Trên bao bì sản phẩm bạn luôn thấy các dòng chữ “ISO 9001”, “ISO 9001:2015” mà không hiểu rõ về các ký hiệu đó. Vậy ISO là gì? nó có vai trò gì đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm? Có lợi ích gì cho người tiêu dùng như chúng ta không? Cùng Wikiso.net vọc vạch qua bài viết này nhé!
ISO là gì?
ISO hay International Organization for Standardization là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. ISO có nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
ISO được thành lập năm 1967 trụ sở chính đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Quy chuẩn của tiêu chuẩn ISO phiên bản Việt Nam được gọi là Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN)
Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp.
Bạn có thể truy cập tìm hiểu thông tin tổ chức ISO qua website: https://www.iso.org/home.html
Tiêu chuẩn của ISO phổ biến hiện nay
Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp ứng yêu cầu chất lượng của người dùng.
Hiện nay số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
Mỗi loại ngành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ bao tiêu từ khâu sản xuất đến tổ chức nhận sự bộ máy của công ty
Chức năng của ISO là gì?
ISO như tiêu chuẩn đánh giá làm cơ sở cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế, giúp quá trình trao đổi diễn ra nhanh, thuận lợi. Từ đó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất cải tổ bộ máy qua đó khiến các doanh nghiệp.
Lợi ích của việc tham gia ISO
Với hơn 160 nước thành viên của tổ chức này, hàng tỷ doanh nghiệp tham gia nên khi tham gia tổ chức này doanh nghiệp của bạn có cơ hội mở rộng thị trường, giao lưu học hỏi với nhiều công ty đa quốc gia.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO đề ra doanh nghiệp sẽ dựa vào đó làm cơ sở định chất sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Qua đó giúp mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp đi lên đôi bên cùng có lợi. Một bên cam kết sản phẩm chất lượng – 1 bên được hưởng lợi chất lượng sản phẩm giá cả hợp lý.
Trong môi trường sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO người lao động, dây chuyền sản xuất luôn được ưu tiên hàng đầu.
Khi tham gia ISO tổ chức doanh nghiệp có được hệ thống nhân sự chất lượng cao, tối ưu hóa các thủ tục dư thừa từ đó giảm thiểu được sự lãng phí chi phí sản xuất cũng như thời gian từ đó đảm bảo về giá thành và chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là một trong những bộ tiêu chuẩn do ISO ban hành, đây là một phần của ISO 9001 – tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới.
ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một tiêu chuẩn áp dụng vào Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
ISO 9001:2008 là gì?
ISO 9001:2008 (Quality management systems Requirements) là hệ thống quản lý chất lượng – yêu cầu, nằm trong hệ thống ISO 9001. Các vấn đề chính mà hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đưa ra là:
Sự thỏa mãn của khách hàng với sản phẩm
Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng.
Ở Việt Nam hiện nay đã không còn áp dụng tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp nữa.
ISO 9001:2015 là gì?
ISO 9001:2015 (Quality management systems Requirements), hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và yêu cầu. Được ban hành vào ngày 15/09/2015 là phiên bản thay thế ISO 9001:2008. Đây là phiên bản mới nhất của ISO 9001, Tiêu chuẩn này dựa trên tư duy rủi ro, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Có 2 điểm đổi mới của ISO 9001:2015 so với bản ISO 9000:2008 như sau:
Việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro
Tư duy này giúp tổ chức xác định được các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức lệch khỏi kết quả được hoạch định. Doanh nghiệp có thể đưa ra các kiểm soát phòng ngừa rủi ro và có cơ hội để cải tiến.
Thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng trong cuộc cách mạng công nghiệp mới:
- Hướng vào khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của mọi người
- Tiếp cận theo quá trình
- Cải tiến
- Quyết định dựa trên bằng chứng
- Quản lý mối quan hệ.
Quy trình ISO 9001:2015
Quy trình ISO được thực hiện trên các bước chính theo thứ tự và lặp lại như sau:
Đặt ra mục tiêu chất lượng -> Xây dựng kế hoạch thực hiện -> Thông báo trong nội bộ tổ chức -> Chuẩn bị tài liệu -> Thực hiện kế hoạch -> Tổng kết đánh giá -> Đề ra mục tiêu chất lượng mới cao hơn (tiếp quy trình lặp)
Giải thích thuật ngữ trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hiện nay
- “Vai trò lãnh đạo” được hiểu như sau:
Bỏ vị trí Đại diện lãnh đạo, lãnh đạo không được quản lý gián tiếp thông qua Đại diện lãnh đạo.
Lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu lực của hệ thống quản lý của mình
Lãnh đạo phải tham gia, chỉ đạo và hỗ trợ các cá nhân đóng góp vào hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng
Lãnh đạo có vai trò thúc đẩy việc sử dụng cách tiếp cận quá trình và tư duy dựa trên rủi ro
- “Tư duy dựa trên rủi ro” được hiểu như sau:
Doanh nghiệp luôn phải chủ động trong việc xác định và giải quyết các rủi ro từ đó đưa ra các giải pháp.
6 bước quản lý rủi ro doanh nghiệp:
Xác định giới hạn xử lý rủi ro -> Nhận diện rủi ro -> Đánh giá rủi ro -> Ứng phó rủi ro -> Kiểm soát rủi ro -> Giám sát và báo cáo.
Doanh nghiệp cần xác định được các nguy cơ rủi ro và cơ hội nhằm đưa ra được cách giải quyết để:
Đảm bảo đạt được hiệu quả như dự kiến
Ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động không mong muốn
Đạt được sự cải tiến liên tục
- “Tri thức”
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 đã yêu cầu phải tổ chức xác định được các tri thức cần thiết của doanh nghiệp. Tri thức ở đây là biết quyết, kinh nghiệm của tổ chức về các lĩnh vực, sản phẩm, công nghệ của Doanh nghiệp.
- Hoạch định sự thay đổi
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã nêu ra những yêu cầu khi mà doanh nghiệp cần là sự thay đổi
Ứng bất biến, dĩ vạn biến, doanh nghiệp luôn phải có tư duy thay đổi theo thị trường, sức cạnh tranh ở giai đoạn nào cũng có nhưng trong kỷ nguyên này thì việc cạnh tranh hết sức khốc liệt hàng ngày có hàng nghìn doanh nghiệp phá sản. Do đó việc thay đổi luôn phải đặt lên hàng đầu nhưng cần có kế hoạch cụ thể bài bản.
Doanh nghiệp phải thận trọng hơn trong việc thay đổi hệ thống quản lý của mình. Việc thay đổi không được phá vỡ cấu trúc của doanh nghiệp – điều này rất quan trọng nên cần phải thận trọng!
So sánh ưu nhược điểm của ISO 9001:2008 với ISO 9001:2015
ISO 9001:2015 | ISO 9001:2008 |
Sản phẩm và dịch vụ | Sản phẩm |
Điều khoản loại trừ | |
Đại diện lãnh đạo về chất lượng | |
Thông tin bằng văn bản -> thông tin được tạo ra phục vụ hoạt động, bằng chứng về các kết quả đạt được | Văn bản, sổ tay chất lượng, các thủ tục bằng văn bản, hồ sơ |
Môi trường cho việc thực hiện các quá trình | Môi trường làm việc |
Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài | Sản phẩm được mua |
Nhà cung cấp bên ngoài | Nhà cung cấp |
Với việc cung cấp thông tin và cách giải thích trên bạn đã biết “iso là gì?” rồi đúng không. Hiểu một cách khái quát ngắn gọn ISO chính là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp áp dụng sản xuất, quản lý. Hi vọng những giải đáp trên giúp ích được cho bạn. Theo dõi Wikiso để có nhiều điều hay ho, bổ ích nhé!