Những buổi liên hoan, tiệc, lễ việc uống rượu bia để chúc mừng là điều không thể tránh khỏi nhất là đối với cánh mày râu. Tâm trạng vui vẻ việc uống quá chén khiến bị say rượu bia cũng thường gặp phải. Vậy khi say có cách giải rượu bia nào nhanh và hiệu quả, bạn cùng Wikiso.net đi tìm hiểu nhé!
Cách giải rượu bia nhanh nhất bằng các thực phẩm lành mạnh.
Nước lọc
Nước lọc là phương pháp giải rượu tốt nhất và dễ tìm nhất trong nhà, nước sẽ giúp pha loãng lượng rượu bia trong cơ thể người xỉn, đào thải các chất độc nhanh qua đường tiết niệu.
Lưu ý: Chỉ uống nước lọc chứ không dùng nước tăng lực hay nước ngọt có gas sau khi uống bia, rượu. Vì những loại thức uống này sẽ làm tăng hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, góp phần làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Gừng
Để chống say và giải độc rượu, hãy thái một củ gừng tươi thành những lát mỏng rồi đem sắc nước uống. Có thể cho thêm vào cốc nước gừng nóng một thìa mật ong để có tác dụng nhanh hơn. Hoặc bạn có thể dùng trà gừng cũng có tác dụng giải rượu.
Nước mía
Sau khi uống rượu, bạn nên uống một cốc nước mía. Từ xa xưa thì nước mía đã được các thầy thuốc đông y sử dụng giúp cầm nôn, giảm tức ngực khi bị say rượu bia. Vì thế khi say rượu bạn có thể sử dụng nước mía để nhanh chóng thoát khỏi cơn say rượu.
Chè xanh
Trong chè xanh có chứa axit tannic có khả năng khử chất cồn trong rượu, khử độc cồn cấp tính. Vì thế người say rượu uống một cốc chè xanh thật đặc cũng có thể giúp giải rượu rất tốt, giúp tinh thần tỉnh táo.
Giải rượu bằng đỗ xanh
Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc. Hạt đậu xanh chưa chà vỏ có thể trị được nhiều chứng bệnh do nhiệt độc gây ra như say nắng, mụn nhọt , cảm nắng, nộ độc thực phẩm, người say bia rượu,…
Nên nấu sẵn một nồi cháo đậu xanh loãng để nguội, cho người say rượu ăn vào bát sẽ giải rượu rất nhanh, hiệu quả và không còn cảm giác mệt mỏi nữa vào buổi sáng hôm sau.
Nước ép hoa quả từ Cam, quýt, chanh
- Bạn ép hoặc cắt 3 – 5 quả cam hoặc quýt tươi cho người say rượu bia uống hoặc ăn trực tiếp. Nó sẽ giúp hóa đờm, hạ khí, giải khát, giải rượu.
- Sử dụng một cốc nước ấm vắt chanh, cho thêm ít đường sau đó uống vào sẽ giúp giải được rượu.
Cà chua
Theo các nghiên cứu của Nhật đã chứng minh rằng nước ép cà chua có thể giúp giảm nồng độ cồn trong cơ thể, có tác dụng kích hoạt enzym chuyển hóa rượu, giúp tỉnh rượu nhanh hơn.
Khi bạn uống rượu say và bị nôn thì cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi một lượng kali, canxi và natri. Chính vì thế, việc uống nước ép cà chua sẽ giúp bạn bổ sung lại những chất này cho cơ thể.
Chuối
Khi sau rượu toàn thân đỏ ửng kèm triệu chứng chảy mồ hôi. Hiện tượng này là do các mạch máu ngoại biên giãn ra, việc này khiến cơ thể bị mất nước và các chất điện giải.
Chuối là trái cây cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà trong chuối còn chứa nhiều Kali, chưa nhiều chất làm dịu những cảm giác khó chịu do rượu bia gây ra, giải độc rượu, thanh lọc máu, người bị ngộ độc rượu có thể ăn 3 – 5 quả chuối.
Bột sắn dây
Bạn cho người say uống một ly bột sắn dây thêm vài giọt chanh giúp mát gan, đào thải độc tố, giảm cơn say và đau đầu vào ngày hôm sau.
Nước ép trái cây: dưa hấu, nho, nước bưởi
- Dưa hấu: Có tác dụng thanh nhiệt, làm rượu nhanh chóng được bài tiết qua đường nước tiểu.
- Nho: Bên trong nho có hàm lượng acid tartaric phong phú, có thể kết hợp với ethanol trong rượu hình thành este từ đó giúp giải rượu rất tốt.
- Bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
Tác hại của say rượu tới sức khỏe
- Uống nhiều rượu bia gây nôn nao, buồn nôn, nhức đầu, tư duy giảm.
- Ảnh hưởng tới não bộ, làm rối loạn sự hoạt động của vỏ não gây ra các hành động tiêu cực như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát, hành động liều lĩnh.
- Suy giảm trí nhớ.
- Gây hại cho cơ tim, dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
- Gây viêm dạ dày cấp, loét dạ dày và tá tràng, nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.
- Khiến chức năng gan bị suy giảm dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và thậm chí có thể bị ung thư gan.
- Ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp
- Giảm sức đề kháng của cơ thể nên người bị say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió…
- Uống nhiều rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout.
- Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần: hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, làm gia tăng ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.
- Suy giảm khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản.
Mẹo giúp bạn tránh say sau khi sử dụng bia, rượu
Trước khi uống bia rượu nên ăn 1 chút thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ: vì khi ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ thì chúng sẽ bám lại vào thành ruột giống như một chiếc áo chống thấm, khi bạn uống rượu bia nhiều sẽ giúp làm giảm thời gian ngấm bia rượu vào cơ thể sẽ lâu hơn.
Không nên uống bia rượu khi đói: Khi đói cơ thể ta đang bị thiếu dinh dưỡng và rất háo nước. Chính vì vậy nếu uống rượu bia vào thời gian này thì sẽ giúp rượu có khả năng ngấm vào cơ thể một cách nhanh hơn, làm bạn có thể say nhanh hơn bình thường.
Uống nhiều nước lọc: Khi bị say rượu cơ thể chúng ta rất háo nước. Chính vì vậy nước lọc (nước lạnh càng tốt) là giải pháp tốt giúp bạn pha loãng rượu trong cơ thể, làm giảm nồng độ cồn trong người, giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhưng tránh uống các loại nước có gas vì khi đó nó sẽ thải ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày, giúp cho rượu đẩy nhanh tốc độ hấp thụ vào người.
Những lưu ý khi chăm sóc người bị say rượu, bia
Mức độ chăm sóc người say rượu bia tùy thuộc vào tình trạng say của họ, nhưng việc chăm sóc người say xỉn sẽ giúp họ tránh được nhiều nguy hiểm.
- Không để người say tự lái xe máy, xe ô tô về một mình: bởi dễ mất tự chủ, té ngã, hoặc chạy quá tốc độ gây nguy hiểm cho chính họ hoặc những người tham gia giao thông khác.
- Không để họ ngủ một mình vì họ có thể tự làm mình tổn thương hoặc có thể ngừng thở khi ngủ. Lâu lâu kiểm tra xem họ có phản ứng hay không như: bảo mở mắt, gọi xem có trả lời không.
- Nếu người say nôn khi đang nằm: hãy đặt họ ở tư thế đầu nghiêng, đầu gối bên trên gấp lại, lấy thứ gì đó chặn sau lưng họ. Không để người say nằm trên sàn nhà dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió và không đề nghị họ đi dạo để tỉnh rượu.
- Theo sát người say khi đi vào toilet vì họ sẽ dễ bị vấp ngã, trượt té khi chưa tỉnh rượu.
- Xem người say có triệu chứng bị ngộ độc rượu không như nhịp thở lúc nhanh lúc chậm, môi da tím tái, tay chân lạnh và ẩm ướt… và đưa họ đi cấp cứu ngay.
- Không để người say rượu bia mặc quá nhiều đồ, đặc biệt là đi vớ hay choàng khăn dày sẽ gây cản trở việc đào thải rượu qua tuyến mồ hôi.
- Khi người say tỉnh cần cho ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cháo, sữa, khoai, sắn…nhằm tránh hạ đường huyết và bổ sung năng lượng kịp thời.
- Không khiêu khích hay nói nặng lời với những người đang say, nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để khuyên họ ngừng uống.
Cách sơ cứu nhanh người bị ngộ độc rượu bia
Nếu thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần cho bệnh nhân nằm gối thấp để nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng. Khoảng vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn.
Cho nạn nhân uống nhiều nước để tránh mất nước, tốt nhất là nên uống nước ấm. Nếu có nước gừng tươi, nước chè xanh, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi, sữa nóng,… thì càng tốt, những nước ép hoa quả sẽ có tác dụng giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
Khi ngộ độc rượu không nên sử dụng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau hoặc mật ong vì có hại, dễ bị nhiễm trùng.
Không để nạn nhân tắm ngay vì như vậy dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp.
Cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau:
- Bệnh nhân nôn liên tục, đặc biệt khi dịch nôn có máu.
- Lay gọi không tỉnh sau 2-3 giờ.
- Vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu.
- Co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.
Trên đây là 10 cách giải rượu bia nhanh nhất, an toàn hiệu quả tại nhà. Hi vọng với một vài mẹo nhỏ này các chị em sẽ giúp cánh mày râu đón Tết an toàn, vui tươi và có sức khỏe tốt!