Năm 2020 ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 song Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương, điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Vậy GDP là gì? wikiso.net gửi tới bạn những thông tin giải đáp sau.
GDP là gì?
GDP là từ viết tắt của Gross Domestic Product, nghĩa là tổng sản phẩm nội địa, tổng sản phẩm quốc nội, thường được dùng trong kinh tế học. Là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ (phạm vi quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (1 năm)
GDP bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người của một đất nước, quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của đất nước đó tại chính thời điểm đó.
GDP được tính như thế nào?
Có 3 cách tính GDP. Ở Việt Nam GDP đang được tính bởi Tổng cục thống kê dựa trên các cơ sở, báo cáo từ các đơn vị tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của Cục thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tính GDP theo phương pháp chi tiêu
Theo phương pháp này thì tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi trả mua các hàng hóa cuối cùng.
Công thức tính:
GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
C: là tiêu dùng của hộ gia đình
G là tiêu dùng của chính phủ
I là tổng đầu tư
I = De + In
De – depreciation là khấu hao
In – net investment là đầu tư ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của tư bản hiện vật)
NX là cán cân thương mại
NX = X – M
X (export) xuất khẩu
M (import) nhập khẩu
Hiểu về các định nghĩa?
TIÊU DÙNG – consumption © bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ (trường hợp xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN)
ĐẦU TƯ – investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của của các doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (hàng tồn kho chưa đem bán thì vẫn được tính vào GDP)
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ – government Purchases (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như: quốc phòng, an ninh, luật, điện – đường – trường – trạm,… Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHÂP như: trợ cấp người tàn tật, người nghèo
XUẤT KHẨU RÒNG – net export (NX) = Gía trị xuất khẩu (X) – giá trị nhập khẩu (M)
Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí
Theo phương pháp này thì tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuế, đó chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội
GDP = W + R + i + Pr + Ti + De
Trong đó :
W: tiền lương
R: tiền thuê
i: tiền lãi
Pr: lợi nhuận
Ti: thuế gián thu ròng
De: phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
Phương pháp tính giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
Giá trị gia tăng của một ngành (GO)
GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó:
VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
n là số lượng doanh nghiệp trong ngành
Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP
GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)
Trong đó:
GOj là giá trị gia tăng của ngành j
m là số ngành trong nền kinh tế
GDP của Việt Nam là bao nhiêu?
GDP Việt Nam năm 2020 đạt mức 2,91% thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư cho thấy đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 toàn cầu, song sự phát triển kinh tế của Việt Nam đạt được như thế đã là điểm sáng trong việc đoàn kết đồng lòng từ chính phủ đến người dân. Mong rằng 2021 phát huy trí tuệ, sáng tạo, bản lĩnh, truyền thống người Việt Nam đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn về dịch bệnh để có 1 năm 2021 thành công hơn nữa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP
Để hiểu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến GDP là gì? thì ta cùng đi phân tích tìm hiểu về những vấn đề sau. Có 3 yếu tố gây ảnh hưởng đến GDP là:
Dân số: Dân số đóng góp không nhỏ đối với GDP của quốc gia. Đây vừa là nguồn cung cấp nhân công cho xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Lại còn là đối tượng chính tiêu thụ các sản phẩm, loại hình dịch vụ do chính con người tạo ra. Do đó GDP và dân số có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau, gắn bó và không thể tách rời
FDI: Là từ chỉ chúng cho dòng vốn đầu tư bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư chính phủ, vốn đầu tư có nguồn gốc từ nước ngoài. Đây là nhân tố chính, quan trọng quyết định tới việc hình thành doanh nghiệp, công ty sản xuất. Nó không những bao gồm tiền bạc mà còn cả vật chất, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội
Lạm phát: Đây là một quá trình của nền kinh tế và không thể tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào. Nếu muốn tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát ở một mức ổn định nhất. Tuy nhiên nó như con dao hai lưỡi, nếu lạm phát tăng cao quá mức cho phép, nó sẽ gây ra sự ảo tưởng cho sự tăng trưởng GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Các yếu tố để so sánh GDP xuyên quốc gia:
GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang bằng một trong hai phương thức sau:
Tỷ giá hối đoái hiện tại: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế.
Ngang giá sức mua hối đoái: GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua (tiếng Anh: purchasing power parity hay viết tắt: PPP) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ).
Thứ bậc tương đối xếp hạng tăng trưởng về kinh tế của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng tiếp cận trên
Ghi chú
Phương pháp tính theo sự ngang giá của sức mua tính toán hiệu quả tương đối của sức mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền kinh tế. Nó có thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm phát triển là tốt nhất vì nó bù lại những điểm yếu của đồng nội tệ trên thị trường thế giới.
Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại chuyển đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó là chỉ thị tốt hơn của sức mua quốc tế của đất nước và sức mạnh kinh tế tương đối.
GDP chỉ là chỉ số đánh giá kích cơ, tăng trưởng của nền kinh tế trong 1 năm, 1 quý nhất định nhưng lại không chuẩn xác để đánh giá mức sống.
Như vậy với những thông tin mình cung cấp trên đã giải đáp cho bạn GDP là gì rồi. Hi vọng đã cho bạn thêm nhiều kiến thức hay. Đừng quên follow chúng mình để cập nhật nhiều điều bổ ích nhé!