Blockchain cụm từ được nhắc đến liên tục trong lĩnh vực công nghệ nói chung và giới đầu tư tiền điện tử nói riêng. Nhắc tới Blockchain nhiều anh em sẽ nhớ ngay đến cụm từ “minh bạch”, “tính bảo mật cao”. Vậy thực chất công nghệ blockchain là gì? Nó có tác động và sự chi phối như thế nào đến nền tài chính. Cùng wikiso.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ blockchain là gì?
Blockchain là một chuỗi khối liên kết với nhau, các khối này cho phép các dữ liệu thông tin được truyền tải một cách an toàn thông qua một bộ mã hóa thông tin chặt chẽ.
Nói một cách dễ hiểu thì công nghệ blockchain giống như một cuốn sổ cái của một công ty. Trong cuốn số đó tất cả các thông tin đều được lưu trữ và kiểm soát, lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn không thể ai có thể thay đổi được.
Nhắc đến công nghệ Blockchain là cần nhắc đến hai đặc tính đặc biệt quan trọng là tính phân tán tính phân tán (Distributed) và phi tập trung (Decentralized)
Tính chất phân tán của Blockchain được hiểu là các số có chứa dữ liệu giống nhau nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Vì vậy nếu không may bị mất hay dữ liệu bị hỏng thì dữ liệu vẫn còn có ở các khối blockchain khác.
Tính phi tập trung đây là một đặc tính giúp blockchain lấy được lòng tin của rất nhiều ông lớn. Bởi blockchain sẽ không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát. Một khi thông tin đã được lưu trên khối blockchain thì không ai có quyền thay đổi, chỉ có người nắm giữ private key mới có thể truy cập nó mà thôi và nếu có sửa đổi thì cũng sẽ bị để lại dấu vết.
Như vậy, nói đến đây anh em cũng đã sương sương hiểu được khái niệm công nghệ blockchain là gì rồi đúng không nào. Vậy anh em có thắc mắc ý tưởng ra đời của công nghệ blockchain này là từ đâu không?
Ý tưởng ra đời công nghệ blockchain là gì?
Nhắc đến sự ra đời của công nghệ 4.0 này thì chúng ta cần lật quá quá khứ một chút, hiểu sơ lược về quá trình giao dịch tiền tệ thời xa xưa.
Việc giao dịch tiền tệ ngày xưa khi anh em vay tiền hoặc trả nợ thì thường được thỏa thuận giữa bên A và bên B và thỏa thuận này sẽ được ghi lại bằng một tờ giấy hay còn gọi là sổ cái. Cuốn sổ này sẽ được giao cho bên trung gian, Bên trung gian sẽ là người mà bên A và bên B cùng tin tưởng.
Với cách thức giao dịch này sẽ xảy ra các vấn đề như sau: Thông tin trên cuốn sổ cái có thể bị thay đổi, tồn tại bên trung gian thứ 3 can thiệp.
Nếu anh em vay số tiền trong khoảng 10 năm, theo thời gian tờ giấy ghi nợ có thể bị mục nát, hoặc lưu trên hệ thống máy tính bị hacker tấn công khi đó sẽ có giấy tờ nào để chứng minh số tiền anh em đã vậy đúng không nào.
Nói tóm lại vay tiền theo hình thức này rủi ro luôn có rất nhiều. Chính vì vậy sự ra đời của công nghệ blockchain nhằm khắc phục các điểm yếu kém của nền tài chính tập chung.
Tất cả các thông tin sẽ được lưu vết trên các khối thông qua một hợp đồng smart contract, loại bỏ yếu tố trung gian. Các thông tin khi được lưu trữ không thể thay đổi hoặc sửa chữa. vì thế nếu có người muốn tự ý sửa đổi số tiền vay mượn là điều không thể. Và tất nhiên blockchain cũng loại bỏ khả năng bị hacker tấn công vì không thể nào phá được toàn bộ chuỗi khối.
Cách thức hoạt động của công nghệ blockchain là gì?
Để hiểu được cách thức hoạt động của blockchain thì mình sẽ nói qua một chút về cấu trúc của nó cho anh em dễ hình dung
Cấu trúc của blockchain
Blockchain sẽ bao gồm nhiều block hay còn gọi là khối. Các khối này sẽ liên kết lại với nhau tạo thành chuỗi, hay còn chúng ta vẫn thường gọi với cái tên là chuỗi khối blockchain.
Trong mỗi block sẽ bao gồm 3 thành phần chính là Data, Hash, Previous Hash.
Data: là nơi ghi nhận các dữ liệu được lưu trữ nên trong blockchain. Data này sẽ được bảo vệ bằng một thuật toán mã hóa, mỗi blockchain sẽ lại có một thuật toán mã hóa riêng nhằm đảm bảo tính bảo mật cho data đó.
Hash hay còn được gọi là mã hàm của block. Hash này sẽ là chuỗi các ký tự và số được tạo ra một cách ngẫu nhiên, không giống nhau và cũng không hề trùng lắp. Và Hash này sẽ được mã hóa bằng một thuật toán riêng. Nhờ có mã hóa này anh em sẽ phát hiện ra sự thay đổi trong các khối nếu ai đó cố tình muốn thay đổi data.
Previous Hash: được dùng để liên kết các khối với nhau, block trước được móc nối với block sau. Nhờ có Previous Hash cũng giúp anh em dễ dàng nhận biết đâu là khối block trước và đâu là khối block sau rất rõ dàng.
Cách thức hoạt động của blockchain
Khi có một thông tin được tạo ra, các khối sẽ được kiểm tra và xác nhận bởi nhiều note khác nhau thông qua cơ chế đồng thuận.
Nếu có sự thay đổi thông tin trên một khối hoặc hacker muốn tấn công để thay đổi thông tin trên khối 2 thì ngay lập tức tại điểm này:
Mã hash của khối 2 cũng bị thay đổi
Hệ thống sẽ so sánh mã hash đó với mã hash của khối trước đó là 1 hoặc 0 và phát hiện ra sai lệch.
Như vậy nếu hacker muốn thay đổi thông tin khối 2 thì phải thay đổi thông tin trên khối 1, khối một lại phát hiện ra sự sai lệch, hacker phải thay đổi trên khối 1.1 cứ nhau vậy muốn thay đổi thông tin cho một khối thì tin tặc cần thay đổi tất cả các khối và tất nhiên điều này là không thể rồi đúng không nào.
Cũng nhờ có cơ chế đồng thuận này mà các tin tặc cũng khó có thể tấn công vào hệ thống.
Điểm nổi bật của công nghệ blockchain là gì?
Công nghệ blockchain mang đến một bước tiến mới cho nhân loại, nhờ vào cơ chế những tính năng nổi bật của nền tảng này mà nền nền tài chính phi tập chung được phát triển và hình thành. Đến nay nền tài chính mới này vẫn phát triển mạnh mẽ, không một ai có thể phủ nhận được mức độ ảnh hưởng của nền tảng blockchain với nền tài chính này.
Không thể làm giả, bị phá hủy
Các chuỗi blockchain gần như là không thể bị phá hủy được. Hoặc nếu có thể bị phá hủy thì chỉ khi toàn cầu không có internet
Và nếu muốn làm giả thì cũng lại càng không. Lấy một ví dụ như đồng bitcoin từ khi được sinh ra đến nay chưa có bất kỳ một đồng BTC nào được làm giả và có thể được lưu trên chuỗi blockchain của Bitcoin. Như vậy, yếu tố này sẽ giúp nền tài chính phi tập chung loại bỏ yếu tố lưu hành tiền giả.
Không thể thay đổi hay bất biến
Yếu tố đồng nhất khiến cho blockchain gần như không thể nào bị sửa đổi được hoặc nếu có sửa đổi thì chỉ có thể là người tạo ra nó mới có thể làm được, tuy nhiên nó phải cần có sự đồng thuận của các note.
Mọi dữ liệu thông tin của khi đã được ghi nhận vào khối block không thể nào thay đổi hoặc sửa chữa, an toàn tuyệt đối.
Tính bảo mật
Chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền để truy cập truy xuất dữ liệu vào bên trong blockchain
Tính minh bạch
Các giao dịch trên nền tảng công nghệ blockchain đều được lưu lại và tất cả mọi người đều có thể check các giao dịch được ghi nhận trên block. Nhờ có tính minh bạch này anh em hoàn toàn có quyền kiểm tra và truy xuất các giao dịch.
Đặc biệt hơn anh em còn có quyền cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên khối blockchain.
Smart contract (hợp đồng thông minh)
Smart contract là các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code if-this-then-that trong hệ thống.
Hợp đồng thông minh cho phép nó tự thực thi các điều khoản mà không cần bên thứ ba, do vậy nó đã giúp công nghệ blockchain loại bỏ được yếu tố bên thứ 3.
Các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi các điều kiện được thỏa mãn và tất nhiên là không ai có thể can thiệp và phá hủy hợp đồng này đâu nhé.
Các phiên bản của công nghệ blockchain là gì
Hiện tại nền tảng blockchain đã trải qua quá trình sửa đổi và nâng cấp với 3 phiên bản chính.
Blockchain 1.0
Đây là thời kỳ sơ khai nhất của blockchain, nền tảng blockchain 1.0 này tập chung chủ yếu vào tiền tệ và thanh toán.
Ứng dụng chính của phiên bản sơ khai này là thực hiện các công việc liên quan đến mã hóa bao gồm như chuyển đổi tiền tệ, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số, kiều hối, …
Nền tảng blockchain 1.0 này ra đời đã giải quyết được vấn đề nhức nhối trong giao dịch tiền tệ, một lĩnh vực được rất nhiều sự quan tâm. Và đôi khi cũng có khá nhiều người còn lầm tưởng Blockchain là bitcoin.
Blockchain 2.0
Khá với nền tảng 1.0, công nghệ blockchain 2.0 này tập chung giải quyết vấn đề về tài chính và thị trường.
Sự ra mắt phiên bản 2.0 này của blockchain đã được ứng dụng rộng rãi áp dụng cho các loại tài sản như cổ phiếu, chi phiếu, nợ hay quyền sở hữu đều liên quan đến hợp đồng thỏa thuận.
Blockchain 3.0
Đây là phiên bản cao nhất của nền tảng blockchain tính đến thời điểm hiện tại. Phiên bản này tập chung vào thiết kế và giám sát các hoạt động.
Blockchain 3.0 đã vượt ra khỏi lĩnh vực tài chính, nó hướng tới mở rộng đa lĩnh vực hơn từ giáo dục, chính phủ, y tế hay nghệ thuật. Tất cả đều có dấu vết của công nghệ Blockchain.
Ứng dụng thực tiễn của công nghệ blockchain là gì
Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực tài chính, hiện nay nền tảng công nghệ blockchain đã được áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực và ngwoif dùng đã và đang dần hòa nhập theo xu hướng công nghệ hiện đại.
Lĩnh vực sản xuất
Nếu như bạn đã hiểu được khái niệm công nghệ blockchain là gì thì việc ứng dụng nền tảng này trong sản xuất là yếu tố cần thiết. Mọi quy trình sản xuất, phân phối, tồn kho hay thông tin giao dịch đều được lưu bết trên blockchain. Thông qua thiết bị có kết nối internet người dùng có thể biết được rõ ràng thông tin về sản phẩm. Đối với doanh nghiệp họ sẽ nắm bắt và quản lý quy trình sản phẩm đảm bảo hơn.
Bên cạnh đó, sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng lớn, nhờ có nền tảng blockchain người dùng sẽ biết đâu là doanh nghiệp có sản phẩm chuẩn chỉnh, loại bỏ các doanh nghiệp sản xuất các hàng nhái, hàng kém chất lượng
Một sống ứng dụng của blockchain trong sản xuất mà bạn có thể biết:
- Phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- Theo dõi quá trình cung cấp nguyên vật liệu trong sản xuất
- Quản lý hàng tồn kho
- Theo dõi lịch trình sản xuất, số lượng hàng bán, …
Y tế
Hiện nay các quốc gia phát triển đang dần đồng bộ hóa hệ thống của mình trên nền tảng công nghệ nhằm giúp các y bác sỹ quản lý thông tin và chăm sóc sức khỏe người bệnh được tốt hơn.
Công nghệ blockchain ra đời đã giúp các y bác sỹ quản lý vấn đề này được tốt hơn, hạn chế có sự tác động làm thay đổi kết quả, thay đổi số liệu tính toán.
Một sống ứng dụng của blockchain trong y tế
- Ứng dụng quản lý, theo dõi bệnh nhân
- Quản lý chuỗi cung ứng thuốc, các thiết bị vật tư y tế
- Tăng cường tính minh bạch,tự động hóa trong khâu khám chữa bệnh.
Giáo dục
Hiện nay lĩnh vực giáo dục cũng đang dần quan tâm đến khái niệm công nghệ blockchain là gì và áp dụng công nghệ này trong việc chống gian lận thi cử, quy trình xin cấp học bổng, truy xuất trình độ học vấn, ..
Bên cạnh đó, sự tích hợp cùng chức năng hợp đồng thông minh đã giúp bền giáo dục tuân thủ theo đúng quy chế xử phạt, quy chế đào tạo.
Một sống ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực giáo dục.
- Ứng dụng theo dõi, lưu trữ bảng điểm, bằng cấp của sinh viên, giáo viên.
- Hệ thống quản lý mức độ uy tín trong nghiên cứu giảng dạy
- Ghi lại cơ sở đầu vào dữ liệu bảng điểm, thành tích học tập phục vụ xét tuyển đầu vào các cấp, …
Dịch vụ tài chính và ngân hàng
Đây là lĩnh vực được coi là bạn đồng hành của blockchain. Với đặc thù của ngành tài chính là sẽ bị tấn công, đánh cắp dữ liệu và phân tán quyền quản lý, do vậy sự ra đời của blockchain mang đến những giải pháp an toàn hữu hiệu cho lĩnh vực này.
Một sống ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực Tài chính & Ngân hàng
- Xác thực thông tin khách hàng, khả năng tín dụng thẻ.
- Mạng lưới xác minh và thanh toán ngang hàng giữa các ngân hàng.
- Quản lý rủi ro trong việc thanh toán, vỡ nợ trước khi thanh toán giao dịch, …
Tổng kết
Còn rất nhiều các ứng dụng thực tiễn của công nghệ blockchain đối với cuộc sống hiện nay. Sự ra đời của blockchain mang đến cho người dùng những trải nghiệm an toàn. Nhiều giới chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá, công nghệ blockchain vẫn sẽ còn phát triển và nó sẽ là cơ hội cho những ai biết tận khai thác tiềm năng của nó
Hy vọng thông qua bài viết anh em đã hiểu được công nghệ blockchain là gì và các thức hoạt động của nền tảng này.
Nếu thấy bài viết hay và thú vị anh em nhanh tay chia sẻ đến những người bạn của mình và nhớ thường xuyên ghé qua trang web của wikiso.net để đọc thêm nhiều kiến thức về crypto nhé!