S&P 500 là một chỉ số nổi tiếng trong giới tài chính trên thế giới. Vậy chỉ số S&P 500 là gì? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để cùng mình chia sẻ những thông tin bổ ích nhất xung quanh chỉ số cực hot này nhé.
1. Chỉ số S&P 500 là gì?
Bạn đã từng nghe về chỉ số S&P 500 là gì chưa? Đây là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard & Poor’s 500 Stock Index. Bạn có thể hiểu trong nghĩa tiếng Việt S&P 500 là chỉ số chứng khoán phổ thông của tổng cộng 500 công ty chứng khoán hàng đầu trên các sàn giao dịch tại Mỹ.
Đây là một chỉ số được đánh giá là uy tín nhất không chỉ trên thị trường Mỹ mà nó còn có tầm ảnh hưởng với cả thế giới. Nó sẽ được dùng như thước đo sự lên xuống của thị trường chứng khoán Mỹ và nền kinh tế của cả đất nước.
S&P 500 được quản lý và cập nhật dữ liệu thường xuyên bởi hệ thống S&P Dow Jones Indices, trong đó tập đoàn McGraw Hill Financial của Mỹ có sở hữu lớn nhất.
Trong hệ thống các công ty, tập đoàn lớn của S&P 500 chúng ta có thể kể đến những cái tên như Apple, Microsoft, Amazon hay Facebook. Đây đều là những ông lớn tại Mỹ và trên thế giới mà chúng ta đều biết đến.
2. Các tiêu chí lựa chọn để tham gia S&P 500
Sau khi đã hiểu S&P 500 là gì bạn cần tìm hiểu thêm về tiêu chí để có mặt trong danh sách đó. Một công ty để tham gia được vào hệ thống S&P 500 sẽ do một Hội đồng quyết định thông qua các yếu tố như vốn hóa thị trường, tính thanh toán, trụ sở, năng lực tài chính, cố phiếu niêm yết,…
– Các công ty phải đạt được mức vốn hóa trên thị trường từ 4 tỉ đô trở lên.
– Trước đây các công ty bắt buộc phả có trụ sở tại Mỹ, tuy nhiên thời gian gần đây tiêu chí này đã không còn bắt buộc.
– Số cổ phiếu lưu hành trên thị trường phải đạt từ 50% trở lên, tức là 50% cổ phiếu của công ty, tập đoàn đó phải do công chúng sở hữu.
– Kết quả báo cáo tài chính của các công ty, tập đoàn đó phải luôn trong trạng thái tăng trưởng, ít nhất là từ 4 quý trở lại đây.
– Phải thuộc các nhóm ngành tiêu chuẩn theo GISC như hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin, y tế, năng lượng, bất động sản, tài chính,…
– Ngoài ra, các công ty cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí như cổ phiếu niêm yết, thời gian niêm yết,…
Chính vì vậy, S&P 500 mới được người trong ngành gọi với cái tên “Chỉ số uy tín” nhất thế giới. Không ai có thể phủ nhận được độ hot của chỉ số này trên các thị trường chứng khoán.
3. Những yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500
Các yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500 cũng chính là các tác nhân ảnh hưởng đến các công ty thành phần. Giá trị của các công ty thành phần cũng chính là giá trị của chỉ số S&P 500. Vậy những yếu tố tác động đến S&P 500 là gì?
Chính sách ngân hàng trung ương
Tại Mỹ, cục dự trữ Liên Bang FED sẽ là tổ chức quy định các chính sách tiền tệ của cả đất nước. Những chính sách đó sẽ tác động trực tiếp đến các nhà đầu tư cũng như tập đoàn, công ty lớn, nhỏ tại Mỹ.
Nếu như các chính sách của ngân hàng trung ương đưa ra có lợi cho các doanh nghiệp, công ty thì người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi từ đó. Các công ty có bàn đẩy để tăng trưởng lớn mạnh hơn.
Ngược lại, vào những thời điểm cục Liên Bang đưa ra những chính sách gây khó khăn, khắt khe hơn thì các công ty, tập đoàn cũng vì thế mà phải điều chỉnh kinh doanh, gây ra sự sụt giảm của chỉ số S&P 500.
Hiệu quả kinh tế
Nền kinh tế cũng là một trong số những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số S&P 500. Kinh tế có tăng trưởng thì giá trị các cổ phiếu mới tăng cao, đẩy chỉ số S&P 500 ở mức cao nhất.
Ngược lại khi thị trường kinh tế có chiều hướng giảm, các công ty cũng bị rớt giá cổ phiếu thậm tệ thì chắc chắn giá trị của chỉ số S&P 500 cũng bị thụt giảm nhiều.
Định giá tiền tệ
Khi giá trị của đồng đô la ở mức cao thì các công ty, tập đoàn khi nhập khẩu hàng hóa sẽ được nhiều lợi nhuận hơn. Còn nếu trong trường hợp, đồng đô la bị rớt giá thì giá trị xuất khẩu các sản phẩm cũng bị thụt giảm.
Giá cả hàng hóa
Hàng hóa là yếu tố chi phối hàng đầu trong mọi nền kinh tế. Giá cả hàng hóa có tăng cao thì nên kinh tế mới được vững mạnh. Các giá trị cổ phiếu cũng sẽ tỷ lệ thuận với tình hình giá cả hàng hóa.
Ngoài ra các vấn đề khác về kinh tế, xã hội cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của chỉ số S&P 500 như thiên tai, bầu cử, khủng hoảng tài chính,…
4. Cách tính giá trị của S&P 500
Cách tính trọng số của của công ty
Trọng số của một công ty sẽ được tính bằng cách lấy giá trị vốn hóa thị trường của công ty đó trên tổng số vốn hóa của tất cả các công ty có trong chỉ số S&P 500.
Chính bởi vậy, chỉ số S&P 500 sẽ không thể hiện được hết vị trí của từng công ty. Các công ty lớn mạnh thường sẽ tác động mạnh mẽ nhất vào chỉ số, nâng cao chỉ số S&P lên nhanh chóng còn các công ty nhỏ thì không làm ảnh hưởng nhiều.
Cách tính giá trị S&P 500
Giá trị của S&P 500 là gì? Giá trị đó được tính thế nào? Thông thường người ta sẽ tính bằng cách lấy tổng vốn hóa thị trường của tất cả các công ty trong danh sách của S&P 500 chia cho một ước số cố định.
Ước số của S&P 500 sẽ được quy định bởi Standard & Poor tùy theo từng thời điểm khác nhau. Ước số này sẽ được tính toán sao cho các yếu tố phi kinh tế cũng không thể tác động đến nó và đưa ra được giá trị chính xác nhất cho S&P 500.
5. Đầu tư vào S&P 500 như thế nào?
Như bạn đã biết S&P 500 là gì và quy định như thế nào. Vì vậy, đầu tiên bạn cần phải ghi nhớ khi tham gia đầu tư vào S&P 500 chính là bạn không thể trực tiếp giao dịch trên các sàn chứng khoán Việt Nam. Hiện nay sẽ có những bên môi giới đứng ra ký quỹ để bạn có thể giao dịch gián tiếp thông qua bên thứ 3 đó.
Hiện nay, phổ biến nhất là bạn có thể lựa chọn đầu tư thông qua các sản phẩm mô phỏng lại S&P 500 như quỹ S&P 500 CFD hay giao dịch S&P 500 ETF.
Thông qua CFP
CFP được hiểu là loại Hợp đồng giao dịch trên sàn Forex. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn mọi nền tảng để thực hiện việc giao dịch CFP. Biểu đồ của CFD cũng sẽ có quan hệ mật thiết với chỉ số S&P 500 để bạn có thể theo dõi chính xác nhất.
Ưu điểm của hình thức này là các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm kiếm các cơ hội sinh lời ngay cả khi thị trường đi lên hay xuống, miễn sao giá cả vẫn luôn biến động.
Ngoài ra các giao dịch trên hình thức này cũng giúp cho các trader có thể thu về được lợi nhuận với những mức đầu tư dù rất nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quen khi giao dịch theo hình thức này bởi khi gặp rủi ro thì tổn thất cũng rất lớn.
Thông qua ETF
ETF là quỹ chỉ số hay các chứng khoản phái sinh mà có tài sản chính dựa trên S&P 500. Giá trị của các quỹ này sẽ chỉ nhỏ bằng 1/10 giá trị của các chỉ số S&P 500. Bởi vậy, khi đầu tư vào quỹ này bạn không cần phải sử dụng đến hình thức đòn bẩy.
Hình thức này cũng có cách thức giao dịch giống như tất cả các hình thức khác trên thị trường giao dịch. Nhưng bạn cũng cần phải thật cẩn trọng, tuân thủ các quy tắc nhất định và quản lý thật kỹ các rủi ro có thể xảy ra. Thông thường bạn có thể đầu tư kéo dài vài năm với hình thức này.
Xem thêm: Bạn hiểu gì về ICP?
Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết để bạn nắm được S&P 500 là gì cũng như chỉ số này có ý nghĩa như thế nào. Qua đó, bạn có thể quyết định xem có nên tìm hiểu sâu và đầu tư vào chỉ số này không nhé.