Có thể bạn chưa biết, màu sắc nước tiểu phản ánh dự báo tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể chúng ta. Đừng bao giờ chủ quan với các dấu hiệu dưới đây!
9 màu nước tiểu cho biết cơ thể bạn đang mắc bệnh gì?
Nước tiểu màu nâu
Nếu nước tiểu của bạn có màu nâu sậm như nước trà đá, có thể do bạn đã ăn nhiều đậu và lô hội. Nó cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng. Nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hay xuất huyết thận.
Nước tiểu màu tím
Nếu nước tiểu màu tím, có thể bạn đang mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gọi là Porphyria (cơ thể bạn thiếu các enzyme sản xuất heme, 1 phần của tế bào máu)
Nước tiểu màu xanh lá
Khi nước tiểu có màu xanh lá thì chứng tỏ có mủ. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sỏi thận.
Tuy nhiên, nước tiểu xanh lá cũng có thể do thực phẩm như măng tây hoặc thuốc có thể đào thải qua đường nước tiểu khi cơ thể bạn không thể hấp thụ.
Nước tiểu màu xanh dương
Một số loại thuốc có Methylene có thể làm nước tiểu chuyển sang màu xanh. Nếu nước tiểu màu xanh, có thể bạn đang mắc một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là tăng canxi huyết do thừa canxi trong máu (hay còn gọi là hội chứng tã xanh)
Nước tiểu màu hồng/ đỏ
Khi ăn những thực phẩm có màu đỏ, hồng như củ dền, việt quất làm nước tiểu có màu đỏ
Tuy nhiên, nước tiểu màu đỏ có thể do máu trong nước tiểu. Đây là tình trạng đáng báo động nhất. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, bàng quang, ung thư thận, tuyến tiền liệt, bàng quang (thường sẽ xuất hiện kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều lần và liên tục, đau vùng bụng, đau lưng, mỏi vai gáy,…)
Nước tiểu màu cam
Khi ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin C như cà rốt hoặc uống thuốc giảm đau Phenazopyridine, thuốc kháng sinh Rifampicin, nước tiểu sẽ có màu cam.
Nếu bạn không sử dụng những loại thuốc hay thực phẩm trên mà nước tiểu vẫn có màu cam thì có nghĩa là cơ thể của bạn đang thiếu nước một cách trầm trọng. Ngoài ra, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh liên quan tới gan, mật.
Nước tiểu màu đục, có cặn
Nước tiểu có màu đục báo hiệu một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận. Tiết dịch âm đạo cũng có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu đổi sắc thành đục.
Nước tiểu không màu
Do bạn uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu quá nhiều sẽ buộc thận phải hoạt động quá công suất để lọc
Nước tiểu màu vàng nhạt
Màu vàng nhạt phản ánh rằng bạn đang uống khá đủ nước, sức khỏe của bạn bình thường
Những yếu tố dẫn đến nước tiểu có màu sắc khác thường
Có nhiều nguyên nhân khiến cho nước tiểu có màu sắc lạ sau đây là một vài yếu tố:
- Nhiễm khuẩn đường tiểu:
Bệnh này thường xuất hiện ở cả nam và nữ tuy nhiên nam giới có tỷ lệ bị bệnh thấp hơn. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và bắt đầu phát triển trong bàng quang. Khi sinh hoạt tình dục thì các nhiễm khuẩn đôi phát triển mạnh. Triệu chứng thường gặp là đau buốt khi đi tiểu và tiểu nhiều lần trong ngày
- Sỏi bàng quang hoặc thận
Các khoáng chất, chất cặn bã không được đào thải đọng lại và kết tủa tạo thành các tinh thể trong thận hay bàng quang. Dẫn tới các tinh thể có thể trở thành sỏi nhỏ, đá cứng. Bình thường nó sẽ không gây đau nhức trừ khi nó gây tắc nghẽn hoặc di chuyển. Các triệu chứng tương tự như sỏi thận có thể gây ra các cơn đau quặn ở thận.
- Ung thư:
Rất có thể tiểu ra máu là dấu hiệu của bệnh thận, bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Bạn không nên chủ quan có dấu hiệu bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
- Tuổi tác:
Ở người già hay mắc phải các bệnh liên quan đến bàng quang và thận dẫn tới việc xuất hiện máu trong nước tiểu. Đối với nam giới trên 50 tuổi thì đôi khi do tuyến tiền liệt sưng to mà nước tiểu có máu
- Di truyền:
Gia đình từng có người bị sỏi thận hoặc bệnh thận nên dẫn đến tình trạng xuất hiện máu ở nước tiểu
- Thể trạng:
Việc tập luyện, làm việc quá sức đặc biệt đối với người vận động mạnh, tập luyện thể dục cường độ cao có thể bị chảy máu đường niệu
Làm gì khi màu nước tiểu bất thường?
– Nếu nước tiểu có màu khác lạ mà do thực phẩm, thuốc thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm sử dụng phẩm màu, màu hóa học.
– Nếu nước tiểu có máu hoặc màu nước tiểu bất thường không phải do nguyên nhân kể trên, bạn nên đi khám ngay lập tức.
– Để phòng bệnh thì bạn nên uống đủ 2 lít/ngày, không được nhịn tiểu cần giải quyết ngay khi buồn tiểu. Sau khi “quan hệ” cần được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách để phòng tránh nhiễm khuẩn đường niệu. Hạn chế ăn muối, protein và các thực phẩm chứa oxalate. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…
Chú ý: bạn không nên tự ý điều trị bằng kháng sinh, mẹo dân gian, thuốc cầm máu, đông y,…bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn. Đừng chủ quan với tình trạng, dấu hiệu cơ bản đó.
Bạn có đang gặp tình nước nước tiểu nằm trong 1 trong các màu nước tiểu trên không? Nếu có thì đừng chủ quan mà hãy tới bệnh viên kiểm tra để được điều trị sớm nhất. Thường xuyên theo dõi cũng như nên đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh tốt nhất! Theo dõi wikiso.net để có nhiều thông tin bổ ích nhé