Mỗi một mùa SEA Games hay thế vận hội diễn ra, khái niệm chất doping lại được nhiều người nhắc đến và những câu chuyện buồn của những vận động viên liên quan đến chất này lại khiến nhiều người phải xót xa. Vậy thực chất doping là gì? Tác hại của chất này đối với sức khỏe các vận động viên như thế nào. Cùng wikiso.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Doping là gì?
Doping là từ để dùng chỉ tất cả các loại thuốc kích thích được sử dụng trong thi đấu thể thao. Nó là một dạng hợp chất tổng hợp khi được tiêm vào cơ thể sẽ khiến các vận động viên hưng phấn, khỏe mạnh gấp 2, 3 lần và thi đấu không biệt mệt mỏi là gì.
Sức khỏe của bất kỳ vận động viên nào cũng có giới hạn. Một nam cầu thủ có thể thi đấu được 120 phút nhưng anh ta không thể chạy liên tục và duy trì sức chạy từ đầu đến cuối trận đấu. Do vậy khi tiêm chất kích thích này vào người có thể khiến cầu thủ thi đấu “lặn lộn” trên sân không hề biết mệt và sức khỏe lúc nào cũng như phút ban đầu.
Nghe đến đây bạn đã hiểu được Doping là gì rồi đúng không nào. Thế nhưng chưa hết hết đâu nhé, tất cả các chất kích thích này đều có tác dụng đẩy nhanh tốc độ lưu thông của máu, giúp tăng cường thể lực và sự tập trung tuyệt đối cho các vận động viên, cả nam nữ đều có dạng kích thích để sử dụng.
Doping bao gồm những dạng nào?
Liệu bạn có thắc mắc các vận động viên sẽ sử dụng các chất kích thích này kiểu gì không? Hiện tại trong giới thể thao tồn tại 3 dạng Doping cơ bản.
Thứ nhất là dạng Doping máu. Đây là loại tăng cường chuyển hóa oxi thành lượng hồng cầu có lợi để lưu thông liên tục trong cơ thể như loại ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin). Với loại Doping máu NESP có phản ứng mạnh gấp 10 lần với cơ thể và thời gian tương tác của nó có thể kéo dài đến 10 ngày.
Dạng thứ 2 là Doping cơ. Đây là loại sẽ được các vận động viên trong bộ môn điền kinh, cử tạ hay bóng đá sử dụng nhiều vì phải thường xuyên vận động các cơ nhiều gây ra tình trạng mỏi. Với dạng Doping này sẽ có tác dụng giúp các vận động viên tăng cường hoocmon, tăng cường sức khỏe, cường độ luyện tập, cơ không bị mỏi, bị giãn cơ chân.
Dạng thứ 3: Doping thần kinh – Đây giống như một dạng chất kích thihcs giống như ma túy có khả năng giúp các vận động viên tỉnh táo, tập chung liên tục sau nhiều ngày thi đấu mệt mỏi. Tình trạng căng thẳng khi thi đấu sẽ không còn là vấn đề đáng ngại khi sử dụng chất cấm này.
Trọng các dạng chất Doping này sẽ được chia thành các nhóm chất kích thích như nhau như:
Nhóm giúp giãn mạch, hạ huyết áp ổn áp và trợ cơ tim
Nhóm cải thiện nội tiết tố và hormon steroid
Nhóm giúp giảm đau nhanh chóng, gây tê vùng vết thương
Nhóm lợi tiểu.
Vì sao Doping được coi là chất cấm trong thể thao
Sau khi hiểu rõ khái niệm Doping là gì và các nhóm Doping phổ biến bạn đã giải thích được cho câu hỏi tại sao Doping được coi là chất cấm trong thể thao chưa.
Như chúng ta đã nói ở trên, Doping là dạng chất kích thích giúp làm tăng trưởng, kích thích khả năng hoạt động của cơ thể, nó giống như một chất xúc tác giúp các vận động viên có được tình trạng sức khỏe tốt nhất để đảm bảo cho quá trình thi đấu luôn đạt phong độ đỉnh cao.
Khi có chất Doping nạp vào cơ thể, lượng oxy trong não sẽ kích thích tuần hoàn não giúp lượng máu lưu thông ổn định, tinh thần tập chung cao.
Việc sử dụng trái phép chất cấm còn giúp cơ thể kháng lại những tác động mạnh do chấn thương gây ra, do đó nếu trường hợp cơ thể bị chấn thương, vận động viên vẫn có thể tiếp tục thi đấu mà không hề cảm thấy đau đớn, mệt mỏi.
Chính vì những điều nêu trên mà khiến chất Doping được liệt vào danh sách chất cấm không được phép sử dụng trong thi đấu. Ngoài ra việc cấm sử dụng các chất này cũng để nhằm đảm bảo công bằng cho các thí sinh khi dự thi. Ngoài ra, việc cấm sử dụng các chất này còn là để bảo vệ sức khỏe của chính vận động viên đó. Bởi tác hại do sử dụng Doping là rất nghiêm trọng.
Các phương pháp sử dụng chất Doping phổ biến trong giới thể thao.
Có rất nhiều các để sử dụng chất Doping, tuy nhiên việc sử dụng chất này như thế nào để không bị phát hiện thì lại và điều mà nhiều vận động viên quan tâm. Hiện nay có 4 cách để nạp Doping vào cơ thể được biết đến nhiều nhất là
Thứ nhất, Truyền máu hoặc các chế phẩm tương tự chứa hồng cầu
Thứ 2, sử dụng ozon.
Thứ 3, Sử dụng các biện pháp tác động bên ngoài làm thay đổi kết quả xét nghiệm khi lấy mẫu nước tiểu
Thứ 4, EPO nhân tạo tức là việc sử dụng các hormone kích thích sản sinh hồng cầu.
Tác hại của chất Doping
Với công dụng “thần thánh của chất này thì tác hại của nó gây đối với các vận động viên cũng không hề kém cạnh. Sau khi hết công dụng của thuốc, cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi triền miên, có thể dẫn tới hiện tượng suy tim, suy thận nếu như sử dụng trong một thời gian dài. Tệ hơn nữa khi sử dụng chất cấm này trong một thời gian liên tục bạn có thể bị ung thư gan, ung thư thận hoặc nặng hơn là dễ bị nhiễm HIV.
Đây là tác hại chung đối với cơ thể các vận động viên khi sử dụng. Nhưng riêng đối với các vận động viên nam tác dụng phụ của chất cấm này có thể dẫn bạn tới tình trạng bị teo tinh hoàn, mất khả năng cương cứng của dương vật. Nếu sử dụng trong thời gian liên tục còn có thể gây ra tình trạng liệt dương. Đây là một trong những tác hại rất lớn cho các vận động viên.
Còn đối với nữ giới khi sử dụng chất này cũng không hề kém vận động viên nam đâu nhé. Nếu nam giới bị liệt dương thì các chị em có thể bị vô sinh, không có khả năng sinh con. Nếu nhẹ hơn thì bạn sẽ bị rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, khiến bản thân lúc nào cũng khó chịu, nóng bức. Đặc biệt hơn chất Doping có năng năng biến đổi gen khiến chị em có thể bị mọc râu ria trên mặt.
Như vậy, tương ứng với công dụng mạnh của chất Doping thì cũng là những tác hại phá hủy sức khỏe của người dùng không hề đơn giản.
Câu chuyện buồn sử dụng Doping trong lịch sử
SEA Games 22 là một câu chuyện buồn của đoàn thể thao nước nhà khi có 4 vận động viên có kết quả dương tính với Doping. Hồng Anh – bộ môn canoeing; Phạm Thị Dịu, Toàn Thắng – bộ môn lặn; Mai Quỳnh – bộ môn nhảy 3 bước. Dù đây chỉ là một sự cố tuy nhiên 4 vận động viên này của đoàn thể thao đều bị cấm thi đấu trong 2 năm.
Thêm một nữ vận động viên sự nghiệp đang đạt phong độ đỉnh cao nhưng do một phút nông nổi mà phải trả giá rất đắt cho sai lầm của mình. Ngô Thị Hạnh – cô gái vàng trong bộ môn cử tạ từng giành 3 huy chương vàng ở hạng cân 75kg tại kỳ đại hội thể thao toàn quốc năm 2010. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và có kết quả dương tính với chất cấm Methandienone, nữ vận động viên đã bị tước huy chương vàng và cấm thi đấu trong 4 năm liên.
Hoàng Anh Tuấn có lẽ là cái tên gây thất vọng nhất cho người hâm mộ nước nhà khi anh đi thi đấu tại Olympic 2008. Kết thúc giải anh đứng ở vị trí thứ 3 và giành huy chương bạc. Tuy nhiên sau đó có kết quả xét nghiệm nước tiểu đã cho ra kết quả anh bị dương tính với Oxilofrine – một trong những chất cấm trong danh mục của đoàn cử tạ thế giới. Kết quả này được công bố cũng đồng nghĩa với việc sự nghiệp của anh đi xuống từ đây. Anh bị tước quyền thi đấu 2 năm, tước quyền huy chương và bị phạt 5.000 USD.
Đây đều là những câu chuyện buồn trong sự nghiệp thi đấu của các vận động viên. Tuy nhiên những hình phạt này là mang tính cần thiết vừa mang tính răn đe, vừa làm gương cho những vận động viên khác không đi theo vết xe đổ.
Trong thể thao tính minh bạch và công bằng là điều rất cần thiết. Do vậy việc sử dụng chất Doping không chỉ là vết nhơ cho nền thể thao nước nhà nói chung mà còn là ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của một vận động viên. Do vậy chúng ta hãy đi đấu với một tinh thần quyết chiến, quyết thắng, nói không với chất cấm để có được chiến thắng trọn vẹn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được khái niệm chất Doping là gì và những tác hại khủng khiếp của chất này đối với các vận động viên. Có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nội dung bài viết bạn hãy để lại comment phía dưới chúng mình sẽ hỗ trợ giải đáp nhé.