Bạn đã từng nghe đến cái tên CME? CME là gì và có ý nghĩa như thế nào với thị trường tài chính trên thế giới. Hãy cùng mình tìm hiểu các thông tin tổ chức CME để có thể biết được tầm ảnh hưởng của nó nhé.
1. CME là gì?
CME hay còn được biết đến với cái tên là sàn giao dịch hàng hóa Chicago. CME chính là viết tắt theo tiếng Anh của tên sở giao dịch này, Chicago Mercantile Exchange. Tổ chức này thực chất là một sàn giao dịch hàng hóa, có trụ sở đặt tại Chicago, Mỹ.
CME được xem là tổ chức có lịch sử ra đời lâu nhất trên thế giới và cũng có diện tích lớn nhất mà chưa một sàn giao dịch nào có thể vượt qua nó. Tại CME, người ta có thể giao dịch các hợp đồng trong tương lai cho các loại tiền tệ, nhiên liệu, nông sản,…
Sàn giao dịch sẽ trực tiếp tham gia vào việc lập ra các quy tắc thương mại cũng như là nền tảng cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường để đảm bảo các chế của hoạt động thanh toán.
Ví dụ trong ngành hàng không thì nhiên liệu là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng nhưng nhiên liệu máy bay, đặc biệt là dầu lại có giá cả biến đổi không ngừng và không theo bất cứ quy luật nào. Mà đối với hàng không nhiên liệu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá vé máy bay.
Để có thể dự trù được kinh phí nhiên liệu và từ đó đưa ra mức giá vé phù hợp, các hãng hàng không sẽ phải thực hiện các hợp đồng tương lai liên quan đến việc mua bán nhiên liệu thông qua sàn giao dịch CME. CME sẽ cho phép mua nhiên liệu trước với giá tại thời điểm mua và dầu sẽ được chuyển đến khi hãng hàng không cần.
Để hiểu rõ hơn CME là gì cũng như hoạt động của tổ chức này như thế nào thì chúng ta cùng đi đến các mục tiếp theo nhé.
2. Lịch sử phát triển của CME
Chắc hẳn bạn sẽ không biết được tên gọi đầu tiên của sàn giao dịch hàng hóa Chicago lẫy lừng lại là “Hội đồng trứng và bơ Chicago” vào năm 1898. Cái tên hết sức dễ thương ở thời kỳ bắt đầu đó đã trải qua rất nhiều thay đổi và giờ đây trở thành một sàn giao dịch lớn nhất thế giới.
Hợp đồng giao dịch tương lai đầu tiên của sàn giao dịch này được kí lần đầu tiên vào năm 1961 với mặt hàng là thịt lợn đông lạnh.
Tiếp theo đó đến năm 1969, CME đã phát triển các hợp đồng giao dịch tương lai về cả tiền tệ và tài chính. Đến năm 1972 là những hợp đồng đầu tiên về trái phiếu và lãi suất.
Cho mãi đến năm 2000, sàn giao dịch này đã chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện giao dịch công khai trên thị trường tài chính. Và đến năm 2007 thì CME Group được thành lập dựa trên sự sáp nhập của sở giao dịch Chicago và Ủy ban Thương mại Chicago.
Năm 2008, CME Group đã mua lại NYMEX và COMEX – 2 sở giao dịch hàng hóa lớn tại Mỹ và trở thành sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới.
Và vào thời điểm năm 2017, sàn giao dịch này đã chính thức có các hợp đồng tương lai với với Bitcoin.
Với bảng lịch sử phát triển dài như vậy chắc hẳn bạn đã nắm được cái tên CME là gì cũng như vì sao CME lại trở thành trở thành sàn giao dịch có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Vậy tầm quan trọng của tập đoàn này được thể hiện như thế nào?
3. Chức năng của CME là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà CME trở thành một sàn giao dịch có tầm ảnh hưởng lớn. Vậy chức năng của CME là gì? Dưới đây là các chức năng chính của sàn giao dịch hàng hóa CME.
Điều tiết nguyên vật liệu
CME giữ chức năng điều tiết nguyên vật liệu. CME không phải là nơi trực tiếp mua bán các hàng hóa mà thay vào đó nó sẽ trở thành nơi điều tiết các hợp đồng cung ứng và hợp đồng giao dịch tương lai.
Qua đó, CME sẽ tạo ra sự cân bằng giữa các hoạt động mua và bán. Tại sàn giao dịch CME hầu như sẽ không có sự chuyển động trực tiếp của hàng hóa giao dịch.
Quy định mức giá cả
Tại CME sẽ diễn ra các giao dịch mua bán mỗi ngày với số lượng vô cùng lớn vì thế mà nó cũng có thể loại bỏ được các yếu tố bên ngoài thị trường tác động lên giá cả của hàng hóa. Như vậy, giá cả của các mặt hàng tại CME sẽ gần như sát nhất với thực tế cung và cầu của các bên.
Hàng ngày, CME sẽ có báo giá cụ thể từng loại hàng hóa và có báo giá trực tiếp, công khai trên các thị trường chứng khoán theo một nguyên tắc mà được cả thị trường chấp thuận. Một điểm nữa là tại sàn giao dịch của CME, tất cả các giao dịch đều được mở, kết với sự công khai tuyệt đối.
Mua bán hàng hóa thực tế
Điều này có thể được hiểu là hàng hóa được giao dịch tại CME hoàn toàn là có thực và các giao dịch cũng hoàn toàn diễn ra một cách thực tế và công khai.
Hình thành tiêu chuẩn giao dịch
Tại CME sẽ luôn có sự phân loại các cấp độ thương mại. Các công ty sẽ phải đăng ký các nhãn hiệu khác nhau. Các giao dịch luôn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của loại hợp đồng mẫu. Các công ty được cấp phép đầu giá tại sàn CME chắc chắn đều sẽ là những công ty đã được kiểm duyệt chất lượng.
Hoạt động trọng tài
CME cũng sẽ là người đứng ra giải quyết các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong khi giao dịch các loại hàng hóa của các bên. CME sẽ có quan điểm trung lập và đưa ra phương án xử lý theo đúng các nguyên tắc của sàn giao dịch.
Quản lý rủi ro
Tại CME các giao dịch sẽ được kết thúc bằng cơ chế thiết lập đặc biệt của sàn giao dịch. Do đó, người tham gia giao dịch có thể giảm thiếu tối đa các rủi ro do biến động về giá cả hàng hóa. Có thể nói, sàn giao dịch CME tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi giao dịch được thuận lợi.
Chức năng thanh toán, bù trừ
CME là sàn giao dịch có chức năng cung cấp các công cụ thanh toán, bù trừ vô cùng hiệu quả, giúp cho các bên giao dịch được thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ được các chức năng của CME là gì cũng như vai trò của nó với thị trường tài chính trên thế giới. Vậy còn với sàn Bitcoin. Như bạn đã biết mới đây nhất, CME có thực hiện các giao dịch chính hợp đồng với Bitcoin.
4. Ảnh hưởng của CME đến Bitcoin như thế nào?
Được biết khi CME quyết định ủng hộ vào Bitcoin và thực hiện các hợp đồng giao dịch liên quan đến Bitcoin đã khiến cho các tổ chức chính trị cũng cân nhắc đến việc có nên đầu tư vào Bitcoin. Vậy với thị trường Bitcoin, vai trò của CME là gì? CME đã tác động tích cực như thế nào?
Điều đầu tiên phải kể đến là khi CME quyết định chấp nhận Bitcoin trở thành đại diện mới cho thế tài sản thì ngay lập tức giá trị của Bitcoin đã tăng mạnh từ 6000 USD nhảy lên tới hơn 10.000 USD hay chậm chí có thời điểm lên tới 20.000 USD.
Trước thời điểm tháng 12/2017 dường như Bitcoin không nắm giữ được quá nhiều thị trường. Chỉ cho đến khi hợp đồng tương lai Bitcoin đầu tiên được xuất hiện tại CME mới làm cho nhiều người dám đặt cược vào sự xuống giá của Bitcoin.
Các nhà đầu tư có thể nghiên cứu các thời điểm khi thị trường Bitcoin đang không tốt để thực hiện các giao dịch tương lai với mức giá thấp hơn. Như vậy họ có thể mua được đồng tiền này với mức giá tốt và chỉ chờ ngày Bitcoin tăng mạnh và bán ra. Đây sẽ là điều khó có thể thực hiện nếu như trên thị trường giao ngay.
Các cơ hội đầu tư đến từ các hợp đồng tương lai đã kéo theo sự sụt giảm các giao dịch trên thị trường Bitcoin mua ngay. Vì vậy sự sụt giảm đáng kể giá trị của đồng Bitcoin là điều dễ hiểu.
Do Bitcoin là một loại đồng tiền ảo nên không có hàng hóa thực tế nào bù lại được sự thụt giảm giá trị của Bitcoin. Vì vậy giá trị của đồng Bitcoin sẽ được thị trường xác định bằng nhu cầu giao dịch. Nhu cầu giao dịch của Bitcoin có thể ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế hay việc chấp nhận Bitcoin như một tài sản thay thế.
Nếu trên thị trường xuất hiện một số đồng tiền mã hóa khác và sử dụng chúng một cách rộng rãi như phương tiện trao đổi thì khả năng lớn nhu cầu cầu giao dịch Bitcoin sẽ bị giảm.
Còn trong trường hợp Bitcoin được chấp thuận như một tài sản thế chấp hay một phương tiện thanh toán chính thức thì nhu cầu của Bitcoin sẽ lại tăng mạnh.
Trên đây là tất cả các thông tin nhằm cung cấp cho bạn kiến thức CME là gì cũng như sự tác động của CME đến với thị trường tài chính như thế nào. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn trong việc tham gia vào các thị trường tài chính như sàn Bitcoin,…