Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa cũng như cách tính chỉ số EPS như thế nào là thắc mắc của nhiều người mới chân ướt chân ráo làm quen với lĩnh vực kinh tế, tài chính. Wikiso sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số tài chính quan trọng này, giúp bạn sớm thành công.
Chỉ số EPS là gì?
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, điều các nhà đầu tư quan tâm đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp niêm yết. Các chỉ số như: EPS, ROE, P/E,… đều là những yếu tố mà nhà đầu tư cần xem xét trước khi quyết định rót tiền đầu tư.
Vậy, chỉ số EPS trong tài chính là gì?
EPS là tên viết tắt của Earnings Per Share. Chỉ số này có nghĩa là phần lợi nhuận thu được sau thuế của một cổ phiếu. Vậy nên nó được coi là chỉ số tài chính quan trọng, xác định khả năng sinh lợi của công ty hay một dự án đầu tư nào đó.
Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn cần phải có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Cách tính chỉ số EPS: EPS = lợi nhuận sau thuế/ tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
Để các bạn hiểu rõ hơn chỉ số EPS là gì? Chúng tôi sẽ lấy ví dụ đơn giản như sau: cổ phiếu của Vinamilk (VNM) 4 quý gần nhất với tổng lãi là 10.028 tỷ đồng và cổ phiếu đang lưu hành là 1,45 tỷ cổ phiếu. Vậy, EPS của VNM sẽ là: EPS (VNM) = 10.028 tỷ đồng / 1,451 tỷ cổ phiếu = 6.910 (đồng)
Chỉ số EPS có những loại nào?
Chỉ số chứng khoán EPS bao gồm 2 loại là:
- EPS cơ bản (Basic EPS)
- EPS pha loãng (Diluted EPS)
2.1. EPS cơ bản (Basic EPS)
Chỉ số EPS cơ bản (Basic EPS) là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu. Đây là chỉ số thường xuyên được sử dụng trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư vì nó có công thức đơn giản và cực dễ tính toán.
Trên thị trường EPS cơ bản phổ biến hơn EPS pha loãng và được tính theo công thức sau:
EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
2.2. EPS pha loãng (Diluted EPS)
Chỉ số EPS pha loãng là gì?
EPS pha loãng (Diluted EPS) là chỉ số được dùng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm các loại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phát hành thêm. Và các cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.
Khi đó, chỉ số EPS trong chứng khoán của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi, do sự gia tăng số lượng của cổ phiếu thường mà không có thêm nguồn tiền chảy nào. Điều này rõ ràng sẽ làm giảm mức thu nhập của mỗi cổ phiếu.
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang phát hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi).
Chỉ số EPS có ý nghĩa gì?
Sau khi hiểu được chỉ số EPS là gì? thì vấn đề tiếp theo bạn nên tìm hiểu đó là ý nghĩa của chỉ số này. Thường những doanh nghiệp nào có EPS cao hơn so với các doanh nghiệp khác sẽ thu hút được nhiều sự đầu tư hơn, bởi:
- Chỉ số EPS nói lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh giữa các loại cổ phiếu.
- EPS còn được dùng để tính các chỉ số tài chính quan trọng khác như: P/E, trong trường hợp công ty cổ phần không có cổ phần ưu đãi mà còn được dùng để tính chỉ số ROE (Return On Equity) – chỉ số tài chính để đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần trong một công ty cổ phần.
Công thức tính ROE: ROE = EPS / Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Chỉ số EPS như thế nào là tốt?
ROE 15% thì nó sẽ bền vững ít nhất trong vòng 3 năm, điều đó có nghĩa là nếu ROE càng có xu hướng tăng thì tình hình hoạt động của công ty càng tốt.
Mỗi một mệnh giá cổ phiếu luôn là 10.000 đồng (lưu ý, mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu) vì hầu hết các doanh nghiệp niêm yết ở ba sàn VN-INDEX, HNX và UPCOM đều có mệnh giá chung duy nhất là 10.000 đồng.
Vậy nên, một doanh nghiệp muốn được đánh giá đang hoạt động tốt thì chỉ số EPS phải lớn hơn 1.500 đồng, đảm bảo duy trì trong nhiều năm và có xu hướng tăng.
Tóm lại chỉ số EPS ít nhất phải lớn hơn 1.000 đồng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về EPS là gì? Những loại chỉ số EPS và ý nghĩa của chúng. Hy vọng qua đó giúp bạn hiểu hơn về các giá trị mà EPS mang đến cũng như biết cách tính toán và vận dụng nó trong thực tế một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!