Logistics là gì? Đây là ngành có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa này. Các hoạt động giao lưu thương mại quốc tế và trong nước không thể thiếu được Logistics. Cùng wikiso.net đi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!
Logistics là gì?
Logistics là thuật ngữ bắt nguồn từ Hy Lạp, nghĩa tiếng Việt là hậu cần. Cách hiểu Logistics theo thuật ngữ kinh tế đó là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
Ngày nay ngành logistics có vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả.
Logistics đang là ngành dịch vụ được săn đón nhất tại Việt Nam hiện nay. Logistics là dịch vụ hậu cần của quá trình chuẩn bị hàng hóa gồm: đóng gói, kẻ ký mã hiệu, bảo quản, vận chuyển và làm thủ tục thông quan cho xuất nhập khẩu. Nó được ví như “người vận chuyển trung gian” để đưa hàng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Quy trình dịch vụ Logistics
1. Dịch vụ khách hàng
2. Dự báo nhu cầu
3. Thông tin trong phân phối
4. Kiểm soát lưu kho
5. Vận chuyển nguyên vật liệu
6. Quản lý quá trình đặt hàng
7. Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
8. Thu gom hàng hóa
9. Đóng gói, xếp dỡ hàng
10. Phân loại hàng hóa
Các phương thức khai thác hoạt động của Logistics
Logistics tự cung cấp
Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty có thể sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và nguồn nhân lực để vận hàng chuỗi logistics. Thường ở trường hợp này là những tập đoàn lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương thức cụ thể hoạt động phù hợp với từng địa phương.
Second Party Logistics (2PL)
Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không có sở hữu bến bãi kho xưởng hoắc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê dịch vụ cung cấp logistics bên ngoài nhằm cung cấp đủ phương tiện hoặc dịch vụ cung cấp cơ bản. Phương thức này dành để cắt giảm chi phí hoặc vốn bỏ ra.
Third Party Logistics (TPL)
Ở cách này thì các doanh nghiệp sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một vài hoạt động có chọn lọc. Đây được coi là liên minh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ logistics, nó không chỉ nằm ở việc cung cấp các hoạt động logistics đơn thuần mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các loại ích theo hợp đồng dài hạn
Fourth Party Logistics (FPL)
Đây là khái niệm mới được phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn.
FPL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics.
FPL bao gồm nhiều lĩnh vực rộng hơn cả các hoạt động của TPL, dịch vụ công nghệ thông tin, quản lý các tiến trình kinh doanh.
Nó được xem là điểm liên lạc duy nhất, thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn nhân lực và giám sát chức năng của TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm hướng tới thị trường toàn cầu, tạo lợi thế và các mối quan hệ bền lâu.
Tóm lại thì Logistics có vai trò không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cả nền kinh tế. Việc bao tiêu sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người dùng một cách nhanh gọn, tiết kiệm chi phí đó là lợi ích nhận được từ chối logistics. Như vậy mình đã trả lời giúp bạn “logistics là gì?” rồi đó. Chúc bạn học tập tốt!