DNS là gì? Là thuật ngữ khá phổ biến trong giới công nghệ nói chung và thiết kế website nói riêng. DNS có vai trò vô cùng quan trọng đối với kết nối mạng và trình duyệt web.
DNS là gì?
DNS (Domain Name System – hệ thống phân giải tên miền) là một hệ thống giúp con người và máy tính giao tiếp dễ dàng hơn. Con người sử dụng tên, còn máy tính sử dụng số để mã hóa.
DNS chính là một hệ thống giúp biên dịch tên hostname (tên miền) thành số để máy tính có thể hiểu được. Nó giống như ứng dụng trên danh bạ điện thoại của bạn, thay vì phải nhớ số điện thoại với nhiều con số, bạn chỉ cần nhớ tên chủ nhân số điện thoại đó.
Ví dụ: khi bạn gõ wikiso.net thì DNS sẽ dịch tên miền đó thành địa chỉ IP ví dụ 44.75.346.124 mà các máy tính sử dụng để nhận dạng chính xác nhau trên hệ thống mạng toàn cầu
DNS hoạt động trên máy tính như thế nào?
DNS được phân bố và hoạt động theo sơ đồ hình cây. Vùng cao cấp hoặc vùng root được quản lý bởi bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) và đồng quản lý bởi Verisign và nhà điều hành chức năng của tổ chức cấp phát số hiệu internet (IANA), những người duy trì dữ liệu trong các máy chủ tên gốc.
Một vùng DNS bao gồm một tập hợp các nút kết nối được lưu trữ bởi các máy chủ tên có thẩm quyền. Nghĩa là máy chủ tên có thẩm quyền cho các vùng khác chịu trách nhiệm xuất ánh xạ của các tên miền sang địa chỉ IP. Mỗi nút hay kas của cây có từ không đến nhiều bản ghi tài nguyên, giữ thông tin liên quan đến tên miền. Mỗi tên miền đều kết thúc bằng một tên miền cấp cao (TLD) như .com hoặc .tv
Để tránh bị trùng lặp tên miền thì sẽ có nơi có thẩm quyền để đăng ký 1 tên miền, mỗi TLD có một cơ quan đăng ký, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung.
Cơ chế hoạt động của DNS
DNS hoạt động từng bước theo cấu trúc lập trình sẵn của DNS.
Bước đầu tiên gọi là DNS query – truy vấn để lấy thông tin.
Gõ tên miền vào trong web browser. Ví dụ: www.youtube.com
DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – một tệp văn bản trong hệ điều hành chịu trách nhiệm chuyển hostname thành địa chỉ IP. Nếu không lấy thông tin, nó sẽ tìm trong cache – bộ nhớ tạm của phần cứng hay phần mềm. Nơi hay lưu thông tin cache nhất là bộ nhớ tạm của trình duyệt và bộ nhớ tạm của Internet Service Providers (ISP).
Mỗi website có một tên miền và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm.
Nếu không nhận được thông tin bạn sẽ thấy mã lỗi hiện lên.
Có 4 loại server tham gia vào hệ thống phân giải tên miền là:
DNS Recursor
Đây là server đóng vai trò liên lạc với các server khác để thay nó làm nhiệm vụ phản hồi cho client (trình duyệt người dùng). Nó như một người làm nhiệm vụ đưa thư lấy và trả thông tin để tìm đúng thông tin chúng cần. Để lấy được thông tin, DNS Recursor có thể nhờ sự trợ giúp của Root DNS Server.
Root Name Server
Root DNS Server, thường được gọi là nameserver đây là sever quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Bạn có thể hiểu đơn giản nó là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.
TLD Name server
Khi bạn muốn truy cập vào Facebook hay Google thông thường phần mở rộng của bạn sẽ dùng là .com. Nó là một trong các top-level domain. Server cho loại top-level domain này gọi là TLD Name server. Nó chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
Ví dụ:
Khi bạn gõ www.google.com trên trình duyệt thì TLD .com sẽ phản hồi từ một DNS Resolver để giới thiệu cho nó một Authoritative DNS server. Authoritative DNS server là nơi chính thức chứa nguồn dữ liệu của tên miền đó.
Authoritative Nameserver
Khi một DNS resolver tìm thấy một authoritative nameserver, đây là việc phân giải tên miền diễn ra. Authoritative Nameserver có chứa thông tin tên miền gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ đưa ra cho recursive resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục các bản ghi của nó.
Cách sử dụng DNS như thế nào?
Các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, do đó người sử dụng có thể tự chọn DNS server để sử dụng. Người dùng có thể sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí). Nếu người dùng không muốn sử dụng DNS server có thể đổi DNS trong máy tính của mình theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn Start -> Settings -> Network Connections
Bước 2: Double-click vào Local Area Connection, chọn Properties -> Internet Protocol(TCP/IP)->Properties
Bước 3: Điền thông số DNS Server bạn muốn vào 2 ô “Preferred DNS Server” và “Alternate DNS Server“.
Xem chi tiết hơn tại đây:
Lưu ý:
Các Hacker có thể thông qua DNS để đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Vì thế nên kiểm tra rõ tên truy cập của các website để tránh truy cập vào các trang web giả mạo và tải các phần mềm, mã độc về máy tính.
Dịch vụ DNS phổ biến hiện nay
DNS có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên 6 dịch vụ DNS phổ biến nhất hiện nay gồm:
DNS google
DNS google là một trong những DNS server được sử dụng nhiều nhất vì tốc độ nhanh và ổn định
8.8.8.8
8.8.4.4
DNS OpenDNS
DNS OpenDNS là server có khả năng phát hiện trang lừa đảo và lấy cắp thông tin nhạy cảm, tốc độ trình duyệt web nhanh
208.67.222.222
208.67.220.220
DNS Cloudflare
Cloudflare là một dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lưu lượng truy cập qua lớp bảo vệ CloudFlare
1.1.1.1
1.0.0.1
DNS VNPT
203.162.4.191
203.162.4.190
DNS Viettel:
203.113.131.1
203.113.131.2
DNS FPT:
210.245.24.20
210.245.24.22
Như vậy wikiso.net đã giúp bạn hiểu hơn dns là gì? hoạt động ra sao? DNS có vai trò vô cùng quan trọng đối với người sử dụng máy tính như tìm kiếm thông tin, xem phim, chơi game, đăng nhập website,…Hi vọng bài viết đã đem lại thông tin bổ ích cho bạn. Nếu thấy hay hãy cho chúng mình 1 like, 1 share để ủng hộ chúng mình nhé!