Chắc hẳn những ngày qua khi lên mạng xã hội không ít bạn tự hỏi Psyduck là gì. Psyduck hay con vịt vàng có gì mà gây bão đến thế. Hãy cùng wikiso.net tìm hiểu những thông tin thú vị về nó nhé.
1. Psyduck là gì?
Psyduck là tên gọi của một chú vịt màu vàng, có nguồn gốc từ một bộ phim hoạt hình. Psyduck – chú vịt vàng đã từng là tâm điểm của các trang mạng xã hội vào 5 năm trước. Trước đây, Psyduck xuất hiện dưới dạng là một meme kinh điển dùng để thể hiện sự “khó hiểu”, hoang mang khi gặp phải một thông tin nào đó.
Psyduck lại một lần nữa dậy sóng mạng xã hội vào những ngày gần đây. Trên Facebook, mọi người đồng loạt đổi ảnh đại diện thành hình một chú vịt màu vàng. Hình ảnh chủ vịt vàng đã giúp Facebook những ngày qua được phủ một lớp màu tươi sáng.
Hình ảnh chú vịt vàng ôm đầu nhìn thì rất đáng yêu nhưng thực tế đó là hình ảnh chú ta đang phải trải qua một cơn đau đầu do vận dụng sức mạnh đó. Nghe thật đáng thương phải không nào? Vậy nguồn gốc của Psyduck là gì? Hãy cùng mình tiếp tục tìm hiểu về chú vịt này nhé.
2. Nguồn gốc của Psyduck là gì?
Psyduck thực chất là là một linh thú Pokemon trong bộ phim hoạt hình huyền thoại cùng tên. Có nhiều người nhận định rằng nhân vật này được lấy cảm hứng từ một chú vịt hoặc cũng có thể là một con thú mỏ vịt.
Dù có là vịt hay thú mỏ vịt thì Psyduck cũng là một hình tượng hết sức đáng yêu. Vào năm 1966, nhà thiết kế trò chơi Ken Sugimori đã thiết kế ra nhân vật này với cái tên là Koduck với số báo danh 54 trong hệ thống nhân vật Pokemon.
Chú vịt Koduck có chiều cao, cân nặng lần lượt là 0,8m và nặng 19,6 kg. Đây là một Pokemon hệ thủy nhưng lại không hề biết bơi. Đặc điểm của chúng là mỗi khi vận linh lực, sức mạnh của mình thường sẽ bị đau đầu không ngừng.
Những cơn đau sẽ khiến Psyduck phải buộc kích hoạt và giải tỏa đến hết các sức mạnh bên trong thì cơn đau đầu mới có thể thuyên giảm. Cũng bởi lý do này, trong game Pokemon, mặc dù là một linh vật hệ nước nhưng chú vịt này lại có một sức mạnh có thể thực hiện những chiêu thức tâm linh.
Năng lực tâm linh của Psyduck có thể gây nên những tác động đến đối phương như ru ngủ, làm hoa mắt và theo đó có thể điều khiển cả đối phương. Nhưng bên cạnh đó, sau khi năng lực hết tác dụng, Psyduck lại chẳng hề nhớ gì về việc mình đã sử dụng sức mạnh.
Bởi vậy, rất khó để Psyduck có thể tự động vận dụng sức mạnh của mình vì chú vịt chẳng hề nhớ mình đã vận dụng nó như thế nào. Hình ảnh của Psyduck lúc đó cũng vô cùng khó hiểu và ngơ ngác, chú ôm và nghiêng đầu hết sức đáng yêu. Đó cũng chính là lý do để những meme có thể ra đời.
Vào năm 2016 khi bản spin-off của game ra đời và gây được tiếng vang cực kỳ lớn không chỉ tại Nhật mà còn trên cả thế giới. Cũng chính từ lúc đó hình ảnh chú vịt màu vàng đang ôm đầu cũng trở thành một hình ảnh nổi tiếng trên khắp các diễn đàn.
Nhưng cộng đồng mạng khi đó đã nhanh chóng chế hình ảnh của chú vịt vàng Psyduck thành những meme thể hiện sự ngơ ngác, bất ngờ, khó hiểu kèm theo những chú thích hết sức đáng yêu. Meme chú vịt vàng xuất hiện ở khắp mọi nơi và khuấy động các trang mạng xã hội khi ấy.
Chú vịt vàng được cộng đồng mạng đem vào rất nhiều sự kiện xảy ra vào thời điểm đó. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những bức ảnh hài hước, thú vị đăng tải trên new feed, xuất hiện trong các bình luận. Độ phủ sóng của chú vịt vàng thời điểm đó thật đáng gờm.
3. Vì sao chú vịt vàng lại dậy sóng lần nữa?
Sau một thời gian dài hình ảnh chú vịt vàng không còn xuất hiện thì thời gian gần đây nó lại phủ một sắc vàng trên khắp các trang mạng xã hội, đặc biệt là với nền tảng Facebook. Sức hút của vịt vàng Psyduck là gì và vì sao nó lại dậy sóng lần nữa. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm nhé.
Sau một đêm thức dậy chắc hẳn rất nhiều người đều giống như mình, bị rơi vào trạng thái hoang mang khi không biết mình đã bỏ lỡ một drama nào đó hay sao? Lướt new feed Facebook chỉ toàn thấy những avatar màu vàng được hiện lên cùng những dòng bình luận “khó hiểu”.
Thực tế việc thay avatar này là một trò chơi được nổi ra từ một nhóm người trên Facebook. Người khởi xướng sẽ thay ảnh đại diện của mình là hình chú vịt vàng Psyduck này. Sau đó ai là người tương tác với bức ảnh sẽ được chủ nhân bức ảnh inbox cho 1 câu hỏi và bạn phải trả lời câu hỏi đó.
Người bị hỏi sẽ đều hết sức ngỡ ngàng và hoang mang vì không biết rằng mình đã tham gia vào trò chơi rồi. Nhiệm vụ của người bị hỏi là phải trả lời đúng câu hỏi trong vòng 3 phút, còn nếu sai, hình phạt rất đơn giản là bạn phải đổi ảnh đại diện chú vịt vàng và tiếp đi thách đấu những “kẻ xấu số” khác.
Theo nhận định từ người chơi, câu hỏi được đưa ra là một hình ảnh giải đó hết sức đơn giản nhưng sẽ có điểm được gài vào và nếu người chơi không để ý thì sẽ sập bẫy ngay lập tức. Người chơi sau khi trả lời mới nhận ra cái bẫy được gài trong hình ảnh đó.
Rất nhiều người đều đã rơi vào trạng thái khó hiểu, ngỡ ngàng y như chú vịt vàng kia vì không hiểu sao mấu chốt câu đố lại nằm ở những chi tiết nhỏ xíu đó.
Có thế nói, hình ảnh chú vịt vàng là biểu thị cho trạng thái ngỡ ngàng, bất ngờ cũng là hoàn toàn hợp lý. Bởi tại học viện ngôn ngữ nổi tiếng thế giới tại Washington cũng cho rằng việc dùng hai tay ôm lấy đầu của mình chính là phản xạ tự nhiên của con người khi gặp phải những tình huống “trớ trêu”.
Việc 2 tay ôm lấy đầu vừa có thể giúp bạn bảo vệ đầu khỏi những nguy hiểm, vừa mang ý nghĩa giúp bản thân bình tâm, tự trấn an và suy nghĩ thật bình tĩnh trước mọi vấn đề.
Xem thêm: Hashtag #taychayHM lọt top trending
Qua những nội dung trên đây của wikiso.net chắc hẳn đã giúp bạn hiểu Psyduck là gì cũng như những thông tin cần biết về chú vịt vàng nổi tiếng khắp mạng xã hội những ngày qua. Chúc bạn sẽ luôn có những giây phút thư giãn thật hiệu quả trong mùa dịch nhé.