Victim Blaming là gì? Đó chính là việc đổ lỗi ngược lại cho nạn nhân khi sự việc xảy ra. Những lời mắng chửi, miệt thị dành cho nạn nhân đã gián tiếp bao che tội lỗi của kẻ phạm tội đẩy nạn nhân vào tận cùng của sự tủi nhục và xấu hổ ép họ trở thành người sai và chấp nhận kết quả, đó là những gì “xứng đáng” họ được nhận.
Victim Blaming là gì?
Victim Blaming (đổ lỗi cho nạn nhân) là sự việc xảy ra khá phổ biến khi bất cứ sự việc gì xảy ra. Kiểu như “ không có lửa làm sao có khói”. Nạn nhân là “lửa” châm ngòi sự việc mới có “khói”. Hay “nếu con gái không ăn mặc khêu gợi thì đâu bị cưỡng hiếp”. Ủa lí lẽ kiểu gì vậy người ta ăn mặc khêu gợi không đồng nghĩa với việc người khác có quyền cưỡng hiếp cô ấy. Những việc trên chính là đang đổ lỗi cho nạn nhân (victim blaming), khi mà nạn nhân lại là kẻ có tội.
Điều đáng đưa ra bàn luận và bất bình ở đây chính là việc đáng lẽ nạn nhân là người cần được ủng hộ và bảo vệ khỏi những kẻ gây án vô nhân tính thì giờ đây lại có trò đổ ngược tội cho nạn nhân, nạn nhân phải chịu những chỉ trích xúc phạm từ “anh hùng bàn phím”. Đây là đặc trưng của việc bắt nạt qua mạng sử dụng những lời nói thô tục, phiếm diện để miệt thị 1 cá nhân
Họ bị đem nhân phẩm, danh dự đời tư ra để bình luận quy chụp sống dưới ánh mắt soi mói, lời nói miệt thị của những kẻ “vô danh nhưng nhiều chuyện”. Họ đưa tất cả những luận điệu đó để khỏa lấp đi vấn đề phạm pháp của những kẻ phạm tội. Thật không thể chấp nhận được
Biểu hiện của Victim Blaming là gì?
Xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân có thể được thiết lập trong tâm trí ở mức độ sâu sắc.
Hầu như bất cứ ai sống sót sau các vụ tấn công tình dục hoặc bị quấy rối tình dục đều trải qua nỗi đau về thể xác và tinh thần nhưng buồn thay, họ thường bị tra hỏi rằng đã ăn mặc như thế nào, đã làm gì để khuyến khích hung thủ, hay thậm chí tại sao họ không chống trả nhiều hơn.
Dù có nhiều người phản đối, victim blaming vẫn được thực hiện. Bởi vì xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân có thể được lập trình vào tâm trí con người bởi những lý do rất cơ bản. Bạn có bao giờ tự hỏi liệu các nạn nhân đã làm gì đó khiến họ rơi vào bi kịch của chính họ? người đi đổ lỗi không cần phải trực tiếp buộc tội nạn nhân rằng họ trực tiếp gây ra bất hạnh đó. Victim blaming có thể là những suy nghĩ “Lẽ ra nó phải cẩn thận hơn chứ”-ngụ ý rằng bi kịch xảy ra là do một phần lỗi của nạn nhân.
Ví dụ cụ thể: Gần đây, khi nhà hàng xóm của A bị trộm, A thấy bản thân muốn đổ lỗi cho anh ta vì điều đó. A cho rằng anh ta chắc đã làm gì đó để thu hút kẻ trộm. Có lẽ anh ta đã tự tạo ra kẻ thù, có lẽ vụ trộm cố ý nhắm vào anh ta, có lẽ đơn giản là anh ta đã không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để bảo vệ ngôi nhà của mình. Lời giải thích này khiến A thấy thoải mái vì điều đó có nghĩa là ngôi nhà của A an toàn.
Dĩ nhiên, xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân không phải là điều đáng tự hào. Nó gây tổn thương cho nạn nhân, tạo điều kiện tốt cho kẻ thủ ác và khiến mọi người không đủ can đảm để trình báo những gì đã xảy ra với họ. Vì thế, điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc tâm lý của việc đổ lỗi cho nạn nhân và ngăn chặn nó.
Nguyên nhân xã hội đổ lỗi cho nạn nhân?
Một số trường hợp đổ lỗi cho nạn nhân bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, suy nghĩ thượng đẳng, tin rằng mình sẽ đủ cẩn thận để không rơi vào tình cảnh đó, cũng có thể là nguyên nhân khác.
Các nhà tâm lý học tin rằng victim blaming có thể bắt nguồn từ một nhu cầu sâu sắc để tin rằng thế giới là một nơi tốt đẹp và công bằng. Hàng ngày, chúng ta ngập trong những tin tức về các sự kiện đáng sợ: khủng bố, chiến tranh, trộm cắp,.. Rõ ràng ai trong chúng ta cũng có khả năng bị dính vào chúng và điều đó rất đáng sợ nhưng nếu bạn không sợ hãi, hãy tự hỏi tại sao.
Để mình đoán, nếu bạn như hầu hết mọi người, câu trả lời của bạn có lẽ là: “Bởi vì điều đó sẽ không xảy ra với tôi.” Nhưng tại sao nó không xảy ra với bạn dù nó xảy ra với người khác?
Theo nhà tâm lý học của Đại học Massachusetts Ronnie Janoff-Bulman, chúng ta dễ dàng tin tưởng vào sự bất khả xâm phạm của bản thân (thế giới quan giả định tích cực). Ở một mức độ nào đó, hầu hết chúng ta tin rằng thế giới về cơ bản là tốt, những điều tốt đẹp xảy ra với những người tốt còn những điều xấu xảy ra với kẻ xấu, và chúng ta là những người tốt nên chẳng lí nào những người bị trộm cắp hay h.a.m h.i.e.p lại không tạo điều kiện cho bọn tội phạm cả.
Hầu hết chúng ta xây dựng hệ thống niềm tin này từ khi còn nhỏ, từ những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, Lọ Lem, những lời dạy bảo. Nhưng không giống như niềm tin vào cổ tích, ta cũng biết thế giới không phải màu hồng khi đã trưởng thành. Ở mức độ ý thức, tất cả chúng ta đều biết rằng những điều xấu cũng có thể xảy ra với những người tốt.
Janoff-Bulman lập luận rằng, ở một mức độ sâu hơn trong tiềm thức, hầu hết chúng ta vẫn tin rằng thế giới về cơ bản là công bằng. Đây là lý do tại sao có những câu nói như: gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,..
Mặc dù hệ thống niềm tin này mang khuynh hướng ảo tưởng nhưng cũng thật may khi có chúng. Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ khủng khiếp như thế nào nếu chúng ta thực sự nghĩ rằng thế giới là nguy hiểm, không công bằng và rằng chúng ta không phải là người tốt. Niềm tin tích cực giúp chúng ta hoạt động và sống hạnh phúc trong một thế giới thường có thể hết sức đáng sợ.
Vì vậy, não bộ đã chiến đấu hết mình để duy trì chúng
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Melvin Lerner, để duy trì niềm tin vào một thế giới công bằng, ta bắt đầu đổ lỗi cho bản chất của nạn nhân. Khi những điều tồi tệ xảy ra với một người có vẻ rất giống chúng ta, điều này đe dọa niềm tin về một thế giới công bằng. Nếu người đó có thể trở thành nạn nhân của c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p, cướp giật, có lẽ chúng ta cũng có thể.
Vì vậy, để an ủi bản thân khi đối mặt với thông tin rắc rối này và duy trì thế giới quan màu hồng, ta liền tự hỏi liệu họ đã làm gì đó để mời gọi tội phạm. Có lẽ cô ta bị tấn công tình dục vì đã mặc quần áo sexy. Có lẽ nạn nhân vụ nổ súng đó đã tham gia vào hoạt động băng đảng. Có lẽ anh ta bị cướp là vì không cẩn thận.
Tóm lại, victim blaming là để tự bảo vệ bản thân. Nó cho phép chúng ta duy trì thế giới quan màu hồng và tự trấn an mình rằng sẽ không có điều gì xấu xảy ra với bản thân. Vấn đề là nó hy sinh hạnh phúc của người khác cho chính chúng ta. Nó bỏ qua thực tế rằng thủ phạm mới là kẻ đáng bị đổ lỗi cho hành vi tội phạm và bạo lực chứ không phải nạn nhân.
Nữ sinh du học sinh Việt tại Hàn Quốc bị hiếp dâm tập thể và vấn nạn Victim Blaming xấu xí
Những ngày qua cư dân mạng Việt Nam không khỏi bức xúc trước vấn đề “nữ du học sinh Việt tại Hàn Quốc bị chính nhóm nam người Việt hiếp dâm”. Điều đáng nói là vụ án được luật pháp Hàn Quốc giải quyết xong nhưng những kẻ phạm tội kia lại dùng mạng xã hội để tấn công ngược lại cô gái. Với những bài bóc phốt dài hơn chữ dài để đổ lỗi cho nạn nhân. Dưới những bài đó là những bình luận miệt thị, xúc phạm tới danh dự nhân phẩm của nạn nhân hay nói cách khác là victim blaming.
Đọc được những dòng bình luận đó không ai có thể chấp nhận được tại sao những con người đó có thể được gọi là “đồng bào”. Không những thế những người victim blaming lại là phụ nữ lẽ ra cần lên tiếng bảo vệ nạn nhân thì không họ lại dùng những từ ngữ “bẩn tưởi” để chửi cô gái một cách không thương tiếc.
Tôi cũng không thể tưởng tượng là cô gái đã phải chịu đựng và sống những ngày tháng đó như thế nào khi thân cô thế cô, một mình nơi đất khách quê người, 20 tuổi đã phải hứng chịu những điều quá kinh khủng.
Stop victim blaming – ngưng đổ lỗi cho nạn nhân
5 tác động xấu của victim blaming đối với tội phạm tình dục
Victim Blaming nạn nhân bị xâm hại tình dục thì mục đích chính là bảo vệ tên tội phạm. Những luận điệu phổ biến là:
“Con gái ai mượn ăn mặc hở hang cho đàn ông thèm”
Quan điểm này ngớ ngẩn khi việc ăn mặc của con gái không vi phạm pháp luật là được và đồng nghĩa con gái mặc thế không đồng nghĩa với việc đàn ông được phép hiếp dâm. Luận điệu này cũng vô tình làm giảm giá trị của đàn ông rằng cứ ai ăn mặc hở hang thì đàn ông đều ham muốn.
“Con gái không biết tự bảo vệ bản thân”
Thì dĩ nhiên là con gái hay bất cứ ai đều phải biết tự bảo vệ bản thân nhưng khi cả một nhóm có ý định hại, chuốc thuốc thì nên bảo vệ kiểu gì. Người phản bội lại chính là người mà ta tin tưởng nhất. Thế tại sao sự việc đã xảy ra rồi không bảo vệ nạn nhân mà lại đi bảo vệ kẻ phạm tội, khác nào những gì xảy ra đối với nạn nhân là đương nhiên???
“Đàn ông không thể tự điều khiển mình”
Chính cái suy nghĩ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn phạm tội được thực hiện âm mưu của mình. Họ biết bằng tội ác của họ sẽ được bảo vệ và bỏ qua. Họ sẽ nghĩ rằng mình sẽ không phải chịu trách nghiệm đâu. Tư tưởng này ở khắp cõi mạng, truyền thông. Nó vùi dập những nạn nhân dũng cảm và quyết định giành lại công lý cho bản thân.
“Ai mượn mày uống say, ai mượn chơi với nó”
À thì ra khi người ta uống say thì những kẻ phạm tội được phép thực hiện hành vi sai trái. Ủa luật pháp nào cho phép được cưỡng hiếp kẻ say??? Công bằng bình đẳng ở đâu việc đổ lỗi cho nạn nhân vô hình dung đã tạo ra những danh sách dài vô hạn về những thứ phụ nữ “KHÔNG” được làm như: không được ăn mặc hở hang, không được đi chơi khuya, không được say xỉn, không được đi ra ngoài một mình,…
“Không có lửa làm sao có khói”
Đây là câu nói mình ghét nhất. Ở một số trường hợp thì có thể câu này sẽ đúng nhưng đối với việc xâm hại tình dục thì “lửa” ở đây là tên tội phạm, và “khói” là án phạt mà những kẻ đó đáng phải nhận. Nạn nhân là những thứ bị họ thiêu đốt, hơn ai hết chính họ xứng đáng được xã hội, pháp luật coi trọng và bảo vệ
Câu chuyện về Women by Carol Rossetti
“Ana đã bị hiếp dâm.
Ana, em không hề cô đơn. Đó không phải là lỗi của em.
Chuyện này không thể quyết định nhân cách của em. Bản thân em có giá trị hơn thế nhiều.”
Do vậy, tôi chỉ muốn nói rằng:
-Nếu bạn bị cưỡng hiếp, đó hoàn toàn không phải là lỗi của bạn.
-Nếu bạn bị hiếp dâm, đó không phải là lỗi của bạn. Bạn đã chả làm gì để “mời mọc” chuyện đó xảy ra với mình.
-Nếu ảnh của bạn bị đánh cấp và phát tán, đó không phải là lỗi của bạn.
-Bạn có quyền được gần gũi với người yêu của mình nếu có sự đồng ý của cả hai và không nhiều hơn thế.
-Nếu bạn bị ai đó quấy rầy, đó không phải là lỗi của bạn.
-Bạn bị bạo hành? Không phải lỗi của bạn!
-Dù bất cứ thứ gì đi nữa, bạn có quyền được bảo vệ và trân trọng.
Vấn nạn victim blaming xảy ra ngày càng nhiều và phổ biến trên mạng xã hội. Sự thật là những nạn nhân đó họ không làm sai gì cả. Họ là những kẻ yếu thế cần xã hội và pháp luật bảo vệ. Bất cứ ai ở xã hội này cũng trở thành nạn nhân của trò victim blaming. Những lời chửi bới chê bai đẩy nạn nhân vào chân tường không khiến “bạn” trở thành vĩ nhân đâu nó chỉ thấy “văn hóa lùn” thôi.
Như vậy wikiso.net đã giải thích về victim blaming là gì? Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong cuộc sống này!