Trong quá trình sử dụng Facebook bạn chắc hẳn đã nghe tới những từ như PR, vậy PR là gì trên Facebook? Nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây
PR là gì trên Facebook
PR trên Facebook được hiểu là hoạt động quan hệ công chúng trên nền tảng Facebook, PR chỉ là một phần nhỏ của marketing và Facebook chỉ là một nền tảng nhỏ để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Để hiểu hơn về PR là gì hay học PR là làm gì các bạn xem thêm TẠI ĐÂY
Nói rõ hơn về PR là gì trên Facebook thì đây là những hoạt động chiến lược giúp tiếp cận với khách hàng hay chính là những người dùng Facebook. Rõ ràng có thể thấy Facebook là mạng xã hội mà hầu hết người dân Việt Nam đều sử dụng, từ những người 70, 80 tuổi đến những đứa bé 10 tuổi cũng có cho mình một tài khoản Facebook. Đây là nơi giúp doanh nghiệp hoạt động tốn ít chi phí nhất nhưng hiệu quả mang lại lớn nhất.
Facebook là nơi để mọi người kết nối, chia sẻ với nhau ngoài ra với doanh nghiệp còn có thể bán hàng, giúp khách hàng tiếp cận với thương hiệu của mình. Đối với PR, lợi ích đầu tiên được nhắc đến đó là tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp cho khách hàng sau đó là giúp doanh nghiệp chốt sale
PR và Quảng cáo trên Facebook có gì khác nhau
Nếu học những chuyên ngành liên quan đến Marketing hoặc bạn không phải là người chuyên về kinh tế chắc chắn bạn sẽ nhầm lẫn giữa PR và Quảng cáo, chúng không hoàn toàn khác nhau tuy nhiên có một vài điều khác biệt rõ rệt để phân biệt chúng chẳng hạn như
PR trên Facebook là quá trình xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, khách hàng ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức, hoạt động này mang lại lợi ích cho các bên bao gồm những công việc như truyền thông nội bộ, truyền thông nhận diện thương hiệu, xử lý khủng hoảng trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Các hoạt động của PR không mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp
Còn đối với quảng cáo, đây là hoạt động mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, nói đúng hơn là việc quảng cáo giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm cho khách hàng của mình. Trong một bài quảng cáo trên Facebook thường cung cấp đầy đủ các thông tin như thông số sản phẩm, công dụng, cách dùng. Chúng dường như đã có một mô tuýp đánh đúng vào tâm lý người mua. Thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn
PR và Quảng cáo chúng có những hoạt động bổ trợ cho nhau, PR giúp nhiều người biết đến doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng, làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp chạy quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Một điểm nữa khiến cho PR và Quảng cáo hay bị nhầm lẫn với nhau đó là mức độ tương tác của chúng rất lớn, nhưng để ý nhé PR trên Facebook sẽ có lượt like rất nhiều nhưng lượt bình luận hay chia sẻ thì rất ít vì những thông tin này mang đến khách hàng chỉ với mục đích là giúp họ biết, không có những câu chữ để kích thích sự hành động của khách hàng. Đối với Quảng cáo, lượt bình luận tương đối lớn vì quảng cáo kích thích khách hàng của họ phải bình luận và tương tác
Để cho các bạn một cái nhìn chính xác hơn về hoạt động PR là gì trong Facebook, mình sẽ đưa ra một vài thông tin chi tiết phía dưới đây.
Hoạt động PR trên Facebook là việc kiểm soát và phát triển mối quan hệ với khách hàng, hoạt động PR được thấy rõ ràng nhất tại các công ty, tập đoàn lớn có mặt trên mạng xã hội Facebook, tại sao lại như vậy, các doanh nghiệp nhỏ họ không có quá nhiều sự ảnh hưởng tới khách hàng hay nói cách khác là họ chỉ được một bộ phận nhỏ khách hàng ở trên Facebook biết đến, đồng thời nguồn lực của doanh nghiệp không cho phép doanh nghiệp làm điều này.
Tuy nhiên với hoạt động quảng cáo thì bất cứ doanh nghiệp nào không quan trọng đến nguồn lực đều có thể làm được. Đồng thời hoạt động này cũng không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm so với hoạt động PR
Bất cứ một hoạt động nào cũng có cần phải được lập kế hoạch kể cả hoạt động PR, nhiều doanh nghiệp đã phải nhận cái kết đắng khi chưa hiểu rõ hoạt động PR là gì trên Facebook, không biết nó bao gồm những hoạt động nào nhưng vẫn cho thực hiện các chiến dịch PR, điều này làm doanh nghiệp mất đi một khoản chi phí khá lớn
Cách lập kế hoạch PR trên Facebook
Một chiến dịch PR được công ty tổ chức trên kênh nào còn phụ thuộc vào nguồn lực của doanh nghiệp đó, thông thường một chiến dịch PR có thể được sử dụng trên các kênh như website, fanpage, youtube, TVC,…nhưng thường thấy nhất sẽ là Facebook. Các bước lập một kế hoạch PR cơ bản gồm
Nghiên cứu
Trước khi bắt tay vào lập kế hoạch bạn phải tiến hành nghiên cứu, công việc nghiên cứu ở đây bao gồm nghiên cứu nội tại doanh nghiệp, nghiên cứu khách hàng và nghiên cứu đối thủ.
Nghiên cứu nội tại doanh nghiệp giúp người lập kế hoạch biết được tiềm lực doanh nghiệp đang ở mức độ nào, để xem xét tới thời gian cũng như phương thức thực hiện chiến dịch PR trên Facebook. Tiềm lực doanh nghiệp ở đây bao gồm con người và tiền bạc, bạn có thể định hình quy mô của chiến dịch như thế nào ở bước này.
Lấy một ví dụ để cho bạn dễ hiểu đó là nếu bạn đưa ra một kế hoạch nhưng nhân viên của bạn không đủ kinh nghiệm để thực hiện công việc này thì một là bạn phải đi thuê ngoài để có được kết quả tốt nhất hai là bạn phải chia nhỏ công việc và theo dõi quá trình một cách chặt chẽ. Còn nếu bạn cú thế mà bỏ qua bước này thì chắc chắn đây sẽ là một chiến dịch thất bại.
Sau khi nghiên cứu nội tại doanh nghiệp bạn sẽ tiếp tục đi nghiên cứu tới khách hàng, sẽ chẳng có một chiến dịch nào được diễn ra mà lại không biết đối tượng mình hướng tới là ai, quan trọng là việc bạn mô tả chân dung khách hàng của bạn càng chi tiết thì càng có lợi trong hoạt động PR của bạn. Đây là yêu cầu cơ bản mà bất cứ hoạt động nào trong marketing cần phải xác định.
Nếu sản phẩm của bạn được sử dụng với mọi đối tượng khách hàng thì việc bạn cần làm tiếp theo đó là chia nhỏ đối tượng của mình ra, bạn có thể chia theo độ tuổi, nhu cầu hoặc hành vi.
Ví dụ như đối với mặt hàng thời trang nữ, bạn muốn thực hiện các chiến dịch PR ra mắt thương hiệu hay ra mắt sản phẩm mới thì bạn phải xác định ai là đối tượng mua sản phẩm của bạn là nhiều nhất, trong trường hợp này chủ yếu sẽ là phái nữ, nhưng sẽ có những tệp khách hàng nhỏ hơn. Sản phẩm bạn muốn ra mắt có mức giá tiền ở đâu, sản phẩm này là sản phẩm cao cấp có giá trên một triệu vnđ hay sản phẩm có mức giá tầm khá khoảng năm trăm nghìn vnđ hay các sản phẩm đó có mức giá thấp khoảng hai trăm nghìn đồng.
Bạn sẽ phải xác định người mua sản phẩm này sẽ có độ tuổi bao nhiêu, hành vi sở thích như thế nào, sinh sống chủ yếu ở đâu, họ có hoạt động như thế nào trên Facebook, họ có mong muốn gì những yếu tố này giúp bạn định hình được khách hàng của bạn, những nơi họ hay xuất hiện để có thể tiếp cận với họ một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nói tóm lại trong bước nghiên cứu khách hàng sẽ cho ra kết quả đó là insight của họ.
Có câu ” Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” vì thế muốn chiến thắng trong thị trường mà bạn đang hoạt động thì bắt buộc phải nghiên cứu cả đối thủ. Tại đây bạn phải rà soát xem có những doanh nghiệp nào cùng ngành đang hoạt động trên thị trường, họ hoạt động như thế nào, trong khoảng thời gian gần nhất họ đang có hoạt động gì không và kết quả mà các hoạt động của đối thủ thu lại được.
Bạn thắc mắc không biết làm sao có thể xác định được đối thủ vậy thì bạn hãy xem lại sản phẩm của bạn kinh doanh, ngành hàng mà bạn kinh doanh, những doanh nghiệp cạnh tranh với bạn, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp lớn bé cùng kinh doanh như bạn nhưng bạn hãy xem xét xem đâu mới là đối thủ cạnh tranh thực sự.
Việc nghiên cứu đối thủ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được đâu là vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, đâu là điều mà họ còn chưa thỏa mãn từ đó bạn có thể đi con đường ngách, một con đường mà đối thủ chưa kịp đi. Bạn có thể thấy được các ông lớn “đánh nhau” trên thị trường như CocaCola với Pepsi, Nowfood với Baemin,… qua đây bạn sẽ có được nhiều bài học hữu ích
Xác định mục tiêu
Sau khi bạn nghiên cứu thị trường bước tiếp theo bạn cần làm đó là xây dựng mục tiêu cho kế hoạch của mình. Mục tiêu mà bạn đặt ra nên được xây dựng theo quy tắc SMART trong đó SMART là từ viết tắt: S là viết tắt của Cụ thể, M có thể đo lường được, A là Có thể đạt được hoặc Có thể thực hiện, R là Thực tế hoặc Có liên quan và T là Kịp thời.
Kết quả cụ thể.
Trước khi bạn bắt đầu thực hiện chiến lược PR của mình, hãy quyết định cụ thể những gì bạn muốn đạt được. Trong trường hợp này là bạn đang muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình, bạn nên chia nhỏ mục tiêu của mình theo các tuần để có thể dễ dàng thực hiện và kiểm soát nó. Trong trường hợp PR trên Facebook mục tiêu bạn đặt ra cho kết quả đó là số người like và follow page, tương tác với bài viết của bạn.
Để tăng độ phổ biến của bài viết nhận diện thương hiệu bạn nên sử dụng các hashtag, hashtag là những sợi dây liên kết tất cả các nội dung trên mạng xã hội lại với nhau. Nó giúp nội dung của bạn tiếp cận được đúng người xem, đồng thời tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Việc khách hàng tương tác với bạn có nghĩa là thông điệp của bạn đang gây được tiếng vang lớn, điều này thể hiện ở việc khách hàng họ đang tích cực đọc và tiếp nhận thông tin mà bạn cung cấp, họ đang thực sự lắng nghe bạn
Câu chuyện mà bạn mang đến cho mọi người phải là một câu chuyện sáng tạo, đầy sức hấp dẫn, nếu bạn muốn PR trên Facebook cho doanh nghiệp nhưng câu chuyện bạn mang đến cho khách hàng rất cứng và thô thì tỷ lệ người ấn tượng với doanh nghiệp của bạn sẽ rất thấp. Một cách khác giúp nâng cao sự nhận diện thương hiệu đó là sử dụng những người có sức ảnh hưởng. Người có ảnh hưởng là một công cụ tương tác mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho thương hiệu quanh năm.
Kết quả có thể đo lường được.
Bạn hãy đưa những mục tiêu của mình thành những kết quả đo lường được, không những thế bạn phải chọn các mốc thời gian quan trọng của sự kiện để có thể kiểm tra, đánh giá và đo lường mục tiêu một cách thuận tiện nhất. Bằng cách này, bạn sẽ có được toàn cảnh bức tranh về quá trình của mình.
Một trong những cách dễ nhất để đo lường bạn đã đi bao xa trong chặng đường của mình là sử dụng Whatagraph, một công cụ báo cáo dữ liệu. Với Whatagraph, bạn có thể nhận báo cáo theo thời gian mà bạn muốn
Nếu nỗ lực của bạn không thu được kết quả xứng đáng có lẽ khi này bạn cần xem xét lại kế hoạch cho chiến dịch của mình và chắc rằng bạn phải sửa đổi để đạt được mục tiêu mà bạn đề ra. Hãy xác định những sai sót trong kế hoạch mà bạn đề ra và lên kế hoạch sửa lại chúng
Một trong những mục tiêu đó là việc theo dõi KPI, KPI giúp bạn đo lường tiến độ hướng tới các mục tiêu. Đó là lý do tại sao nó được dùng làm tiêu chuẩn để cải thiện và đánh giá một chiến dịch
Theo dõi KPI giúp cung cấp dữ liệu có giá trị cho các nhóm và mang lại cho họ sức mạnh để không ngừng cải thiện chiến dịch của mình. Nó mang lại cho các công ty một định hướng rõ ràng và lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Nó cho phép tất cả mọi người có liên quan trong doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu
Các mục tiêu có thể đạt được.
Đặt mục tiêu rõ ràng và thực tế sẽ giúp nhóm của bạn có động lực và làm việc chăm chỉ để đạt được chúng. Nếu nhóm của bạn đang gặp khó khăn, điều đó cho thấy mục tiêu đã đặt ra là không thực tế hoặc các thành viên của bạn chỉ đơn giản là không nắm được chiến lược. Đảm bảo rằng bạn giải thích kỹ kế hoạch trong các cuộc họp nhóm và trả lời tất cả các câu hỏi. Và, nếu ai đó có những nghi ngờ chính đáng về kế hoạch, hãy cố gắng hết sức để giải quyết chúng
Kỳ vọng thực tế.
Khi bạn đặt ra các mục tiêu, bạn có thể chứng minh rằng chúng có thể đạt được dựa trên sự mong đợi của bạn và dựa trên sự thật. Nó giải thích môi trường kinh doanh hiện tại như thế nào hoặc giải thích chi tiết lý do tại sao bạn tin rằng nhu cầu đối với doanh nghiệp của bạn sẽ tăng lên. Phân tích dữ liệu có thể giúp bạn tạo niềm tin của mình và đảm bảo rằng dữ liệu được trình bày theo cách mà mọi người có thể hiểu được.
Phân tích dữ liệu là quá trình tinh chỉnh, chuyển đổi và lập mô hình dữ liệu để tạo ra những thông tin chi tiết có ý nghĩa và có thể hành động, thông báo cho các quyết định kinh doanh đúng đắn. Phân tích dữ liệu nhằm mục đích trích xuất thông tin quan trọng từ dữ liệu và thực hiện các quyết định dựa trên dữ liệu được phân tích.
Thời hạn đúng hạn.
Đặt ra thời hạn đóng một vai trò quan trọng trong một kế hoạch được suy nghĩ kỹ lưỡng. Ngay cả những mục tiêu tham vọng nhất cũng có thể đạt được nếu chúng được chia nhỏ một cách công phu. Việc phân chia toàn bộ chiến lược thành nhiều phần sẽ mang lại nhiều cấu trúc hơn cho kế hoạch của bạn. Làm việc hướng tới mục tiêu của bạn từng bước sẽ giúp nhóm của bạn luôn có động lực.
Lựa chọn phân đoạn thị trường
Cá nhân hóa và trải nghiệm của khách hàng là hai yếu tố chính có thể tạo nên hoặc phá vỡ thành công trong kinh doanh của bạn. Đây là lý do tại sao việc phân đoạn hiệu quả là rất quan trọng và cần được thực hiện.
Báo cáo của Forrester gần đây cho biết, chỉ có khoảng 33% công ty và doanh nghiệp ghi nhận rằng phân khúc khách hàng có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ. Hơn nữa, báo cáo này cũng giải thích rằng lý do chính khiến các công ty này thất bại là họ chưa tiến xa hơn các phương pháp phân khúc khách hàng. Và làm điều này mà không tận dụng độ lớn của dữ liệu khách hàng
Nói một cách đơn giản, tiếp thị hành vi đề cập đến quá trình phân loại, tổ chức và nhóm khách hàng dựa trên những hành vi cụ thể mà họ thể hiện. Những hành vi này bao gồm các loại nội dung hoặc sản phẩm mà họ sử dụng và mức độ tương tác của chúng với các trang web, ứng dụng của doanh nghiệp.
Vẫn là ví dụ với sản phẩm nước uống có ga như Coca Cola, đây là sản phẩm có lẽ ai cũng biết nhưng khi Coca cola cần dùng đến PR cho sự ra mắt sản phẩm mới tại Việt Nam không có nghĩa là họ sẽ đánh vào cả 90 triệu dân. Không hề! Coca Cola khi này cần xác định xem đâu mới thực sự là đối tượng chính chẳng hạn như người có độ tuổi từ 18 đến 22.
Lựa chọn phân đoạn là cần thiết do:
Lựa chọn phân đoạn thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp biết được sở thích cụ thể của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn cho biết các kênh mà khách hàng của bạn đã dành phần lớn thời gian. Cụ thể ở đây là Facebook
Ngoài ra, nó còn giúp bạn hiểu được các loại thông điệp thu hút sự chú ý của họ. Với sự hiểu biết về điều này, bạn có thể đưa ra chiến lược phù hợp và tăng chuyển đổi của mình
Quan sát kỹ các mẫu của từng phân khúc, bạn có thể dễ dàng nhận ra và xác định xu hướng. Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch đầy đủ và thiết thực cho tương lai.
Vì bạn đã có thể biết các phân đoạn cụ thể chi tiêu nhiều nhất và phương pháp chi tiêu của chúng, nó sẽ giúp bạn phân bổ thêm nỗ lực của mình trong việc nhắm mục tiêu chúng.
Triển khai kế hoạch hành động
Những công việc nào bạn cần làm để hoạt động PR trên Facebook tiếp cận tốt nhất tới khách hàng, thời gian kế hoạch bắt đầu là trước khi chạy chiến dịch từ một đến hai tuần, tại sao bạn không để đúng ngày mới chạy mà chạy trước ngày ra mắt sản phẩm hoặc thương hiệu để làm gì? Đây giống như là đoạn thời gian thử nghiệm và “nhá hàng” vậy
Giai đoạn này sẽ cho bạn biết bạn còn đang thiếu sót hay gặp vấn đề ở chỗ nào và nó cho phép bạn có đủ thời gian để điều chỉnh lại trước khi chiến dịch của bạn và giai đoạn chính, đây là thời gian mà doanh nghiệp khiến cho khách hàng tò về mình và muốn tìm hiểu.
Trong bản triển khai hành động bạn cần phải biết phương thức nào là tiếp cận với khách hàng của mình một cách hiệu quả nhất, ví dụ như trên Facebook bạn có thể tiếp cận với khách hàng qua video, hình ảnh hay những câu chuyện có nội dung ý nghĩa. Bạn phải lên sẵn nội dung cần làm của mình xuyên suốt cả chiến dịch, cách tương tác và đáp trả lại khách hàng
Trên nền tảng mạng xã hội Facebook hiện nay có rất nhiều chiêu trò bẩn mà đối thủ có thể sử dụng với bạn, việc đưa ra các phương án dự phòng là một công việc quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ một chiến dịch nào
Bạn phải lập ra những chiến thuật PR trên Facebook, bạn hãy xem lại nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp để dùng các chiến thuật để, chúng sẽ đưa bạn tới được nơi mà bạn đã đặt mục tiêu
Xác định ngân sách
TRong bất kỳ chiến dịch nào bạn cũng phải dự đoán ngân sách sao cho gần đúng và chính xác nhất, đây là điều lý giải cho việc bạn phải thực hiện các bước nghiên cứu và đưa ra phân đoạn thị trường chính. Việc lập ngân sách còn dựa trên lợi ích mà bạn thu về nó có tương xứng với nhau hay không, xem số tiền bạn bỏ ra và lợi ích bạn thu về có xứng đáng. Ngân sách bao gồm các khoản chi nhân lực, chi cho thiết kế hoặc cả booking,… đây là những đầu việc luôn có trong bất kỳ chiến dịch nào.
Đo lường và kiểm soát chiến dịch
Bạn càng theo dõi chi tiết và sát sao các đầu mục công việc của bạn thì bạn càng có thể kiểm soát được kết quả của mình, việc đo lường kết quả thường xuyên sẽ cho bạn thấy được bạn đang ở mức độ nào so với mục tiêu mà bạn đề ra, nếu như ở một giai đoạn nào đó mà bạn chưa đạt được những mục tiêu đề ra thì ngay lập tức những giai đoạn phía sau bạn phải thay đổi kế hoạch hoặc hoạt động một cách tích cực hơn.
Nội dung PR trên Facebook là gì
Một trong những yếu tố quan trọng luôn được mình nhắc đến trong hoạt động PR trên Facebook đó là việc tiếp cận với khách hàng, vậy làm sao để thực hiện công việc này một cách thành công? Tất cả là nhờ vào nội dung bạn sáng tạo để đến với khách hàng. Những nội dung này đều sẽ có những yêu cầu và quy trình nhất định chẳng hạn như:
Trước tiên để tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên nhất thì nội dung bạn xây lên phải khiến khách hàng ấn tượng với bạn, đồng thời đưa ra những lý do mà khách hàng thích bạn, đây cũng là điểm khác biệt để phân biệt doanh nghiệp của bạn với đối thủ hiện nay trên thị trường.
Tiếp theo, nội dung mà bạn cung cấp phải là những nội dung mà khách hàng đang quan tâm hoặc khách hàng của bạn đang quan tâm nhưng họ không biết, điều này sẽ tạo cho khách hàng một sự tò mò sự hứng thú với hoạt động mà doanh nghiệp đang triển khai
Với hoạt động PR trên Facebook, hình ảnh là một điều không thể thiếu, khách hàng sẽ ít click vào bạn của bạn hơn nếu như không có ảnh hoặc ảnh xấu và không đúng chủ đề, nên hãy chú ý nhé
PR hay bán hàng cũng đều cần sự tương tác với khách hàng, những hoạt động nào càng có nhiều tương tác với khách hàng chứng tỏ họ quan tâm đến việc đấy từ đây có thể đánh giá doanh nghiệp đang có hướng đi đúng đắn cho mình. Lượt tương tác càng nhiều thì hoạt động PR của doanh nghiệp càng thành công
Một số công việc mà người làm PR trên Facebook cần phải thực hiện đó là:
Phân tích đồng thời dự đoán phản ứng, thái độ của khách hàng đối với doanh nghiệp, qua đây người làm PR có thể phác thảo sơ lược nội dung cho chiến dịch PR. Sáng tạo nội dung để tiếp cận với khách hàng, nội dung ở đây bao gồm chữ, hình ảnh, video, bình luận
Lập kế hoạch và phát triển các sự kiện để tiếp cận với công chúng truyền thông, xây dựng một chiến lược để đối phó với khủng hoảng, trong trường hợp nó có xảy ra. Một số công việc khác ít được biết đến như liên hệ với nhà đầu tư hay các cơ quan, tổ chức liên quan đến chính phủ
Ưu điểm của PR là gì trên Facebook
Sự tin tưởng, chính vì những quảng cáo tạo ra doanh thu trực tiếp nên dường như khách hàng họ không tin vào quảng cáo, tuy nhiên với PR thì lại được công chúng tin tưởng hơn, tuy nhiên ngày nay người dùng rất thông minh, trước khi tin bất cứ thứ gì trên Facebook họ cần phải đi xác nhận lại rất nhiều lần.
Độ lớn của tệp khách hàng, khỏi bàn cãi khi bạn muốn PR trên Facebook thì bạn sẽ tiếp cận được một phạm vi lớn không chỉ với khách hàng mà còn có thể là đối tác, những hãng tin tức lớn nhỏ khác nhau, đây cũng là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí nhất so với những quảng cáo trả tiền.
Hiệu quả truyền thông tốt hơn, cách này giúp doanh nghiệp truyền tải được một nguồn thông tin lớn đối với công chúng thay vì các hình thức khác
Nhược điểm
Việc bạn tạo các hoạt động PR trên Facebook có nghĩa là bạn đang muốn kahcsh hàng quan tâm và bình luận về bạn, đồng nghĩa khi này quyền kiểm soát thuộc vào tay dư luận chứ không phải bạn, trong trường hợp xấu nhất bạn chỉ có thể đưa ra phương án khắc phục rủi ro trước khi nó xảy ra chứ bạn không có quyền dập tắt nó, việc bạn cố tình dập tắt dư luận chỉ làm cho nó càng bùng cháy lên mà thôi
Thật sự mà nói đây là công việc khó đo lường hiệu quả nhất, số người mà doanh nghiệp bạn tiếp cận được không có nghĩa là họ đã có ấn tượng và họ biết về bạn, hay những người tương tác với doanh nghiệp không có nghĩa là họ sẽ gắn bó và tin tưởng bạn.
Không thể đảm bảo kết quả, có quá nhiều người dùng và bạn chỉ có thể phác hoạ họ một cách chung chung nhất, bạn đưa ra một thông điệp truyền thông và cứ tưởng nó sẽ rất viral, nhưng không, nó có thể đi ngược lại với dự đoán của bạn do nhiều tác động bên ngoài mà bạn không kiểm soát được. Vì thế hoạt động PR trên Facebook là hoạt động mà khó có thể đảm bảo được mục tiêu hay kết quả mà bạn đề ra ban đầu
Tầm quan trọng của hoạt động PR là gì trên Facebook
Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ được nâng lên nếu như có nhiều người biết đến nó, một chiến lược PR tốt giúp hướng khách hàng đến đúng đích mà doanh nghiệp mong muốn. Việc PR cho doanh nghiệp còn tạo cơ hội, những cơ hội này còn cho bạn giá trị cao hơn việc bạn đi làm các TVC truyền thông
Hoạt động PR là gửi đi thông điệp truyền thông, giá trị doanh nghiệp và điều mà doanh nghiệp đang hướng tới, việc truyền thông cho thấy doanh nghiệp của bạn là một phần của xã hội và cũng là một phần của khách hàng. Điều này làm cho mối quan hệ giữa công chúng và doanh nghiệp thêm bền chặt
Cuối cùng xin điểm lại những lưu ý chính cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động PR trên Facebook
Doanh nghiệp phải thật sự hiểu PR trên Facebook là gì, điều này rất cần thiết, sau khi hiểu được bạn nên biết cách để lập cho mình một kế hoạch PR sao cho chuẩn chỉ nhất để thuận tiện cho việc đo lường và đánh giá kết quả.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động PR này, họ giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như các sự cố trong quá trình hoạt động PR
Với thông tin mà mình đưa ra phí trên hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu được PR là gì trên Facebook, nếu bạn có thông tin gì hay ho và này nọ hãy comment cho mọi người cùng biết nhé. Chúc bạn có hoạt động PR trên Facebook thành công