Bạn đã bao giờ nghe đến chữ CIC chưa? Nếu như bạn là mộ người thích tìm hiểu về ngành xuất Nhập khẩu – logistics hoặc là làm trong ngành đấy thì hẳn bạn sẽ biết đến thuật ngữ CIC và biết CIC là phí gì. Tuy nhiên nếu bạn chưa bao giờ nghe đến nó thì hôm nay Wikiso.net sẽ mang đến cho bạn một kiến thức mới bổ ích về phí CIC và tất cả những gì liên quan đến nó, hãy cùng theo dõi bài viết này của Wikiso bạn nhé.
CIC là phí gì?
Phụ phí CIC là phí gì vẫn là câu hỏi cả nhiều người khi nói về ngành XNK. Trên thực tế đó là một cách viết tắt của một thuật ngữ chuyên ngành đó là Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharg. Khi dịch ra nghĩa tiếng Việt thì thuật ngữ này có ý nghĩa là phí mất cân bằng container.
Nói như vậy thì chắc bạn cũng đã biết loại phí này sẽ được áp dụng ở đâu đúng không nào? Đúng như bạn nghĩa CIC là phí được áp dụng trong ngành vận tải biển, mục đích của người ta khi thu phí CIC chính là để bù đắp cho chi phí vận chuyển Container rỗng cho các hãng tàu. Container sẽ được vận chuyển từ nơi có container rỗng đến những nơi nào cần đóng hàng lên để đoáng và tiến hành chở hàng.
Vậy vì sao nó được hình thành? Mục đích của nó là hình thành để bù vào sự mất cân bằng của các container rỗng trong mỗi chuyến hàng thì tất nhiên nó chỉ xuất hiện khi có sự mất cân bằng về số lượng container rỗng rồi. Nguyên nhân gây ra hình thành này cũng được lý giải là vì cán cân xuất nhập khẩu không được cân bằng, đó là sự mất cân bằng phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa. CIC lúc đó có vai trò sẽ bù đặp lại chi phí vận chuyện cho các hãng tàu.
Để cho bạn dễ hiểu thì bạn hãy nghĩ xem, chúng ta nhập hàng từ Trung Quốc rất nhiều và hàng đi đường biển. Do đó, hàng cứ về Việt Nam thì container rỗng ở Việt Nam rất nhiều. Trong khi đó ở bên Trung Quốc lại thiếu Container để đóng hàng vì được bao nhiêu thì cho tàu chở sang Việt Nam hết rồi.
Lúc này thì các hãng tàu sẽ phải vận chuyển container rỗng đó sang cho các chủ donah nghiệp bên Trung Quốc để cho họ đóng hàng cho mình, có như vậy thì mới có cái mà xuấ khẩu. Tuy nhiên vận chuyển không như thế thì không được vì nó mất thời gian, công sức và chi phí của hãng tàu do đó các hãng tàu sẽ thu tiền phí CIC cia doanh nghiệp bên Trung để bù vào khoản tiền phải bỏ ra để đưa Container từ Việt nam sang Trung Quốc.
Những nước nhập siêu như ở Việt Nam thì sẽ có lượng Container rỗng rất là nhiều. Tương ứng với nó thì những quốc gia xuất siêu như Trung hay Ấn thì số container rỗng không đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chính vì vậy các nước này thường phải đóng thêm tiền phí CIC cho các nước nhập siêu để họ mang container rỗng sang cho mà dùng.
Nhưng có một lưu ý nha các bạn, đó là chỉ khi mất cân bằng về container rỗng thì hãng tàu mới được thu phí CIC chứ không phải lúc nào cũng được thu loại phí này. Và phí CIC có thể mất đến khoảng 85$/cont 20, 170$/ cont 40 và cũng tùy từng thời điểm.
Xem thêm: ETA là gì? ETA visa là gì? ETA trong vận tải là gì?
Xem thêm: Logistics là gì? Logistics có vai trò gì trong nền kinh tế?
Khi nào phải thu phí CIC
Như đã nói ở trên, không phải lúc nào các hãng tàu cũng được thu phí CIC ở các chủ doanh nghiệp. Nó chỉ áp dụng cho từng tuyến nhất định ví dụ như là các tuyến nhập hàng từ châu Á. Và mức thu của loại phí này cũng được quy định trong những trường hợp cụ thể.
Chỉ khi mất cân bằng cont rỗng thì mới được thu loại phí này và chủ yếu là dịp cuối năm. Vì lúc này nhu cầu bán hàng và nhu cầu nhập hàng của các nước lại tăng cao chính vì thế mà đây là thời điểm thường xuyên xuất hiện tình trạng container rỗng không để giữa 2 bên xuất – nhập. Phí CIC sẽ giải quyết được vấn đề này.
Điều kiện phải cộng phụ phí CIC
Vậy điều kiện khi cộng phụ phí CIC là gì?
Đầu tiên thì CIC phải là phí do người mua thanh toán và nó chắc chắn phải nằm ngoài giá trị số hàng mà hai bên giao dịch buôn bán với nhau.
CIC phải liên quan đến mặt hàng nhập khẩu từ các nước về.
Khi thu phí CIC thì tất cả những số liệu của lần mua bán hàng này phải được công khai minh bạch và được xác định một khoản phí phù hợp.
Nhưng có một lưu ý nhỏ nhỏ đó là phí CIC chỉ là giao dịch giữa bên mua và bên vận chuyển chính vì vậy sự xuất hiện của nó không được rõ ràng cho lắm. Dựa vào đó, hải quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải cho CIC vào giá trị tính thuế luôn. Chính vì vậy thì hãy nhớ là luôn ghi rõ loại phì này trong hợp đồng thuê hãng tàu vận chuyển để đỡ rắc rối sau này.
Shipper hay Consignee bị thu phí?
Cái này cũng không có công thức nào quy định cả, phụ thuộc vào sự thống nhất trong hợp đồng để xem ai mới là người trả, cũng có thể là shipper cũng có thể là consigness.
Một là đóng hàng bị thiếu khi mang đi xuất khẩu thì khi hãng tàu vận chuyển đến nơi thì nó sẽ bị phát sinh thêm chi phí CIC. Tất nhiên lúc này chi phí sẽ xuất hiện trong hơp đồng luôn.
Còn nếu như phí CIC phải đóng khi mà tàu đã vận chuyển đến nơi rồi, cont lại đột nhiên thiếu, hãng tàu lúc này sẽ phải thu phí để bù vào.
Cụ thể các khoản phải điều chình cộng là những khoản nào vậy? Đó là:
Phí vận chuyển của hãng tàu và tất tần tật những khoản phí xuất hiện trên đường vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu.
Trị giá các khoản phí sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với hợp đồng và các giấy tờ sổ sách có liên quan đến chuyến hàng đó.
Trong giá mua khi chưa được cộng luôn cả phí vận tải thì sẽ không có chứng từ liên quan thid đương nhiên là phương pháp trị giá giao dịch sẽ không được áp dụng rồi.
Trong chứng từ không có ghi chi tiết cụ thể giá trị của từng mặt hàng trong đó thì người khai hải quan lúc này phải có trách nhiệm là phân bổ giá trị hàng hóa thông qua vận tải hoặc là thể tích cũng như trọng lượng của hàng hóa đó.
Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế
Cụ thể cách tính phí CIC thì phải cộng nó vào giá trịc của hàng hóa nếu như đó là hàng hóa nhập khẩu. Thời điểm cộng vào thì phụ thuộc vào tờ khai hải quan để cộng và đương nhiên còn phải áp dụng quy định của pháp luật vào nữa. Lúc đó thì mới tính ra được tổng phí CIC mà bên mua sẽ phải chi trả cho bên vận chuyển tàu.
Hàng lag pháp lý để cho các bên có thể xác định được giá trị hải quan và thuế nhập khẩu đó chính là Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.
Như vậy Wikiso.net đã giải đáp được đến bạn thắc mắc CIC là phí gì và vì sao phải đóng khoản phí đó rồi đúng không? Hi vọng sau bài viết bạn đã có thể cập nhật được một kiến thức mới bổ ích và đừng quên thường xuyên ghé thăm web Wikiso để đọc nhiều bài viết hấp dẫn hơn nữa nhé.