Con đường thành công nào mà không trải qua những chông gai, thử thách. Sau mỗi thất bại chúng ta có những bài học thật quý báu. Đối với những người mới bắt đầu khởi nghiệp thì biết được bài học kinh doanh, kinh nghiệm từ người đi trước rất đáng quý. Sau đây cùng wikiso.net tìm hiểu về những đúc kết, bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu của họ.
Bài học kinh doanh của người Nhật
Con người, đất nước và sự phát triển của người Nhật luôn khiến mọi người ngưỡng mộ. Tại sao họ lại phát triển thần tốc, mạnh mẽ như vậy? Có lẽ văn hóa doanh nghiệp, văn hóa dân tộc đã hòa cùng sức mạnh Samurai để tạo nên một nước Nhật siêu cường như bây giờ. Cùng tham khảo những quy tắc, bài học kinh doanh của người Nhật để có bước đệm vững chắc trong sự nghiệp của bạn nhé!
1. Nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh
Họ rất nghiêm khắc về vấn đề thời gian. Tôi đã từng làm việc chung với một người Nhật, lần đó tôi vô tình đi trễ chỉ khoảng 1-2 phút thôi nhưng họ đã có thái độ cực kì khó chịu với tôi. Nhiều lúc tôi đi chung với họ, nếu như bạn nói được 9-10 câu thì họ đã cúi đầu đến 9 lần. Những nguyên tắc của họ rất khắt khe nhưng đó là những bí quyết kinh doanh giúp họ thành công.
2. Khách hàng là thượng đế
Ở bất cứ đâu trên đất nước Nhật Bản, khách hàng đều được coi trong bởi họ là nhân tố chính tạo nên phần lớn doanh thu của mọi công ty, doanh nghiệp. Hành động cúi chào của người Nhật đây là nét văn hóa doanh nghiệp của quốc gia này. Chúng ta thấy được bí quyết kinh doanh của người Nhật xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất. Yếu tố con người, giá trị con người luôn đặt lên hàng đầu.
3. Quyền lợi khách hàng là trên hết
Điều khiến bạn bất ngờ và thú vị của các doanh nghiệp người Nhất đó là sự “tiện lợi”. Bạn có thể tìm được sản phẩm của họ ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào bạn muốn mua. Dù bạn không đủ tiền họ sẽ có hình thức hỗ trợ bạn mua hàng thông qua hình thức trả góp. Bạn ngại ra đường sẽ có dịch vụ đưa đồ tới tận nhà. Với những đồ gia dụng hay điện tử chỉ cần bạn nhấc máy lên sẽ có người đến tận nhà hướng dẫn, họ rất chú trọng dịch vụ hậu mãi. Với họ, khách hàng luôn là thượng đế.
Thành ngữ Nhật Bản có câu: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”, nó được hiểu là muốn thành công và chạm đích bạn cần phải biết ơn và thể hiện sự tôn trọng. Các doanh nhân Nhật luôn quan niệm người bán hàng phải đứng trên lập trường của người mua, hiểu được mong muốn của khách hàng, luôn suy nghĩ lợi ích cho khách hàng của mình.
4. Đặt chữ tín lên đầu
Trong 5 điều: “Nhân – lễ – nghĩa – trí – tín” thì chữ “tín” được người Nhật đặt lên hàng đầu. Với người Nhật, chữ tín trong kinh doanh và lòng tin trong các hoạt động xã hội luôn được đề cao và coi trọng.
Trong xã hội Nhật Bản hay Việt Nam thì chữ “tín” luôn được đặt lên hàng đầu. Dù làm bất cứ việc gì, nhỏ hay lớn, quan trọng hay không quang trọng thì việc tuân thủ quy tắc, lời hứa với đối tượng giao tiếp, đối tác luôn vẫn luôn được người Nhật thực hiện. Chính vì sự tỉ mỉ, nguyên tắc đã ăn sâu vào máu đã màng lại sự thành công lớn cho người Nhật
Thẳng thắn nhận trách nhiệm, biết đặt uy tín lên trên lợi nhuận của công ty là bí quyết kinh doanh của người Nhật. Từ đó giúp họ nhận được lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng. Việc nỗ lực giải quyết những khúc mắc, sai sót với khách hàng cũng khiến các doanh nghiệp ghi điểm trong mắt người tiêu dùng. Họ luôn duy trì chất lượn sản phẩm ổn định, nhất quán xuyên suốt trong quá trình phát triển của công ty. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam có thể làm được. Đã có rất nhiều công ty chạy theo lợi nhuận để rồi đánh mất khách hàng – người quyết định tới vận mệnh công ty.
5. Lắng nghe khách hàng
Khái niệm “dịch vụ khách hàng” không chỉ dừng lại ở sự tiện lời mà còn là thái độ ứng xử trước trong và sau khi mua hàng. Nó thể hiện qua cách xử lý những khiếu nại, sự không hài lòng của khách hàng khéo léo, thỏa đáng và dễ chịu.
Họ coi khách hàng là những thượng đế thực sự. Không xem trọng khách này hơn khách kia. Dù bạn mua món đồ đó với giá 10 yên hay 100 yên thì các khiếu nại của bạn vẫn được giải quyết như nhau. Mọi giao dịch của người Nhật đều kết thúc bằng cái cúi đầu lịch sự. Đó là một trong những điều đáng học hỏi của người Nhật.
6. Học hỏi từ những người đi trước
Việc họ không ngần ngại bày tỏ quan điểm, ý kiến với những người ở vị trí cao nhất trong công ty để giải đáp được dự định của chính họ. Điều đó khiến họ tiếp thu trực tiếp ý kiến, kinh nghiệm của bậc tiền bối, tạo sự thân thiện cởi mở.
Trong văn hóa người Nhật, họ luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, sự từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có đứng chung một bậc thang nghề nghiệp, thì những người lớn tuổi hơn bạn họ vẫn luôn quan trọng hơn.
Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, liệu bạn có nên thẳng thắn góp ý kiến với ông ấy? Hãy thẳng thắn góp ý kiến cá nhân của bạn, đừng bao giờ đòi hỏi hay suy nghĩ đến quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người ta tiến đến những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được. Ở Việt Nam có câu “gừng càng già càng cay” do đó bạn đừng ngại học hỏi những người đi trước, những kinh nghiệm bài học thất bại, tuổi trẻ họ đã trải quá chắc chắn sẽ đem cho bạn những kiến thức, thông tin bổ ích.
7. Làm hết sức, chơi hết mình
“Làm hết sức, chơi hết mình” là một trong những bí quyết kinh doanh của người Nhật. Sau những ngày làm việc căng thẳng và đầy mệt mỏi, những nhà kinh doanh Nhật Bản sẵn sàng “xả hơi” cho mình nơi những quán bar, club.
Hoàn toàn khác ngược với cái tính cứng ngắc, lễ nghi nơi công sở, những doanh nhân Nhật Bản khi đã đến với những quán karaoke, bar họ sẽ “quẩy” hết mình. Một sở thích được ưa chuộng là đến các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát đến tận nửa đêm, thậm chí đến khi họ không thể hát được nữa. Có thể nói, những quán bar là nơi họ có thể sống thật với chính mình.
Bên cạnh những địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ hay hộp đêm còn là nơi để những người đồng nghiệp chia sẻ thông tin hoặc thậm chí là kí kết hợp đồng, nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.
Bài học kinh doanh cho người bắt đầu khởi nghiệp.
Với những người bắt đầu khởi nghiệp thì việc học hỏi thành công hay thất bại của những người đi trước rất quan trọng, quý giá. Việc nên bắt đầu từ đâu, cách thức điều hành công ty, quản lý nhân lực, gọi vốn,…
1. Khách hàng không thể nói cho bạn biết họ cần gì
Những khách hàng nhiều khi không biết họ cần gì cho đến khi bạn chỉ cho họ biết điều họ muốn. Một công ty, doanh nghiệp thành công là biết được khách hàng muốn gì, cần gì thay vì đợi khách hàng cần gì thì mới bắt đầu sản xuất sản phẩm đó. Một sản phẩm được coi là hữu ích khi mà khách hàng không thể thiếu được sản phẩm đó trong cuộc sống. Để định dang tệp khách hàng, giá trị sản phẩm nội hàm và ngoại hàm là vấn đề then chốt trong mỗi công ty, doanh nghiệp.
2. Chuyên gia không biết gì
Là một doanh nhân phải tự tìm hiểu mọi thứ đừng phụ thuộc vào người khác. Hãy để những chuyên gia lắng nghe bạn thay vị bạn phải lắng nghe và làm việc dập khuôn theo chuyên gia
3. Thử thách càng lớn, thành quả càng cao
Khi bỏ nhiều công sức vượt qua những thử thách lớn chắc chắn bạn sẽ đem lại được những thành quả cao. 7UP là một ví dụ điển hình về những thử thách nhưng dám đương đầu vượt qua thì trái ngọt sẽ tới.
4. Luôn luôn đổi mới
Ở thời đại công nghệ
Thời đại không ngừng thay đổi cái gì phù hợp với ngày hôm nay chưa chắc đã phù hợp với ngày mai. Phải luôn đổi mới cho phù hợp, tránh nhàm chán. Đừng bao giờ biết đến hài lòng luôn thay đổi để đạt đến ngưỡng cao nhất.
5. Vấn đề là hiệu quả hay không hiệu quả
Bạn là lãnh đạo bạn luôn có khả năng bảo vệ quan điểm của mình tuy nhiên khi hãy lắng nghe tất cả những quan điểm của mọi người và sẵn sàng thay đổi quan điểm khi nó hiệu quả hơn
6. Giá trị khác với giá thành
Mỗi sản phẩm đều có một mức giá nào đó những giá trị mà chúng có được còn cao hơn rất nhiều.
Những giá trị đó bao gồm sự sang trọng, đẳng cấp nổi bật, thân thiện với người sử dụng, hiệu suất cao… Bạn cần quan tâm đến giá trị mà sản phẩm nhận được chứ không chỉ là giá thành của sản phẩm.
7. Người giỏi cần thuê những người giỏi để phát triển
Trong bước đầu khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn của một công ty hoặc trong những giai đoạn quan trọng, sẽ cần thuê những người giỏi nhất. Đó là bản năng sinh tồn để hướng đến chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Khi công ty phát triển hơn và các vấn đề về tài chính ổn định hơn, những người có quyền lực sẽ có xu hướng thuê những người không giỏi bằng mình để đảm bảo cho vị trí của cá nhân. Những người loại B này sẽ đi thuê những người loại C và chính điều này sẽ khiến chất lượng làm việc của cả công ty xuống dốc nghiêm trọng. Chúng ta học được bài học ở đây, là nếu được, hãy chỉ thuê những người giỏi nhất, và nếu có thể, hãy thuê những người giỏi hơn chính bạn.
8. Một CEO thật sự có thể làm một hình mẫu
Nếu bạn là một người lãnh đạo và bạn có một sản phẩm, bạn phải chịu trách nhiệm trình bày về sản phẩm của mình. Cho dù bạn không phải là một người trình bày hoàn hảo, nhưng người tạo ra sản phẩm là người có thể nói về nó một cách đam mê nhất.
9. Một doanh nghiệp thật sự phải tung ra sản phẩm
Đừng chờ đợi đến khi có một sản phẩm “hoàn hảo”. Nhưng không có nghĩa là tung là những sản phẩm vớ vẩn. Luôn có những sản phẩm đột phá những vẫn tồn tại những thứ vớ vẩn trong đó nhưng chúng ta vẫn tung nó ra và khắc phục sửa chữa những cái vớ vẩn còn tồn tại ấy.
10. Có những điều cần phải có lòng tin mới thấy được
Nếu bạn không tin tưởng, mọi chuyện sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đợi đến lúc có bằng chứng chứng minh, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đợi đến lúc khách hàng đánh giá, chuyện đó cũng không bao giờ xảy ra. Bạn phải tin vào cái mình đang làm nếu không tin vào nó mỗi khi gặp khó khăn bạn rất dễ nản và bỏ cuộc.
Bài học kinh doanh online
1. Vỡ mộng bán hàng qua Facebook, bế tắc vì cả ngày không ai hỏi
Có rất nhiều yếu tố đi để có thể đi đến thành công. Đối với những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trên mạng thì việc đầu tiên cần tạo sự khác biệt bằng phần hình ảnh và mô tả sản phẩm
Cụ thể, với kinh doanh online, hình ảnh và mô tả sản phẩm là hai phần đầu tiên và gây ảnh hưởng mạnh mẽ thu hút khách hàng nhất. Sản phẩm của bạn phải “đập” vào mắt khách từ 3 đến 4 lần sẽ kích thích họ mua hàng.
Hãy tưởng tượng kinh doanh online là bạn đang mở gian hàng trong một khu chợ khổng lồ trên mạng, ở đó bạn phải cạnh tranh với hàng nghìn người khác với cùng tệp khách hàng, sản phẩm. Khách hàng sẽ ấn tượng với những gian hàng nào có hình ảnh sản phẩm đẹp, bắt mắt, dễ giúp họ hình dung trong thực tế.
Nếu hình ảnh xấu, phản cảm, ngay lập tức khách hàng sẽ bỏ qua. Một sản phẩm nên có ít nhất 3 hình ảnh mô tả, hình ảnh thể hiện càng nhiều góc độ, chi tiết của sản phẩm càng tốt. Tối thiểu nên có một ảnh chụp thực tế của sản phẩm để tạo độ tin tưởng cho khách hàng
Sau khi xem ảnh, khách hàng sẽ chú ý đến phần mô tả của sản phẩm. Các chủ shop nên mô tả càng chi tiết càng tốt. Việc mô tả chi tiết giúp khách hàng hình dung được món hàng mà họ định mua, bạn sẽ không phải mất thời gian trả lời những câu hỏi ngoài lề mà thay vào đó là chốt đơn. Tùy theo loại sản phẩm nên có cách mô tả khác nhau.
Ví dụ, với sản phẩm công nghệ, cần ghi rõ thông số kỹ thuật, tạo độ liên tưởng tốt. Bán sạc dự phòng có thể mô tả sản phẩm sạc được bao nhiêu lần cho một chiếc iPhone chẳng hạn. Nếu bán túi xách có thể mô tả nó phù hợp với loại trang phục nào.
2. Đừng là người bán hàng, hãy là người tư vấn – Bài học kinh doanh
Khách hàng luôn có những nỗi lo và thắc mắc khi mua hàng online do không thể trực tiếp nhìn, cầm sản phẩm. Nếu hình ảnh và mô tả là yếu tố thu hút khách hàng thì nhiệt tình tư vấn là kỹ thuật chốt đơn quan trọng nhất.
Tất cả những chủ shop mới mở gian hàng đều nhận được lời khuyên sử dụng tính năng chat với người bán khi có khách hàng quan tâm đến sản phẩm.
Đây là một cơ hội để các chủ shop giải quyết tất cả các nỗi lo của khách như tư vấn màu sắc, kích thước phù hợp, gửi thêm ảnh chụp sản phẩm giúp họ yên tâm rút ví.
Theo một nghiên cứu từ Forrester (một công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ), khách hàng được chat với chủ shop giúp tăng cơ hội bán được hàng tới 6,3 lần. Do đó bạn nên chú trọng đào tạo đội ngũ tư vấn, chốt đơn sẽ đem lại doanh thu tuyệt vời đấy nhé.
3. Luôn giữ chữ tín, coi trọng dịch vụ
Đây là một lời khuyên nghe chừng đơn giản nhưng lại bao gồm rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt. Lấy ví dụ, sản phẩm của chủ shop đã hết hàng nhưng không cập nhật tình trạng lên trang thương mại điện tử.
Khi có người đặt mua, chủ shop lần lữa chờ đợt hàng mới về rồi mới giao cho khách dẫn đến tình trạng giao hàng kéo dài nhiều ngày. Hoặc một trường hợp khác, mẫu sản phẩm khác hàng đặt đã hết nhưng chủ shop tự ý giao một mẫu khác gần tương tự mà không hề thông báo trước. Khách không được giải quyết các khiếu nại liên quan đến sản phẩm.
Gọi điện chăm sóc, hỏi đánh giá cảm nhận là những bước hậu mãi nhưng vô cùng cần thiết cho những người kinh doanh online dù đã có kinh nghiệm hay mới bán hàng. Một lần mất tín bằng vạn lần mất tin.
4. Không bao giờ tung khuyến mại ảo – Bài học kinh doanh
Một vấn đề của các shop muốn thu hút khách là đặt mức giảm giá thật cao (tăng giá rồi giảm sâu). Đây là một cách làm gây hậu quả lớn, nhất là trong thời điểm bây giờ. Khách hàng online họ rất thông minh và cẩn trọng. Họ hoàn toàn có thể kiểm tra giá thị trường thông qua các trang web so sánh giá.
Nếu phát hiện ra sản phẩm của shop đang khuyến mại ảo, thứ nhất là khách hàng quyết định không mua, đặt hàng và bom hàn. Thứ hai là tạo ra cảm giác lừa đảo, làm mất uy tín của chính shop dẫn đến mất khách hàng về sau.
Kinh doanh online là một mảnh đất tiềm năng cho các cá nhân muốn làm giàu, nhưng không con đường nào là đơn giản. Cái gì nhanh tới thì nhanh đi, hãy kinh doanh bằng niềm tin và sự tử tế. Thành công sẽ đến với bạn.
Bài học kinh doanh thành công
1. Hãy quan tâm đến mấu chốt của vấn đề
Tại một phòng tắm công cộng bất ngờ bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, nhiều chị em phụ nữ vội vã chạy thoát thân mà không kịp mặc gì lên người. Những chị em thông minh là người không lấy tay che thân thể mà lấy tay để che… mặt.
2. Phải biết chọn người để trao quyền – Bài học kinh doanh
Có một vị quan nọ muốn lấy lòng nhà vua nên tặng cho vua một con khỉ rất thông minh, lanh lợi. Chú khỉ làm rất nhiều trò hay nên được vua rất cưng chiều. Một hôm, nhà vua ra vườn nằm nghỉ ngơi và ngủ lúc nào không hay. Khi thấy có một con ong bay đến đậu trên mặt nhà vua, chú khỉ muốn đuổi ong đi đã lấy một thanh kiếm nhắm vào chú ong để chém. Thế là nhà vua băng hà.
3. Bạn làm gì không quan trọng, quan trọng là bạn làm việc đó trong bao lâu
Một cặp đôi yêu nhau từ thuở cô gái mười lăm, mười sáu tuổi và không được mọi người chấp nhận. Nếu tình yêu kéo dài 1 năm, chàng trai có nguy cơ bị khép vào tội dụ dỗ trẻ vị thành niên. Nếu tình yêu kéo dài ba năm thì đó là tình yêu oan trái. Còn nếu mối tình đã được 10 năm thì đó là tình yêu đích thực, cả hai đã vượt qua bao khó khăn để được yêu nhau.
4. Bạn làm gì không quan trọng, quan trọng là bạn làm việc đó với ai
Một cô gái bán hoa nếu qua đêm với một anh tài xế nào đấy sẽ bị xem là đối tượng xã hội. Nếu qua đêm với một đại gia khét tiếng sẽ được gọi là chân dài. Còn nếu qua đêm với một ngôi sao tên tuổi hay một cầu thủ bóng đá thì sẽ được báo chí săn đón.
5. Hãy lấy tiền khi khách hàng hài lòng nhất – Bài học kinh doanh
Một cô nàng chạy đến đồn cảnh sát trình báo: “Tôi đã cẩn thận nhét tiền của mình vào trong áo lót nhưng có một chàng trai đẹp trai đứng bên cạnh đã lợi dụng lúc xe buýt đông khách lấy mất tiền của tôi”. Viên cảnh sát hỏi lại: “Tại sao tên trộm lại có thể lấy được tiền ở một vị trí nhạy cảm như vậy?”. Cô gái thút thít: “Ai mà biết tên đó chỉ muốn moi tiền của tôi?”.
6. Muốn cạnh tranh với đối thủ cần phải có tay trong
Bố mẹ của một cô gái mở một cuộc thi tuyển con rể. Có 3 chàng trai đến tham dự và đang tự giới thiệu thân thế của mình. Chàng trai thứ nhất khoe có tài sản lên đến 1 triệu đô la. Chàng trai thứ hai cho biết mình có đến 5 công ty kinh doanh bất động sản. Chàng trai thứ ba nói: cháu chẳng có gì cả, chỉ có mỗi một đứa con hiện đang nằm trong bụng con gái các bác.
7. Chỉ chiếm những thị trường mà bạn có khả năng giữ được nó
Một con quạ thấy chó đang ngậm một khúc xương rất ngon bèn lao xuống mổ vào đầu chú chó. Bị tấn công bất ngờ, chú chó nhả khúc xương và bỏ chạy. Nhưng vì khúc xương nặng quá nên quạ không thể tha đi. Chó sau khi chạy một đoạn đã bình tĩnh lại và quay lại xem ai đã mổ vào đầu mình. Quay lại thấy thế, chú chó tấn công lại khiến quạ không kịp bay đi.
8. Muốn ngồi không mà không phải làm gì, phải ở vị trí rất cao
Một con đại bàng đang đậu trên một cành cây cao nghỉ ngơi một cách thảnh thơi. Một chú thỏ đang đi kiếm ăn ngang qua thấy vậy hỏi: “Tôi có thể ngồi không mà chẳng phải làm gì như anh được không?”. Đại bàng trả lời: “Tất nhiên là được chứ.” Thỏ liền ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Thế nhưng một con cáo xuất hiện khiến thỏ phải lập tức bỏ chạy.
9. Tin tưởng vào bản thân
Tầm nhìn chiến lược sẽ cho bạn thấy trong kinh doanh, yếu tố niềm tin đôi khi quyết định tất cả. Niềm tin của khách hành, nhà phân phối cung cấp và thị trường, luôn là yếu tố có thể đặt ra thành bại tức thời của một doanh nghiệp. Bài học kinh doanh ở đây chính là bài học niềm tin. Nếu bạn không tin tưởng vào bản thân, bạn lấy lí do gì để thuyết phục người khác tin bạn?
Khi bạn đủ niềm tin cho bản thân, nó sẽ thành sức mạnh để bạn thuyết phục bất cứ ai, cho dù gặp người tiêu dùng khó tính nhất. Nếu bạn không phải là người thường xuyên tin vào bản thân, thì đây là lúc bạn cần lắng tâm nhìn nhận, suy ngẫm – hãy thay đổi tư duy để thành công!
10. Chấp nhận mọi thử thách
Thành công luôn là miếng bánh ngon lành mà bất cứ ai đều muốn đạt được. Đáng tiếc, không phải ai cũng có thể chịu đựng và vượt qua được con đường chông gai mà nó đem tới. Không có bài học trong kinh doanh nào dạy bạn cách “tránh né” được tất cả. Nhưng chấp nhận mọi thử thách lại chính là bài học kinh doanh hiệu quả nhưng cũng khó để học nhất.
Tư duy thành công đầu tiên chính là học cách bình thản đương đầu với tất cả. Hãy coi thử thách chính là gia vị của chiến thắng. Bạn càng đương đầu với chúng nhiều, “miếng bánh” thành công của bạn lại càng ngon lành và thơm phức.
11. Có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng
Tầm nhìn chiến lược chính là cách bạn đặt ra những mục tiêu và xây dựng tầm nhìn rõ ràng để đạt được các mục tiêu đó. Hãy đặt ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch rõ ràng. Mục tiêu có thể bắt nguồn từ những khao khát đơn thuần mang tính cá nhân của bạn, và cũng có thể là những điều bạn muốn làm để mang đến những giá trị tốt đẹp cho người khác.
Bài học kinh doanh rút ra ở đây chính là việc bạn tìm hiểu về chính bản thân và những người xung quanh. Hãy thiết lập những mục tiêu rõ ràng và tiếp đầy cảm hứng cho nó. Khi bạn đã có một mục tiêu hợp lý, điều bạn cần làm là mường tượng lên con đường hiệu quả để đạt được nó.
12. Không có nỗi sợ nào không thể vượt qua
Dù bạn có sở hữu một tư duy kinh doanh hoàn hảo, thì việc thất bại vẫn xảy ra ít nhất 1 lần trong quá trình khởi nghiệp của bạn. Làm kinh doanh bạn chẳng thể biết sóng gió khi nào sẽ ập đến, càng không biết nó sẽ ảnh hưởng tớ sự nghiệp bạn dày công xây dựng bây lâu nay.
Chẳng có bài học kinh doanh nào giúp bạn tránh hết được nguy cơ thất bại mà chỉ hạn chế tối đa thất bại xảy ra, khi đó nỗi sợ bắt đầu trỗi dậy. Nỗi sợ, suy cho cùng cũng chỉ là một loại cảm giác. Nó thường mang tính chủ quan là chính vì vậy việc bạn cần làm để có thể vượt qua nó đơn giản là kiểm soát cảm xúc của mình.
13. Làm những thứ bạn đam mê
Để thành công bạn cần kiên trì và cố gắng trong thời gian dài. Vì thế bạn không thể làm những gì mà bản thân không hề thích.
Bài học kinh doanh rút ra ở đây chính là làm những gì bạn đam mê, yêu thích. Tìm hiểu về đam mê chính là cố gắng thấu hiểu bạn thân, chiêm nghiệm lại những gì bản thân hứng thú, đây chính là thứ khơi dậy cảm hứng mỗi ngày khi bạn thức dậy – đam mê
Mỗi lúc khó khăn bạn sẽ luôn nghĩ tới được lí do bắt đầu, bạn sẽ không phải mệt mỏi trong guồng quay công việc những áp lực cũng dễ dàng bị xóa tan để xua tan cảm giác sợ hãi, thật bại từng bước chinh phục ước mơ, thành công.
Bài học kinh doanh tổng hợp qua web 5 ngày.
Những bài học kinh doanh hay được tổng hợp qua kênh youtube web 5 ngày, đó là những video hay bổ ích giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay bổ ích. Cùng lắng nghe nhé!
Tôi làm gì khi tôi tuyệt vọng – bài học kinh doanh
Muốn thành công? Làm ơn tránh xa 5 thứ này
3 quyển sách đã cứu đời tôi
Việt Nam trong những năm gần đây đang là quốc gia khởi nghiệp với hàng nghìn các công ty startup mỗi năm. Tinh thần khởi nghiệp, sự kiên cường bản lĩnh của người Việt luôn được hội tụ và lan tỏa. Trên đây là những bài học kinh doanh đắt giá dành cho những người bắt đầu khởi nghiệp, bước chân vào nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa này. Hãy tham khảo và đúc rút cho mình những kinh nghiệm hay bổ ích để thành công nhé. Chúc bạn sức khỏe và thành công!