Vào năm 2007, Bitcoin lần đầu tiên được nhắc đến trong một bài viết về giao thức thanh toán ngang hàng của một nhân vật có tên là Satoshi Nakamoto. Sau rất nhiều năm kể từ khi Bitcoin ra đời và làm mưa làm gió trên thị trường tiền tệ và vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tiền điện tử thế giới, cho đến nay người ta vẫn không biết Satoshi Nakamoto là ai? Có thể nói danh tính của nhân vật này vẫn là câu chuyện ly kỳ chưa hồi kết.
Satoshi Nakamoto là ai?
Có thể nói Satoshi Nakamoto là một trong những nhân vật bí ẩn nhất thế giới, cho đến nay vẫn chưa ai có thể khẳng định chắc chắn đây là một cá nhân hay là một tổ chức, kể cả việc Satoshi Nakamoto là đàn ông hay phụ nữ cũng là một ẩn số.
Người ta vẫn chỉ biết đến Satoshi Nakamoto là một lập trình viên ẩn danh, người có công lớn tạo ra mạng lưới Bitcoin vang danh thế giới. Ngay cả những đồng nghiệp cùng nghiên cứu dự án cũng chưa một lần gặp mặt mà chỉ liên lạc thông qua email.
Được biết, Satoshi đã bắt đầu nghiên cứu, thiết kế mạng lưới giao dịch Bitcoin vào năm 2007, mục tiêu là có thể tạo ra một hệ thống, nơi đó cho phép người mua và người bán giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần sự tin tưởng. Thời điểm đó, rất ít người biết Bitcoin là gì.
Mãi đến tháng 10/ 2008, cái tên Satoshi Nakamoto mới được đông đảo cộng đồng biết đến, khi sử dụng nickname này để xuất bản bài viết liên quan đến đồng Bitcoin với tựa đề: “A Peer – to – Peer Electronic Cash System”. Bài viết này mô tả rất chi tiết cách thức hoạt động và làm thế nào để tạo thành một Bitcoin.
Một năm sau đó, Satoshi tiếp tục khởi xướng một diễn đàn mang tên Bitcointalk, đây là nơi nhân vật này cùng các thành viên bàn luận về vấn đề kỹ thuật. Đồng thời cũng bắt đầu thuê thêm một đội ngũ lập trình để cải thiện, nâng cấp mạng Blockchain của Bitcoin.
Sau bài đăng giới thiệu về cách thức hoạt động của đồng Bitcoin, cha đẻ của đồng này cũng dần hoạt động thưa thớt, thậm chí trong list 100 nhà phát triển có nhiều đóng góp nhất cho dự án Blockchain Bitcoin không hề có tên Satoshi Nakamoto.
Bài viết cuối cùng được Satoshi Nakamoto đăng lên diễn đàn Bitcointalk là từ tháng 12/2010, trong bài này ông đề cập đến một phiên bản update cho phần cốt lõi của Bitcoin và kể từ thời điểm đó người ta không còn thấy ông xuất hiện trên diễn đàn này nữa.
Sau khi biến mất Satoshi Nakamoto vẫn liên lạc với các thành viên chủ chốt như Gavin, Marttin, Mike Hearn. Tháng 5/2011, ông gửi đến Marttin Malmi một email trao đổi cuối cùng, trong đó có chứa nội dung: “Tôi đã chuyển sang những thứ khác và có lẽ sẽ không xuất hiện nữa”. Kể từ đó đến nay, Satoshi Nakamoto dường như đã hoàn toàn bốc hơi, không còn ai có thể liên lạc với ông nữa. Cũng chính vì thế mà ngày càng nhiều những giả thiết cho rằng Satoshi Nakamoto bị bắt,…
Vì sao Satoshi Nakamoto lại biến mất
Cha đẻ của Bitcoin Satoshi Nakamoto là ai? và vì sao lại biến mất? vẫn gây tò mò cho nhiều người. Mặc dù không biết chính xác nhưng người ta đã đưa ra rất nhiều giả thiết cho sự mất tích này đó là:
2.1. Giả thiết 1: Lẩn tránh vấn đề pháp lý
Mạng lưới Bitcoin do Satoshi Nakamoto tạo ra nếu được chấp nhận có thể cạnh tranh trực tiếp với hệ thống tài chính tập trung hiện thời. Khi đó, ngân hàng trung ương sẽ không còn giữ vai trò chủ chốt trong việc điều phối thị trường tài chính toàn cầu. Đó là điều mà chính phủ các quốc gia không mong muốn xảy ra.
Trong quá khứ, Phil Zimmermann – một chuyên gia phần mềm đã sáng tạo phần mềm cho phép mọi người có thể liên lạc với nhau mà không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào. Tuy nhiên, ngay sau khi ra mắt, phần mềm này đã lập tức bị chính phủ Mỹ xóa sổ. Thậm chí, Phil Zimmermann đã bị xếp vào đối tượng điều tra hình sự.
Vậy, thử tưởng tượng xem với một mạng lưới giao dịch khổng lồ như Bitcoin, không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan nào, liệu chính phủ có để yên nếu biết rõ Satoshi Nakamoto là ai không.
Có lẽ, phần nào lường trước được viễn cảnh trên mà Satoshi Nakamoto đã sớm tìm cho mình đường lui an toàn. Mặc dù biến mất khỏi Bitcoin nhưng theo các chuyên gia nhân định Satoshi Nakamoto vẫn đang sở hữu ít nhất 1 triệu BTC.
Vì thế, dù không tham gia điều hành nhưng Satoshi Nakamoto vẫn thoải mái tận hưởng cuộc sống vương giả mà không lo bị pháp luật sờ gáy.
2.2. Giả thiết 2: Satoshi Nakamoto vốn là tỷ phú
Theo tính toán của một số chuyên gia, số Bitcoin ông nắm giữ ít nhất cũng vào khoảng 1 triệu BTC, bởi nhân vật này là người khai thác những khối Bitcoin đầu tiên. Mà như theo lý thuyết, nguồn cung của đồng tiền này đã bị giới hạn ở mức 21 triệu BTC. Hiện tại, tổng số vốn hoá thị trường của Bitcoin đã vượt quá mức 1.000 tỷ USD.
Như vậy, với giá trị hiện tại, Satoshi Nakamoto đang nắm trong tay xấp xỉ 50 tỷ USD, thuộc top những người giàu nhất thế giới. Nếu như công khai danh tính, ông chắc chắn không tránh khỏi các cáo buộc về thuế và nhiều vấn đề rắc rối khác.
Mặc dù, thời điểm mà Satoshi Nakamoto rút lui đồng Bitcoin chưa hề cao như hiện tại, thế nhưng vào giai đoạn 2010 – 2021, đồng tiền mã hoá đã có bước chuyển tích cực về giá. Vì thế thay vì phải mất công chèo chống dự án và đối mặt với nhiều nguy hiểm, Satoshi Nakamoto đã chọn cách biến mất.
Tất nhiên, tất cả những điều trên chỉ là suy đoán mang tính chủ quan của nhiều người, nhưng không có nghĩa là không có khả năng xảy ra.
2.3. Giả thiết 3: Satoshi Nakamoto muốn cả thế giới biết tính ẩn danh của Bitcoin
Đặc tính nổi bật của đồng Bitcoin và hệ thống Blockchain đó là tính ẩn danh. Có nghĩa là danh tính của 2 bên giao dịch hoàn toàn không thể xác định.
Vì thế, có nắm trong tay cả triệu USD thì người ta vẫn không có cách nào để xác định Satoshi Nakamoto là ai. Có lẽ, nhân vật này muốn cả thế giới biết rằng mình đã tạo ra một loại tiền tệ trao đổi tự do nhất từ trước đến nay. Cũng nhờ vào tính chất ẩn danh này mà hàng tỷ người đang bị Bitcoin thu hút.
Xem thêm: Ví Bitcoin tốt nhất 2021
Hiện nay, nhiều người dường như không còn quan tâm đến Satoshi Nakamoto là ai? trừ khi Satoshi Nakamoto lộ diện chứ chúng ta cũng không thể làm gì để tìm ra danh tính thực sự và khả năng này cũng sẽ không có tiến triển trong tương lai. Rồi sau cùng người ta chỉ nhớ đến ông như một người đã làm thay đổi khái niệm về tiền tệ, mở ra xu hướng giao dịch tự do, nơi mọi người có quyền quyết định những thay đổi trong chính hệ thống mà họ tham gia.