ROA là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá mức độ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng. Bởi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ổn định luôn đem lại giá trị rất lớn cho cổ đông. Trong bài viết này, hày cùng Wikiso.net tìm hiểu thật kỹ về chỉ số ROA cũng như cách tính ROA sao cho hiệu quả nhé!
Chỉ số ROA là gì?
ROA là viết tắt của Return on Assets, là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của công ty so với chính tài sản của nó. Thông qua ROA các nhà đầu tư sẽ có cài nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài chính của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Cách tính ROA đúng chuẩn
Công thức tổng quát (đơn vị: %)
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Tổng tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp, bằng vốn chủ sở hữu cộng với nợ.
Một ví dụ về cách tính ROA cho các bạn dễ hình dung.
Một doanh nghiệp A có tổng tài sản bình quân năm 2020 là 100 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế 2020 là 20 tỷ VND.
Vậy ROA = 20 tỷ VND / 100 tỷ VND x 100% = 20%
Tức là trung bình mỗi một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì trong năm 2020 doanh nghiệp A này đã tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính
Chúng ta hoàn toàn có thể tính chỉ số ROA trên báo cáo tài chính (BCTC) hàng tháng, quý, năm được công bố định kỳ của doanh nghiệp.
Ví dụ, bạn có thể dễ dàng tính chỉ số ROA của Công ty Cổ phần Cáp treo núi Bà Tây Ninh năm 2017 như sau:
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
Trên báo cáo hoạt động kinh doanh, ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2017 là 75 tỷ
- Bước 2: Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của cả năm 2017. Do đó, nếu chỉ lấy tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2017 sẽ không phản ánh đúng bản chất thay đổi về tài sản của công ty trong cả một năm.
Vì vậy, để tăng độ chính xác, chúng ta nên sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân:
Tổng tài sản bình quân đầu kỳ = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ) / 2
Theo đó, tổng tài sản bình quân đầu kỳ của doanh nghiệp là: (253 + 253) / 2 = 253 tỷ VND
- Bước 3: Tính chỉ số ROA
Cuối cùng, bạn chỉ cần áp dụng công thức thay số liệu là ra.
ROA = 75 tỷ VND / 253 tỷ VND x 100% = 29,56 %
Ý nghĩa của chỉ số ROA
Như đã nói ở trên, ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản.
Dĩ nhiên, ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản doanh nghiệp càng có hiệu quả. Cũng tương tự như ROE, những chứng khoán có ROA cao sẽ là chứng khoán được ưa chuộng. Và điều tất yếu là những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng có giá cao hơn.
Chỉ số ROA như nào là tốt?
Cách tính ROA vô cùng đơn giản, nhưng con số bao nhiêu là tốt? Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động
- So sánh ROA các đối thủ cùng ngành
- So sánh ROA với kết quả trong quá khứ
Nhìn chung, ROA là chỉ số đơn giản nhưng thực sự phổ biến trong giới đầu tư. Bạn nên kết hợp chỉ số này với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng quát nhất về mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Hy vọng cách tính ROA trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để áp dụng trong điều kiện thực tế.
Đừng quên truy cập website Wikiso.net để đọc nhiều tin tức bổ ích nhé.