà tôi học được rất nhiều từ bố mẹ Nhật Bản. Tôi đã thử áp dụng với con của mình và nó khá thành công, con trai tôi giờ đã nghe lời tôi hơn và có thể tự lập suy nghĩ rồi.
Ở nơi công cộng nếu con mình đang làm ồn mà mình lại đứng ngay tại đấy để trách mắng nó thì hành vi của mình cũng chính là đang làm ồn đấy. Chỉ cần nói chúng xin lỗi và đưa chúng đi chỗ khác để nói chuyện phải trái là được.
Không quy chụp, áp đặt
Đừng nên quy kết con của mình vào một nhóm người nào cả. Chúng ta hay nói con mình là Con thật hư quá đi, con thật lời biếng, con quá lỳ lợm, con như thế này con như thế kia,… Nếu bạn cứ phủ nhận con của bạn như vậy thì nó cũng sẽ quen dần với những điều đó và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con.
Dạy chữ từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm.
Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.
Thời điểm học ngoại ngữ lý tưởng từ 3 tới 6 tuổi
Dạy chữ từ sớm cho con cái của mình giúp cho con phát triển về tư duy sớm, cái này không phải tui tự nghĩ ra đâu mà là các công trình nghiên cứu bên Nhật đã kể luận như vậy đấy. Vì mặt chữ và ngôn ngữ có khả năng thảy đổi chức năng của não bộ và liên quan đến cấu tạo của nó luôn.
Dạy từ nhỏ thì não bộ của con chưa được định hình thì sẽ dễ dàng hơn. Và rõ ràng là có ngôn ngữ sớm thì các hoạt động của trẻ sẽ dễ hơn mà.
Trừng phạt hành vi, không phạt trẻ
Có một sự việc gây xôn xao trong dư luận đó chính là bố mẹ của một cậu bé 7 tuổi đã đuổi cậu bé xuống xe ô tô vì cậu cư xử sai và sau đó khiến cậu mất tích, điều này thật sự đã trở thành một chủ đề bàn tán vô cùng lớn trên mạng xã hội.
Họ đã tìm được con của mình sau vài ngày, đó là một điều may mắn nhưng họ cũng bị chỉ trích cực kỳ nhiều từ dư luận vì cách trừng phạt quá là tàn khốc như thế.
Phạt trẻ khi trẻ làm sai là đúng nhưng hình phạt thì phải phù hợp chứ không thể dùng các hình phạt quá khắt khe được. Hãy làm mẫy cho chúng và bắt chúng làm đi làm lại điều đúng để cho chúng nhớ mà thôi chứ đừng có trừng phạt trẻ như vậy.
ở trường mẫu giáo khi các con làm sai gì đó thì các cô giáo Nhật sẽ bắt các bé làm đi làm lại hành vi đến bao giờ đúng thì thôi chứ không có phạt các bé như đánh đập hay đuổi ra khỏi lớp hay phạt hình phạt khác.
Không chỉ trích lỗi lầm của con
Bậc làm cha làm mẹ nào cũng muốn được kỳ vọng vào con mình gửi gắm những ước mơ lớn vào con mà mong chúng thực hiện được. Một khi các bé phạm lỗi không thực hiện được thì thất vọng, tức giận và từ đó trừng phạt con mình.
Sau đó thì bố mẹ bắt đầu chì chiết những lỗi sai của con làm tâm lý con bị ám ảnh với những việc mình là. Như thế không tốt chút nào, bạn chỉ cần nói là con làm sai rồi và con sai ở đâu, lần sau con cố gắng đừng phạm lỗi tương tự nữa là được rồi.
Bắt đầu từ 3 tuổi cần rèn luyện tư duy cho bé
Giai đoạn những năm đầu đời của trẻ từ 0 – 3 tuổi thì hãy chú tâm vào dạy trẻ cách ghi nhớ. Sau đó thì mới đến đoạn dạy trẻ tư duy. Bạn có thể áp dụng việc việc dạy ghi nhớ bằng việc thay thế các loại đồ chơi, những loại nào mà cần phải vẫn dụng trí nhớ như miếng erobic, bảng chữ cái, hình ảnh các loại xe, các loại màu sắc,…
Ngoài ra thì những trò chơi chân tay như đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn bạn cũng có thể cho con mình chơi nếu như con mình muốn nhé.
Bài học gắn liền với thực tế
Bài học gắn liền với thực tế có nghĩa là người lớn sẽ không nói với trẻ em là con phải như này con phải như kia, vì như thế là áp đặt các bé quá, các bé sẽ cảm thấy không nhớ được và cũng khó làm theo. Nhưng nếu như bạn muốn nói rằng con hãy yêu động vật thì bạn hãy cho các bé tự nuôi 1 con chó, con cá hay con rùa,… khi bé dành tình yêu thương cho nó thì bé sẽ tự biết yêu thương động vật mà không cần ai phải dạy nó quá nhiều.
Tương tự như thế nếu như bạn muốn bé của bạn biết quý trọng hạt gạo, những cây cỏ xung quanh, quý trọng đồ ăn thì hãy cho các bé trồng rau củ quả để các bạn nhỏ biết được sự khó nhọc khi làm ra chúng, để các bé biết trân trọng hơn.
Ngoài ra hãy chỉ cho con biết rằng mỗi ngày chúng ta phải ăn đồ ăn thì mới lớn lên được, trong bữa ăn không thể thiếu các loại rau và cơm. Từ đó các bé sẽ tự biết được đồ ăn rất quan trọng, không được lãng phí một chút nào.
Như vậy bạn không cần phải nói con cần làm như thế này, con cần làm như thế kia mà bé nhà bạn vẫn tự hiểu được vấn đề thông qua những gì bạn truyền đạt.
Chế ngự “khủng hoảng tuổi lên hai”
Rất nhiều bà mẹ thắc mắc về việc người Nhật rèn kỷ luật cho con của họ như thế nào mà các bé ngoan ngoãn và nghe lời như thế. Bạn cũng có thể bắt gặp một đứa trẻ nhật cứng đầu, không chịu nghe lời, đó là điều bình thường vì ai tầm tuổi đó cũng như vậy hết. Nhưng có một chuyện khác đó là bố mẹ người Nhật thường sẽ để cho những đứa trẻ tự biên tự diễn, chúng chán rồi chúng sẽ thôi.
Mặc dù con của họ đang ăn vạ, khóc lóc, nhưng bố mẹ vẫn sẽ không dỗ dành, cũng không quát tháo đánh mắng gì cả, chúng sẽ tự động dừng lại khi thấy mấy trò đó của chúng nó không thu hút được ai cả. Còn nếu bạn cứ lại dỗ dành hay để ý đến chúng nó thì càng ngày đứa trẻ sẽ cho rằng việc đó sẽ khiến chúng đạt được điều chúng muốn, chúng sẽ càng khóc lóc và ăn vạ nhiều lần hơn.
Tầm tuổi 2 khi đứa trẻ bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh và biết được chúng thích cái gì để rồi chạy theo đòi bằng được và khóc lóc làm cho bố mẹ chúng cũng rất bối rối không biết phải giải quyết trường hợp đó như thế nào.
Đó chỉ là độ tuổi mà bé đang gặp khủng hoảng mà thôi, có một cụm từ cho vấn đề này đó chính là từ “the terrible two’s”. Vậy cách bố mẹ Nhật Bản chế ngự thời gian khủng hoảng của con đó như thế nào? Hãy cùng thử tìm hiểu xem nhé.
Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Đa phần bố mẹ đều khá là dễ cáu và bực mình khi con của mình cứ lặp đi lặp lại một vài câu hỏi ngô nghê đúng không nào. Bạn phải nhớ rằng khoảng thời gian hơn 2 tuổi là khi trẻ bắt đầu có sự tò mò với tất cả mọi thứ, gặp gì con cũng sẽ hỏi và không phải nói một lần là trẻ sẽ nhớ.
Do đó bố mẹ Nhật Bản lựa chọn kiên trì với con cái của họ, họ không ngại phải nói đi nói lại một vấn đề với con của mình. Họ luôn tâm niệm một điều rằng để cho một người có thể thạo được một việc thì phải mất 3 tháng. Do đó chẳng có gì đáng cáu gắt khi con của họ chưa kịp nhớ một kiến thức mới mẻ cả.
Không cho con xem TV
Xem TV không chỉ tốn thời gian mà theo sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì nếu như cho trẻ nhỏ tiếp xúc với TV và điện thoại thông minh quá sớm thì cấu trúc của đại não đứa bé sẽ bị phá vỡ. Do đó người Nhật hạn chế việc cho con xem TV mà thay vào đó họ sẽ nói chuyện với con nhiều hơn, chơi những trò chơi vận động bổ ích.
Chú trọng chuyện cổ tích
Kho tàng truyện cổ tích của Việt Nam rất phong phú đúng không? Vậy tại sao bạn không kể chuyện cổ tích cho con của bạn nghe. Phương pháp dạy con của người Nhật phụ thuộc khá nhiều vào những câu chuyện cổ tích. Vì các thông điệp trong những câu chuyện luôn rất nhân văn và ý nghĩa nên sẽ giúp bé có cái nhìn tích cực và hướng thiện.
Ngoài ra thì dạy con qua chất liệu văn học lúc nào cũng sẽ khiến con cảm thấy hứng thú và dễ nhớ hơn so với dạy con theo một cách khô cứng, rập khuôn. Chất liệu văn học và những điều thần kỳ trong nội dung câu chuyện sẽ làm cho trí tưởng tượng của con tốt hơn.
Khen hành vi cụ thể của con
Đừng ngại ngần dành lời khen cho con bạn, lời khen của bạn chính là một lời động viên đến con cái của mình. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là chỉ khen đúng việc thôi nhé.
Ví dụ bạn không nên nói là Con mẹ giỏi quá mà hãy khen đúng việc thôi. Bé làm tốt việc nào thì mình khen việc đấy. Con giỏi xếp quần áo thì hãy khen con gấp quần áo giỏi, con giỏi ăn cơm thì khen con ăn cơm giỏi,…
Thường xuyên vận động
Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, phương pháp dạy con của người Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm.
Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.
Ngoài ra, người Nhật còn thường xuyên cho con đi công viên. Bởi những trò chơi ở đây sẽ giúp tăng cường sức khỏe, là cách phát triển thể chất toàn diện cho một đứa trẻ.
“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, là câu châm ngôn “bỏ túi” của hầu hết các ông bố bà mẹ Nhật.
Lưu ý với trẻ từ 0-3 tuổi
Giai đoạn này bé có khả năng ghi nhớ siêu phàm. Khả năng ghi nhớ của bé trong giai đoạn này theo dạng não bộ chụp lại các thông tin, vì thế mẹ cần dạy bé theo kiểu lặp đi lặp lại. Lúc này não bộ của bé ghi nhớ, chụp lại.
Theo sự lớn dần của bé, sự tích lũy các thông tin của não bộ, não bộ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp. Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói. Có bé tập nói rất sớm.
Nhưng cũng có bé hầu như không trải qua giai đoạn tập nói, chúng chỉ ê a bắt chiếc bập bẹ được 1, 2 từ mà thôi. Nhưng đến 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền lúc cả câu dài 4 -5 từ liền.
Đặc biệt là câu nói của chúng rất logic, dùng đúng lúc đúng chỗ. Đó thường là những đứa trẻ thông minh, giai đoạn tập nói chúng có sự tiếp thu, ghi nhớ, não bộ tự tổng hợp và phân tích.
Vì vậy, trong giai đoạn này, lời ăn tiếng nói, cách sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ em.
Phương pháp dạy con của người Nhật giúp con thành tài
Phát triển thị giác – phương pháp dạy con của người Nhật
Theo nghiên cứu, một đứa trẻ thông minh thường có đôi mắt rất sáng. Khả năng quan sát có tốt mới dẫn tới kích thích trí não phát triển. Ngay từ lúc mới sinh, các bà mẹ Nhật thường để bé trong căn phòng được trang trí nhiều màu sắc.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ quan sát những vật màu đen và trắng kẻ sọc hoặc các ô caro đen trắng, vì lúc này bé chưa có khả năng phân biệt được các màu sắc, chỉ thích thú với 2 màu trắng đen nhiều hơn, làm đều 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần.
Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung có liên quan tới việc trẻ học hỏi mọi thứ sau đó. Đó cũng chính là nền tảng của việc học ở trẻ sau này.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên treo các bảng học chữ cái gần giường em bé. Những trẻ được mẹ cho làm quen với chữ cái từ lọt lòng, khi lớn lên, trẻ sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích.
Hãy bế em bé của bạn gần với bảng chữ cái, mỗi ngày một lần, 2-3 giây mỗi lần và lặp lại. Trẻ sẽ thấy vô cùng khoái chí và thậm chí còn khua loạn chân tay khi trẻ được lại gần bảng chữ cái.
Phát triển xúc giác
Giúp bé phát triển xúc giác ngay từ lúc lọt lòng mẹ thông qua việc cho con bú. Khi cho con bú, mẹ dạy con định vị trên, dưới, trái, phải bằng cách không đặt ngay núm vú vào miệng con ngay mà chạm vào cằm, vào mũi, vào má bé.
Bé sẽ dần học được phản xạ và xác định được chính xác vị trí của vú mẹ và bú. Khi cho con bú, mẹ hãy cho con nắm tay mẹ để con biết cách cầm nắm. Bé lớn hơn, hãy cho bé tiếp xúc với các đồ chơi an toàn, để bé tự cầm chơi giúp xúc giác phát triển.
Phát triển thính giác
Mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé. Khi cho bé ăn, thay tã, hoặc khi tắm bé, mẹ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ. Trong khi thay tã lót cho trẻ, mẹ nắm tay và bàn chân của trẻ và nói: “Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay”, lặp đi lặp lại.
Hoặc khi thay tã cho em bé, hãy cho bé giữ quả bóng nhỏ hay con búp bê và nói: “Đây là quả bóng, quả bóng, quả bóng”, “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê”. Đó là cách để phát triển thính giác cho trẻ kiểu Nhật.
Các bà mẹ Việt Nam có thể kết hợp hát ru khi con ngủ, đọc thơ cho con nghe. Việt Nam có rất nhiều các bài đồng dao hay.
Phát triển vị giác
Mẹ hãy cho nhúng khăn xô lần lượt cùng với một ít nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua; mỗi chiếc khăn thử một kiểu vị giác ở trẻ. Và đây cũng là cách rất tốt để kích hoạt vị giác cho trẻ.
Phát triển khứu giác
Hãy để em bé ngửi hương thơm của nhiều loại hoa. Trẻ sẽ quay đầu về phía có các mùi thơm này. Càng cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại mùi thơm thì khứu giác của trẻ càng có cơ hội phát triển tốt.
Lưu ý trong quá trình rèn kỹ năng sáng tạo của trẻ
Khái quát hóa là một năng lực đặc thù của tư duy con người, có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của mỗi người. Đó là hình thức phản ánh những dấu hiệu và phẩm chất chung của các sự vật, hiện tượng.
Khả năng khái quát hóa được hình thành và phát triển từ lứa tuổi 3-4 tuổi thông qua họat động của bản thân, trong đó vui chơi là họat động chủ đạo đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, mẹ cần lựa chọn các trò chơi phát triển tư duy cho bé, đặc biệt khả năng khái quát hóa (khả năng nhận ra dấu hiệu chung của một nhóm, loại) và khả năng ngôn ngữ.
Mẹ hãy thử tặng bé một cây bút chì, vì bé tám tháng tuổi đã có thể cầm bút, nhưng ngay cả khi mẹ đặt một tờ giấy bên cạnh thì bé thường sẽ không vẽ lên tờ giấy, rất có khả năng bé sẽ xé tờ thấy thành từng mảnh, rồi lại hào hứng vẽ lên sàn nhà, tường, bàn hay bất cứ đâu bé muốn – đây là một cách thể hiện bản thân của bé.
Mẹ hãy sắp xếp và tạo điều kiện để bé có thể vẽ tại nơi bé muốn như lót giấy trên sàn nhà, bàn học… Bằng cách này, mẹ đã giúp kích thích phát triển sức sáng tạo cho bé.
Giấy vẽ in sẵn những hình mẫu nhiều bậc phụ huynh hay mua về vô tình lấy đi sự sáng tạo của bé. Cách nhìn của bé khác với người lớn, để phát triển sự sáng tạo cho bé, mẹ hãy đưa bé một tờ giấy trắng lớn với đủ các loại bút màu để bé vẽ những điều bé muốn.
Nếu muốn bé sáng tạo, ba mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho bé, quá nhiều đồ chơi sẽ phân tán sự chú ý của bé. Tốt nhất, mẹ hãy mua cho bé một vài đồ chơi thôi và bé sẽ phải vận dụng sức sáng tạo để phát minh ra những trò chơi mới với một vài đồ chơi đã có.
Bố mẹ hãy chọn mua các đồ chơi bé có thể tự sắp xếp để kích thích cảm hứng sáng tạo của bé.
Những đồ chơi lắp ghép và gấp hình giấy (origami) giúp kích thích sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ để bé tám tháng tuổi chơi với đất nặn, bé sẽ không thể tạo hình được, tuy nhiên bé có thể nhận thấy đất nặn có thể thay đổi hình dạng, tờ giấy có thể bị xé và vo tròn.
Những bé tiếp xúc với nhiều hình dạng và vật liệu khác nhau từ nhỏ thường phát triển não và sự sáng tạo tốt hơn những bé khác.
Các bé luôn muốn được là tâm điểm của sự chú ý quan tâm, mẹ hãy để bé chơi trò diễn tập các vai khác nhau. Việc đổi vai diễn kịch giúp kích thích khả năng sáng tạo của bé, việc tham dự lớp học kịch sẽ phát triển thêm khả năng nói trước công chúng của bé.
Mẹ hãy để bé tự đi. Việc đi bộ cũng kích thích hoạt động của não, cải thiện hình dáng cơ thể và trạng thái cảm xúc.
Bố mẹ hay nghĩ khả năng của con trẻ phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
Ví dụ, nếu ba mẹ là những vận động viên, họ tin rằng đứa trẻ của họ cũng sẽ là một vận động viên, nhưng bé sẽ không thể đạt được điều đó nếu bố mẹ không khơi lên sự hứng thú của bé đối với thể thao. Các bé có thể đạt được thành tích tốt hơn nếu bé chơi thể thao từ nhỏ, không phụ thuộc vào sự di truyền.
Đối với các bé, quá trình thực hiện một công việc gì đó mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải kết quả cuối cùng. Mẹ nên để bé phụ giúp một vài việc vặt trong nhà, bé sẽ có thể học cách tập trung vào quá trình làm “nhiệm vụ” và học thêm được những điều mới.
Những điều ba mẹ nên tránh trong quá trình nuôi dạy con
Sự phát triển từ những bước đầu tiên không nhắm vào việc chuẩn bị cho bé đến trường mẫu giáo. Hệ thống giáo dục hiện đại chỉ hướng vào điểm số và các kỳ thi, chứ không tập trung vào phát triển kiến thức cho bé. Sự phát triển tốt trí não từ sớm sẽ giúp bé tự tư duy tốt và tránh được những khó khăn tại trường học.
Bố mẹ là “giáo viên” dạy bé nhiều điều hơn hết. Sự phát triển của bé từ những năm tháng đầu đời phụ thuộc vào sự quan tâm và kiên trì tận tâm của bố mẹ.
Con cái không phải tài sản của bố mẹ. Bố mẹ thường có ý nghĩ rằng: “Tôi muốn con gái tôi trở thành một nhạc sĩ” hay “Tôi muốn con trai tôi trở thành một kỹ sư”. Nhưng đó là giấc mơ của ba mẹ, hãy để bé lựa chọn điều bé muốn làm. Bố mẹ chỉ nên giúp bé nỗ lực đạt được thành công trong tương lai.
Các bí quyết về phương pháp dạy con của người Nhật tuy đơn giản mà không hề dễ dàng chút nào. Các bậc phụ huynh hãy tập cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhất để đỡ vất vả hơn trong quá trình nuôi con mà lại mang lại hiệu quả cao nhé.