Đồng hồ vạn năng là một vật dụng chúng ta có thể chúng ta đã nghe nói đến rất nhiều song khi nói đến việc dùng thì đa số mọi người khá lúng túng. Có nhiều người biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng nhưng lại không biết đọc kết quả. Bài viết hôm nay Wikiso sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng đồng hồ vạn năng đúng và chi tiết nhất.
Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng được biết đến là một dụng cụ đo lường dòng điện có rất nhiều nhiều chức năng. Nó được thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng để mang theo dùng trong việc đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử. Trước đây thì đồng hồ vạn năng chỉ có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế do đó nó còn gọi là AVO-mét. Tuy nhiên, sau này loại đồng hồ đo điện này lại được trang bị thêm các chức năng như kiểm tra linh kiện như kiểm tra bóng bán dẫn (transistor, diode), đo điện dung tụ điện C, đo tần số tín hiệu F. Có thể thấy rằng chỉ cần một chiếc đồng hồ nhỏ mà chúng ta đã có thể đo lường được rất nhiều thông số, không cần dùng máy móc lỉnh kỉnh.
Hiện nay có 2 loại đồng hồ vạn năng trên thị trường đó là đồng hồ điện tử và đồng hồ hiển thị kim. Loại đồng hồ này còn có một tên gọi khác là vạn năng kế điện tử. Nó sử dụng các linh kiện điện tử chủ động vì vậy nó cần có nguồn điện duy trì như pin điện tử. Xét về tình thông dụng thì đồng hồ vạn năng điện tử vẫn được dùng nhiều hơn vì tính dễ đọc thông số của nó. Kết quả sau khi đo lường chi tiết sẽ được hiển thị lên màn hình bằng con số luôn nên người đo có thể đọc chính xác các giá trị. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử khá dễ dàng.
Loại đồng hồ vạn năng hiển thị kim thì được ra đời trước đồng hồ điện tử, sau đó nó bị thay thế dần bởi vạn năng kế điện tử. Cấu tạo chính của nó là một Gavanô kế. Đồng hồ vạn năng hiển thị kim thì có chức năng chỉ gói gọn vào việc cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Cách đọc kết quả của loại đồng hồ này khó hơn vì kết quả đo được thực hiện bằng kim chỉ trên một thước hình cung. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim khó hơn với người chưa dùng quen.
Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất
Lưu ý: Phần hướng dẫn chi tiết này chúng tôi sử sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử chứ không phải đồng hồ hiển thị kim.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp
Đối với cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để đo điện áp xoay chiều:
- Bước đầu tiên khi tiến hành đo điện áp xoay chiều là bạn phải chuyển thang đo về các thang AC.
- Tiếp theo bạn để que đen cắm vào cổng chung COM còn que đỏ còn lại thì cắm vào cổng V/Ω.
- Sau đó bạn kết nối que đo có đen vào đầu COM còn ngược lại, que đo màu đỏ thì cho vào đầu (+).
- Bạn nhớ là phải để thang AC có giá trị cao hơn điện áp cần đo một nấc, đại loại như nếu đo điện áp AC220V thì bạn phải để thang AC mức 250V.
- Tiếp tục thao tác đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo, ở bước này bạn không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ làm gì cả.
- Lúc này đã đo xong và kết quả đo hiện lên màn hình, bạn chỉ cần đọc kết quả đo nữa là được.
Đối với cách đo điện áp 1 chiều:
- Đầu tiên khi bạn muốn đo điện áp xoay chiều thì bạn phải chuyển thang đo về các thang DC.
- Lúc này bạn đưa que đen cắm vào cổng chung COM còn que đỏ còn lại bạn phâir cắm vào cổng V/Ω.
- Tiếp theo, que đo màu đen thì phải cắm vào đầu COM, còn ngược lại que đo màu đỏ thì vào đầu (+).
- Sau đó, bạn lưu ý lúc nào cũng phải để thang DC có giá trị cao hơn điện áp cần đo một nấc như ví dụ ở phần trên.
- Khi đã hoàn thành các bước này bạn tiến hành đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Bạn hãy nhớ là que đỏ vào cực dương (+) nguồn còn que đen vào cực âm (-) của nguồn.
- Lúc này đã có kết quả đo hiển thị trên màn hình, bạn chỉ cần đọc kết quả đo là xong.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện
Dưới đây là chi tiết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện trong một mạch thí nghiệm, bạn thực hiện theo thứ tự các bước sau:
- Bước đầu tiên yêu cầu người đo phải đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất.
- Sau đó, bạn phải đặt que của đồng hồ vạn năng nối tiếp với tải. Thứ tự là que đỏ đặt về hướng dương còn que đen thì đặt về chiều âm. Trong trường hợp kim lên thấp quá thì bắt buộc bạn phải giảm thang đo.
- Tiếp tục thao tác, bạn đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA. Lúc này bạn hãy nhớ tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Sau đó tiếp tục kết nối que đo có màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) của nguồn và và que đo có màu đen về phía cực âm (-) của nguồn theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Đây là bước mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
- Sau khi đã hoàn tất tất cả những bước này bạn hãy bật điện cho mạch thí nghiệm muốn đo và kết quả ngay sau đó vài giây sẽ hiện trên màn hình tinh thể, bạn chỉ cần đọc nữa là được. Khi muốn đo dòng điện thì bạn lưu ý rằng đồng hồ vạn năng chỉ có tác dụng đo dòng điện khi nó nhỏ hơn giá trị cho phép.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo giá trị điện trở
Chi tiết các bước sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để kiểm tra giá trị điện tử như sau:
- Bước đầu tiên, bạn nhớ chỉnh đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
- Bước tiếp theo bạn cắm que đen vào cổng chung COM còn que đỏ bạn cắm vào cổng V/Ω.
- Sau đó, hãy cắm que đo có màu đen vào đầu COM còn ngược lại que que đo có màu đỏ vào đầu (+) của nguồn.
- Lúc này người đo phải lưu ý đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở để đo song song nhau, nhớ chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo là vừa chuẩn.
- Sau khi bạn đã đo lần 1, bạn đo lại thêm một lần nữa để cho kết quả lần này chính xác nhất.
- Cuối cùng hãy đọc giá trị điện trở của lần đo 2 được hiển thị trên ma n hình LCD.
Khi tiến hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng bạn cần biết rõ một số lưu ý sau để tránh sai sót và hỏng hóc thiết bị. Người dùng không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện do đó bạn nhớ hãy tắt nguồn điện trong mạch trước khi tiến hành đo điện trở. Một lưu ý nữa là nếu đo điện trở cỡ nhỏ khoảng dưới 10Ω thì bạn phải để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả được hiển thị sẽ không chính xác 100%. Còn trong trường hợp bạn đo điện trở cỡ lớn trên 10kΩ trở lê thì tay bạn không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo nếu không kết quả đạt được cũng không chính xác hoàn toàn. Đặc biệt, người đo phải nhớ không được để đồng hồ ở thang đo điện trở để đo điện áp và dòng điện. Nếu các bạn không nhớ điều chỉnh cái này thì đồng hồ vạn năng của bạn sẽ hỏng ngay lập tức.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn như thế nào?
Chi tiết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch như sau:
- Bước 1: Bạn nhớ chỉnh đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch nếu không đồng hồ sẽ hỏng mất.
- Bước 2: Đưa que đo màu đen cắm vào cổng chung COM, que có màu đỏ thì cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Người đo tiến hành kiểm tra thông mạch bằng cách chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra. Trong trường hợp đồng hồ vạn năng có tiếng kêu “pip” tức là đoạn mạch đó đã được thông mạch và ngược lại.
Chi tiết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tiếp giáp P-N:
- Bước 1: Đầu tiên bạn phải để đồng hồ vạn năng của bạn ở thang đo điốt/thông mạch.
- Bước 2: Khi chuẩn bị xong đồng hồ bạn đưa que đen cắm vào cổng chung COM còn que đỏ thì phải cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Bước đọc kết quả là khi diode được phân cực thuận thì sụt áp bé thua 1 (khoảng 0.6 đối với loại Si, và 0,4 đối với loại Ge) còn khi diode được phân cực ngược thì không có sụt áp (giá trị =1) thì diode đó đang được vận hành tốt.
Có một điểm lưu ý đó là khi bạn sử dụng đồng hồ vạn để kiểm tra tiếp giáp thì que đen sẽ là (-) cực âm nguồn pin và que đỏ là (+) cực dương nguồn pin.
Chi tiết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo tụ điện nhanh chóng
Có nhiều người chưa biết chức năng này nhưng sự thật là thang điện trở của đồng hồ vạn năng có thể dùng để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện. Bạn có thể tận dụng chức năng này. Phù hợp nhất để đo tụ điện hóa thì người đo nhớ dùng thang x1 Ohm hoặc thang x10 Ohm. Còn ngược lại nếu là tụ gốm thì người dùng nên dùng thang đo x1K Ohm hoặc 10K Ohm.
Khi thực hiện phép đo thì sẽ đọc được kết quả như dưới đây:
- Trường hợp kim phóng nạp khi đo thì tụ C1 còn tốt.
- Trong trường hợp kim lên nhưng không về vị trí cũ thì tụ C2 bị rò.
- Trong trường hợp nếu kim đồng hồ lên vạch 0 Ohm và không trở về có nghĩa là tụ C3 bị chập.
Những lưu ý khi sử dụng cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng là nếu đo tụ phóng nạp thì bạn cần đảo chiều que đo một vài lần để xem độ phóng nạp của nó như thế nào. Còn khi sử dụng các phép đo kiểm tra tụ hoá rất ít khi bị rò hoặc chập mà thường là tụ hóa bị khô. Do đó khi bạn muốn độc chính xác tình trạng của tụ hóa thì bạn nên so sánh nó với một tụ điện chung.
Hướng dẫn cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi dùng đồng hồ vạn năng
Phần này sẽ là hướng dẫn cho người đo cách đọc kết quả khi đo dòng điện và điện áp bằng đồng hồ vạn năng hiển thị kim. Có nhiều người sẽ lúng túng khi đọc các chỉ số trên kim đồng hồ vì nó không được rõ ràng như trên đồng hồ điện tử.
Đầu tiên là cách đọc chỉ số đo điện áp DC. Điểm lưu ý đầu tiên đó là nếu đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A. Ví dụ cụ thể như bạn đang để thang đo 250V thì khi đọc bạn phải đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250. Giống như thế khi bạn đo để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. Đặc biệt, trong trường hợp là bạn để thang 1000V tuy nhiên trên đồng hồ lại không có cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch là Max = 10, giá trị đo được nhân sẽ phải nhân với 100 lần thì lúc đó đọc kết quả mới đúng được.
Còn về cách đọc kết quả trên màn hình khi đo điện áp AC thì bạn cũng đọc giống như phần trên đã nói. Khi bạn đọc kết quả trên vạch AC.10V thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Bạn lưu ý là khi đo dòng điện thì bạn đọc giá trị giống như đọc giá trị khi đo điện áp.
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo những thông số cơ bản của điện như điện áp, dòng điện, điện trở, tụ điện, thông mạch và tiếp giáp bán dẫn,… Cách đo và đọc kết quả cũng không quá khó như chúng ta vẫn tưởng tượng. Hi vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể dùng thành thạo đồng hồ vạn năng.