Khái niệm DPI sẽ không còn mấy xa lạ với những ai làm trong ngành thiết kế và in ấn, tuy nhiên với những bạn mới vào nghề hoặc lần đầu nghe thấy DPI chắc hẳn sẽ không khỏi thắc mắc DPI là gì? Để giúp các bạn đọc giả hiểu rõ hơn về khái niệm này, hôm nay wikiso.net sẽ review chi tiết cho các bạn hiểu rõ hơn về DPI và tầm quan trọng của nó.
DPI là gì?
DPI (Dots per inch) dịch theo nghĩa tiếng Việt là dấu chấm trên inch, nhưng thực chất theo chuyên ngành thì mọi người thường gọi DPI là đơn vị để đo số lượng chấm trên 1 inch. Tức nếu bạn cần in 1 tấm hình thì DPI sẽ có tác dụng để đo lượng mực cần phủ lên 1 inch bề mặt. Nếu DPI phủ lên ảnh càng dày thì bức ảnh càng sắc nét và ngược lại.
Ngoài việc phục vụ cho in ấn thì DPI còn được dùng cả trên các thiết bị máy tính, điện thoại. Một đơn vị khác cũng thường xuyên được nhắn đến và sử dụng nhiều đó là PPI (Pixels Per Inch), thường trên máy tính sẽ được đo bằng điểm pixel trên một ô vuông. Hiện nay trên các thiết bị điện tử sẽ sử dụng PPI nhiều hơn là DPI, do đó mà nhiều bạn sẽ nhầm lẫn hoặc đánh đồng PPI và DPI. Nói đến đây bạn đã hiểu được DPI là gì và phân biệt DPI với PPI rồi đúng không nào.
Độ phân giải DPI tốt nhất là bao nhiêu?
Bên cạnh câu hỏi DPI là gì, thì cũng có khá nhiều bạn thắc mắc không biết độ phân giải DPI ở mức độ nào là tốt nhất. Về vấn đề này thì mình sẽ chia sẻ cho các bạn dưới góc độ nhìn nhận của những chuyên gia trong ngành nhé.
Đối với lĩnh vực nhiếp ảnh, in ấn thì độ phân giải được coi là lý thường thường đạt khoảng 300 DPI và độ phân giải dành cho văn bản ở kích thước cuối là 400 DPI.
Có một điều mà rất nhiều bạn hay nhầm lẫn là độ phân giải càng lớn ảnh càng sắc nét nhưng nếu DPI lớn mà kích thước của ảnh lại nhỏ hoặc trung bình so với kích thước in thì ảnh đó xuất ra cũng sẽ không đạt chất lượng. Do vậy các bạn cần lưu ý vấn đề này nhé.
Ứng dụng của DPI trong in ấn
Dựa theo bảng chỉ số nêu trên bạn có thể áp dụng theo khi thiết kế ảnh cho việc in ấn được đảm bảo tốt nhất.
Trong quá trình in ấn và thiết kế, DPI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiện thị chất lượng hình ảnh. Nếu thiêt kế trên một ô vuông có kích thước 109x109px hiển thị trên màn hình thì bạn sẽ hiểu là tấm hình đó tương ướng 109 và kích thước mỗi ô vuỗng đó tương đương với 1 inch.
Tùy theo kích thước màn hình máy tính mà chỉ số DPI cũng sẽ hiển thị khác nhau. Do đó việc thiết kế trên một màn hình chuẩn là điều vô cùng quan trọng để xuất ra được một tấm ảnh đẹp và chất lượng.
Ứng dụng của DPI trong thiết kế
DPI áp dụng trong thiết kế cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng in của máy. Đối với máy in ở tầm trung bình thì chất lượng chỉ giao động từ 300 đến 600DPI. Nhưng khi được kết nối với máy in xịn hơn thì chất lượng ảnh xuất ra sẽ đạt trên 1000DPI.
Riêng với các loại máy in LED hoặc in laser thì chất lượng ảnh sẽ đạt ở mức cao nhất từ 600 đến 2000DPI.
Vì thế, nếu bạn chỉ in văn bản thông thường thì không cần chọn máy có chỉ số DPI quá cao mà nên chọn ở mức trung bình là có thể đáp ứng được nhu cầu in ấn của bạn.
Đối với chỉ số DPI bạn cần nhớ một điều rằng không nhất thiết phải cần máy máy có độ DPI cao mà hãy chọn máy in phù hợp với nhu cầu của mình, bởi nó sẽ liên quan khá nhiều đến cả chi phí in ấn của bạn nữa đó.
Tầm quan trọng của DIP trong in ấn quảng cáo
Với những bạn chuyên làm trong lĩnh vực in ấn và thiết kế thì DPI sẽ được coi là yếu tố quyết định tạo nên một sản phẩm đẹp hay dở, do đó yếu tố này rất được người làm trong nghề quan tâm đến.
Đối với người dùng khi bạn hiểu được yếu tố DPI thì cũng sẽ biết cách để lựa chọn phương pháp in ấn phù hợp với nhu cầu và giá thành bạn mong muốn. Vì cơ bản nếu bạn muốn xuất ra một poster có hình ảnh sắc nét thì phải chấp nhận đi đôi với giá thành “chát” và ngược lại.
Xét trên góc độ người thiết kế và người dùng thì cũng chả ai muốn nhìn một tập san, Catalogue, brochure, tờ rơi, … có chỉ số DPI thấp, ảnh nhòe nhoẹt, kém sắc nét cả.
Đến đây thì chắc hẳn bạn đọc cũng đã phần nào hiểu được DPI là gì rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúc các bạn có một ngày nhiều niềm vui và hạnh phúc.