Nợ xấu là gì? Hiểu một cách đơn giản nợ xấu là một loại nợ khó đòi, là dạng nợ vượt quá tiêu chuẩn đã được đặt ra trong khoản nợ tín dụng. Nợ xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, là một trong những nguyên nhân chính là nền kinh tế tài chính bị ảnh hưởng lớn.
Bài viết dưới đây của Wikiso.net sẽ giải đáp mọi vấn đề: nợ xấu là gì? Những biểu hiện của nợ xấu, những lưu ý để không gây ra nợ xấu, thiệt hại do nợ xấu gây ra cho bản thân và ảnh hưởng thế nào đến nền kinh t….Cùng đọc bài viết này nhé!
Khái niệm nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay có cách gọi khác là nợ quá hạn là khoản nợ mà người vay có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân không thể cho trẻ cả nợ gốc lẫn lãi như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng có khoản nợ xấu ( nợ quá hạn) sẽ khó khăn trong việc nợ tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Khái niệm chuyên ngành tại ngân hàng thì nợ xấu ngân hàng là những khoản nợ ngân hàng liệt vào danh sách nhóm 3 hay còn gọi là nhóm dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 – nghi ngờ và nhóm t – Khả năng mất vốn cao theo sự phân loại của hệ thống CIC.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất: Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc lớn hơn 90 ngày. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ hạch toán các khoản nợ xấu vào các nhóm thích hợp.
CIC là một tổ chức sự nghiệp Nhà Nước thuộc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, tổ chức có chức năng chính là thu nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân Hàng Nhà Nước.
Ngoài ra CIC còn quản lý các thông tin người vay sau đó sẽ tổng hợp thành cơ sở dữ liệu để có thể nhìn nhận tổng quan lịch sử của từng doanh nghiệp, cá nhân.
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu?
Sau khi đã hiểu nợ xấu là gì, cùng Wikiso.net tìm hiểu thêm về nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhé!
- Nợ xấu là điều không đáng có và không ai mong muốn nó xuất hiện. Thế nhưng tình trạng nợ xấu vẫn liên tục xảy ra khiến cho nhiều đơn vị tài chính phải lao đảo.Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây ra nợ xấu:
- Người vay quên thời hạn thanh toán, dẫn đến thanh toán chậm các khoản nợ cả gốc lẫn lãi cho phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, đơn vị tài chính
- Không kiểm soát được dòng tiền, sử dụng dòng tiền không có kế hoạch dẫn đến kỳ khi đến kỳ hạn thanh toán không có tiền trả.
- Có những suy nghĩ thiển cận khi xem nhẹ việc trả chậm, nghĩ rằng trả chậm một chút cũng không sao.
- Chi tiêu vượt hạn mức, không có tiền chi trả cả gốc lẫn lãi khi tới hạn
- Chi mua trả góp vượt quá ngưỡng tiêu dùng, khiến cho người vay mất khả năng thanh toán khi tới hạn. Nhiều người còn mất luôn khả năng chi trả lãi và gốc.
Phân loại nợ xấu ngân hàng
Nợ chậm trả được phân loại theo các nhóm như sau:
Nhóm 1: Dư nợ đạt chuẩn
Người vay thực hiện việc thanh toán đúng hạn, Thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày.
Nhóm 2: Dư nợ cần lưu ý:
Ngân hàng đã điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1, thời hạn nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Nhóm 3: Dư nợ không đủ tiêu chuẩn
Sau khi được điều chỉnh kỳ hạn chi trả những người vay vẫn quá hạn nợ dưới 30 ngày. Ngoài ra còn có các trường hợp được miễn hoặc giảm lãi do ngân hàng đánh giá không đủ khả năng chi trả lãi.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
Những khoản nợ xấu ( nợ quá hạn) có thời gian trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Những khoản nợ này tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ này vẫn quá hạn 30 đến 90 ngày.
Các khoản nợ/vay được ngân hàng và các tổ chức tín dụng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Những khoản nợ này có thời gian nợ quá hạn đến 180 ngày
Đã điều chỉnh kỳ hạn nhưng vẫn nợ quá hạn lên đến 90 ngày
Các tổ chức tín dụng/ ngân hàng đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ lần 2 nhưng vẫn quá hạn.
Các khoản nợ được điều chỉnh và thanh toán lần thứ 3 trở lên
Những ảnh hưởng của nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến cá nhân người nợ mà còn đến cả nền kinh tế. Vậy giả xử một ngày bạn chẳng may dính phải nợ xấu thì câu hỏi đầu tiên của bạn có phải ” Nợ xấu có ảnh hưởng thế nào đến cá nhân bạn?”.
Bên trên Wikiso.net đã phân loại mức độ nợ xấu theo CIC, tùy theo từng mức độ mà khách hàng sẽ ảnh hưởng khác nhau:
- Có 3 nhóm để đánh giá bạn đang mang nợ xấu đó là nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Khi mang nợ xấu, tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ không hỗ trợ cho vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào. Khách hàng khi thuộc các nhóm 2 khả năng vay vốn thấp đi, nhưng vẫn có một số ngân hàng cho vay vốn chứ không cấm hoàn toàn.
- Những khách hàng đang rơi vào nhóm 1 nếu như vẫn có tình trạng thường xuyên không thanh toán thì có thể rơi vào nhóm 2. Mức độ này sẽ được ngân hàng đánh giá phù thuộc vào thời gian thanh toán và quá hạn của khách hàng.
- Bên cạnh việc bị giới hạn vay vốn hoặc không tiếp tục cho vay, khách hàng khi dính phải nợ xấu còn không được sử dụng thẻ tín dụng, gặp khó khăn khi bạn muốn vay vốn và phải đợi một thời gian khá dài để có thể xóa nợ xấu.
- Đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng..nợ xấu gây ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn, lưu thông dòng tiền. Nợ xấu ảnh hưởng đến cạnh tranh của ngân hàng, nó làm giảm khả năng vốn và tài sản, kìm chế quy mô tín dụng, giảm tỷ lệ an toàn vốn, suy giảm năng lực nhân sự, hạn chế mở rộng kênh phân phối.
Làm sao để tránh nợ xấu
Một số lưu ý để bạn có thể tránh rơi vào tình trạng nợ xấu:
- Xem xét kỹ khả năng tài chính của bản thân, tính toán khả năng chi trả của bản thân, cân đối các khoản thu chi và mức thu nhập.
- Nếu bạn thấy mức tiền cần chi trả hàng tháng quá cao, không đủ sức chi trả thì không nên vay tiền, tránh tình trạng nợ quá cao không trả lời.
- Cần tính toán và xem xét các trường hợp xấu có thể xảy ra như nghỉ việc, mất thu nhập.. khi đó phải đảm bảo vẫn có đủ khả năng chi trả.
Trên đây là những thông tin về nợ xấu là gì? Các thông tin cơ bản về nợ xấu và ảnh hưởng của nợ xấu. Mọi thông tin thắc mắc xin để lại comment để Wikiso.net giải đáp cho bạn nhé!