Tìm hiểu về các sàn giao dịch chứng khoán, thị trường bitcoin mà không biết đến khái niệm OTC là gì thì hẳn là bạn đang cưỡi ngựa xem hoa, tìm hiểu chưa tới nơi tới chốn rồi. Hôm nay Wikiso.net sẽ giải đáp cho bạn tất cả các thắc mắc về OTC, những ưu điểm và hạn chế của nó. Đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm cơ bản mà nhiều người mắc phải khi khao khát kiếm tiền từ OTC, hãy cùng đọc bài viết nhé.
Thị trường OTC là gì?
Thực chất từ OTC chính là viết tắt của một thuật ngữ bằng tiếng Anh trên sàn chứng khoán, đó là từ Over theo counter market. Có thể hiểu OTC một cách nôm na đó là một thị trường phi tập trung. Nó được xây dựng nên, được tổ chức quy mô và có lượng thành viên tham gia tăng đều mỗi ngày tuy nhiên thì nó không dựa trên bất kỳ một mặt bằng tập trung nào cả. Đây là điểm không giống của OTC với thị trường các sàn giao dịch tập trung.
Người duy trì thị trường OTC chính là những công ty chứng khoáng, họ cùng nhau duy trì. Nếu như người chơi muốn giao dịch trên sàn này cũng không cần đến một địa điểm, một không gian tập trung nào cả vì nó chỉ giao dịch dựa vào hệ thống các thiết bị thông minh có kết nối mạng internet. Chỉ cần các phương tiện kỹ thuật đáp ứng đủ yêu cầu thì nó sẽ chạy rất mượt mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào cả.
Tuy nhiên, cũng vì nó được tổ chức một cách khá đơn giản như thế cho nên tính thanh khoản của nó cũng không thể bằng được với các loại chứng khoán của sàn giao dịch tập trung được. Bên cạnh đó thì nó cũng có nhiều rủi ro, nguy cơ hơn nhưng nếu đúng thời, biết cách chơi và nghiên cứu thị trường nghiêm túc thì bạn cũng có thể kiếm lời từ nó với con số khổng lồ.
OTC có ưu, nhược điểm nào?
Đã là một thị trường giao dịch thì không có cái gì là hoàn toàn có lợi cũng không có cái gì là chỉ toàn rủi ro cả. Các bạn cũng có thể thấy ở trên kia đã đề cập nó có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy cụ thể ưu điểm và nhược điểm đấy là gì?
Ưu điểm của OTC
Thị trườnh OTC có rất nhiều ưu điểm, đó cũng chính là lý do mà nhiều người lựa chọn giao dịch trên thị trường này. Đầu tiên đó chính là bạn có thể kiếm tiền và rất nhiều tiền từ thị trường OTC này.
Bạn có thể kiếm thêm tiền khi bạn nghiên cứu đủ kỹ và chín muồi, đầu tư vào các con số thì không nên nhanh nhảu quá làm gì. Vẫn biết là nên chớp thời cơ nhưng cũng đừng quá vội vàng. Tuy nhiên bây giờ thì bạn đã có thể yên tâm mài ghế mà kiếm tiền rồi, cũng không cần phải ao ước việc Forex trade được vào cuối tuần nữa vì điều đó đã thành hiện thực.
Hạn chế của OTC
Hạn chế đầu tiên của thị trường OTC chính là tốn khá nhiều thời gian trong ngày của bạn. Nếu bạn là một người bận rộn thì khá là tốn công tốn sức để nghiên cứu thị trường OTC.
Thứ hai đó chính là giá cũng thay đổi liên tục, bạn không cập nhật kịp lúc, tự nhiên cuối ngày vô kiểm tra thì cũng đừng có hú hồn mà chết nha.
Và điểm đã nói ở trên đó chính là nó cũng mang khá nhiều nguy cơ rủi ro, các sàn giao dịch cố định thì sẽ hạn chế được nhiều rủi ro hơn.
Ưu điểm của việc giao dịch Bitcoin số lượng lớn trên OTC
Đối với thị trường tiền ảo thì người mua và người bán đều trực tiếp thực hiện ở sàn giao dịch tập trung. Nhưng như bạn cũng đã biết, nó chỉ có lợi nhiều khi lượng bitcoin giao dịch nó chỉ nhỏ lẻ, còn nếu như số lượng lớn thì sẽ rất là tốn kém đấy.
Ví dụ như thế này cho bạn dễ hiểu nhé, có người đang cố gắng mua một số lượng lớn Bitcoin có giá trị khoảng 1 triệu đô đi, hoặc là có một ai đó muốn bán đi lượng bitcoin tương đương như vậy đi thì chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu ứng, chưa bàn đến hiệu ứng tốt hay xấu nhưng chắc chắn cũng có không ít sự ảnh hưởng đến những giao dịch khác. Với lượng lớn như vậy thì sẽ khiến thị trường tiền ảo bị biến động ít nhiều và không loại trừ nguy cơ bạn bị thua lỗ một khoản tiền nào đó.
Nếu không muốn có sự giao động tiêu cực như thế này thì bạn có thể tìm đến phương thức giao dịch trên thị trường OTC. Lúc này các giao dịch dù lớn hay nhỏ cũng không cần phải phụ thuộc vào sàn giao dịch nữa mà người bán và người mua hoàn toàn có thể thực hiện trực tiếp với nhau.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể tìm một nhà môi giơi OTC hoặc tìm một người nào đó có thể sẵn sàng giao dịch với thanh khoản. Việc này thì sẽ hạn chế được việc làm giao động cản sàn giao dịch vì tất cả các công đoạn đều được thực hiện ngoài thị trường thông thường.
Cách thức giao dịch OTC
Hiện nay có 2 cách giao dịch OTC chính, nhanh nhất và an toàn nhất đó chính là:
Cách 1: Tìm nhà môi giới liên doanh. Đó là một đơn vị hoạt động với vai trò người ở giữa, làm vị trí trung gian để có thể liên hệ cho cả 2 bên mua bán, thực hiện giao dịch. Một nhà môi giới được gọi là môi giới liên đại lý, đơn vị này thì thường là sẽ thu khoản phí môi giới cố định khi giao dịch thành công, cũng có thể gọi là cò.
Cách 2: Công ty thương mại OTC ủy nhiệm. Cho những bạn chưa biết thì công ty này sẽ đóng vai trò là đối tác trực tiếp. Nếu như trong quá trình giao dịch xuất hiện bất cứ rủi ro nào thì đơn vị này sẽ là người chịu trách nhiệm.
Phí mà hai bên mua và bán phải trả cho công ty thương mại OTC ủy nhiệm có thể bằng với các nhà môi giới, nhưng thông thường họ sẽ lấy khoản phí cao hơn vì mức độ trách nhiệm mà họ phải gánh vác là rất lớn. Nếu như bạn có nhu cầu giao dịch OTC thì có thể tham khảo 2 cách này, thấy cách nào phù hợp với mình hơn thì lựa chọn.
Trên thực tế thì giao dịch OTC đối với khoản tiền mã hóa khá là mơ hồ cho dù mới nghe qua chúng ta thấy khá là okela đấy. Để kiểm tra được những giao dịch mua bán thì bạn có thể kiểm tra qua sổ lệnh. Các giao dịch trên OTC có cả tính năng ẩn danh, giá cả của nó cũng khá là ổn định, nhưng bạn lưu ý nha, ổn định không có nghĩa là rẻ đâu nhé.
Nói đi nói lại thì cũng là muốn cảnh tỉnh, cảnh báo và đưa ra một lời khuyên trước khi bạn tiến hành các giao dịch OTC vì nếu như bạn cứ đâm đầu giao dịch một cách mù quáng thì tiền núi cũng lở. Nếu như bạn thể hiện mình hiểu biết không sâu, mình là tay gà mờ thì các nhà môi giới cũng có thể sẽ lợi dụng điều đó từ bạn và kiếm lời.
6 sai lầm khi giao dịch OTC
Thường thì những sai lầm mà chúng ta hay gặp phải đều liên quan đến nhà môi giới. Không phải nhà môi giới nào cũng giống nhau và cũng không loại trừ khả năng họ bắt tay với nhau để đưa một con gà mờ như chúng ta vào tròng.
Sai lầm khi liên hệ quá nhiều nhà môi giới
Đa số chúng ta đều nghĩ rằng tốt nhất là nên liên hệ với nhiều nhà môi giới trước khi thực hiện giao dịch. Mỗi nhà môi giới sẽ có một mức phí riêng nên làm thế để có thể tìm được nhà môi giới giá rẻ nhất đúng không nào? Nhưng chúng ta quên mất rằng giá bitcoin thì không ngừng thay đổi, một vài giây thôi cũng đã quyết định được chúng ta lời hay lỗ như thế nào.
Không những thế, có một nguy cơ cực kỳ lớn và hoàn toàn có thể xảy ra đó chính là việc chúng ta liên lạc với quá nhiều nhà môi giới thì thông tin của chúng ta sẽ bị cung cấp cho càng nhiều bên và họ có thể lấy những thông tin đó để trục lợi cho bản thân mình.
Có một ví dụ cụ thể thế này: bạn gọi cho một bên môi giới, tạm gọi là bên A đi. Sau khi bạn đã hỏi đủ về giá cả, các bước tiền hành thế nào, người ta đã nắm được bạn muốn mua bán bao nhiều rồi thì bên A sẽ tìm sang một bên B khác để tìm đối tác giao dịch. Lúc này thì mạng lưới giao dịch của cả A và B đều đang biết là có một người đang muốn bán.
Tiếp theo đó là có những đối tượng sẽ không thực hiện lệnh mua của họ nữa, điều gì sẽ xảy ra bạn có nghĩ tới không? Chính là giá của bitcoin sẽ thấp đi, từ đó các nhà môi giới sẽ có được sự thuận lợi lớn.
Như vậy bạn đã thấy hỏi đông hỏi tây chưa chắc đã tốt chưa. Chúng ta cứ nghĩ tham khảo nhiều thì chỉ có lợi chứ không hại, nhưng thực tế thì thua thiệt chỉ nghiêng về phía mình mà thôi.
Vậy giải pháp lúc này là gì?
Đó chính là đừng có đi tham khảo, dò hỏi quá nhiều nơi làm gì. Gọi khoảng 2 công ty môi giới OTC là được rồi và cũng chỉ gọi khi bạn đã sẵn sàng giao dịch rồi chứ đừng ậm ừ làm gì cho mất thời gian và sinh nhiều rủi ro.
Để người khác biết ý định của mình
Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói đừng kể tất cả những bí mậtt của bạn cho người khác, cho dù đó có là người mà bạn tin tưởng nhất.
Thậm chí bạn có cẩn thận đến mức chỉ gọi cho một nhà môi giới thì người ta cũng đủ để nắm bắt tất cả các thông tin và nhu cầu của bạn rồi. Nếu như bạn nói là bạn đang có nhu cầu bán đi khoảng 1000 BTC trong 1 ngày thì ngay lúc đó người môi giới cũng đã kịp bán đi một số Bitcoin của họ rồi.
Vậy thì bạn cũng có thể biết được là họ sẽ mua Bitcoin từ bạn và ép giá bạn rồi. Thậm chí khi bạn không giao dịch với họ thì người ta cũng sẽ mua được Bitcoin từ thị trường với giá rẻ hơn rồi. Vậy là cuối cùng dù giao dịch với bạn hay không thì người hưởng lợi vẫn chỉ là nhà cò mồi mà thôi.
Vậy giải pháp lúc này của bạn đó là gì?
Chính là bạn gọi cho nhà môi giới nhưng hỏi kiểu nửa vời thôi, hỏi cho người ta không biết mục đích của bạn là gì. Ví dụ như đúng là bạn đang muốn bán 1000 BTC thật đấy nhưng đừng nói với họ như thế. Việc của bạn chỉ là hỏi giá kiểu nếu mua bán 100 BTC là giá cả bao nhiêu, nếu mua bán 500 BTC thì giá thế nào còn nếu 1000 BTC thì giá có gì khác,… Kiểu kiểu không chắc chắn vậy á.
Lúc này thì bạn nắm bắt được giá cả của giao dịch mà nhà môi giới lại không đoán được mục đích của bạn là gì. Bạn cũng đồng thời có thể ước tính được lợi nhuận của nhà môi giới thông qua sự chênh lệnh giá cả giữa việc mua và việc bán.
Bạn quá dễ bị bắt thóp
Như thế này nhé, thông quá các hành vi của bạn thì các nhà môi giới đều đã “bắt được bài” của bạn và tiến hành ép giá bạn rồi. Họ quá thừa thông minh để biết được bạn đang liên lạc cùng lúc với nhiều nhà môi giới khác để so sánh giá.
Kể cả khi các nhà môi giới không bán thông tin của bạn cho bên khác, bạn có tin là người ta vẫn ép giá được bạn không.
Ví dụ như khi lần đầu tiên bạn gọi điện thoại đến nhà môi giới A để hỏi giá, người ta đã ghi chép lại thông tin của bạn rồi. Lần đầu tiên thì người ta sẽ đưa cho bạn một cái giá có lợi nhất với bạn, bạn quyết định không giao dịch mà đi một vòng các nhà môi giới khác để khảo sát giá. Khi bạn quay lại nhà môi giới A để hỏi giá nữa thì người ta đã biết bạn là ai rồi, người ta sẽ đưa một mức giá cao hơn với bạn.
Chính vì vậy ở trên chúng tôi mới khuyên bạn là chỉ nên liên lạc với nhà giao dịch khi bạn đã sẵn sàng rồi. Nếu như bạn thấy có một mức giá oke trong tầm của bạn rồi thì khóa tỷ lệ rồi giao dịch luôn, tránh đêm dài lắm mộng.
Vội vàng giao dịch toàn bộ số tiền
Nhiều ngưới thấy đang lời hoặc lỗ nên cứ bán tống bán tháo hết toàn bộ số tiền của mình. Tỷ lệ khi bạn muốn giao dịch chỉ 10 BTC lúc nào cũng tốt hơn tỉ lệ giao dịch 10000 BTC.
Giao dịch của bạn càng lớn thì rủi ro bạn nhận về càng cao hơn, nguy cơ rủi ro vẫn còn đó tại sao bạn không lựa chọn con đường nào ít rủi ro hơn đi. Giao dịch lớn có nghĩa là rủi ro cao chính vì vậy các nhà môi giới sẽ nâng mức giá lên. Thậm chí mức giá mà các nhà môi giới đưa ra với bạn có thể lên tới 10% nếu như bạn muốn bán 10000 BTC. Lúc này thì bạn đã biết là bạn bị mất khoảng bao nhiêu tiền rồi chứ? Hàng triệu đô la đấy!
Chính vì vậy việc bạn nên làm đó là chia nhỏ giao dịch của mình ra. Chỉ giao dịch 10 BTC mỗi lần thôi, rủi ro nhận về ít mà mức tỷ lệ phải chia cho nhà môi giới cũng nhỏ nữa
Không chọn đúng thời điểm giao dịch
Bạn phải hiểu là khi môi giới cho bạn thì nhà môi giới nào cũng sẽ nói là đảm bảo tốt, đảm bảo an toàn, đảm bảo abc xyz. Nhưng môi giới đảm bảo chứ thị trường có đảm bảo cho bạn đâu, không có điều gì có thể khẳng định rằng bạn sẽ an toàn trước những biến động của thị trường cả.
Thường nhiều người vẫn mắc phải sai lầm đó là cứ cố thực hiện các lệnh mua bán trên một thị trường “Chậm”. Ví dụ dễ hiểu là bạn đang muốn mua bán OTC vào các dịp lễ lớn, cụ thể là Giáng sinh. Thời điểm này là trên thị trường có ít giao dịch hơn tất cả các thời điểm khác trong năm vì đây là dịp lễ lớn của cả thế giới. Nếu muốn thực hiện giao dịch cho bạn vào lúc này thì nhà môi giới sẽ phải can thiệp vào sổ lệnh nhiều hơn là mức bình thường.
Đến đây thì bạn đã biết điều gì sẽ xảy ra chưa ạ? Đó chính là tỷ lệ bất lợi mà bạn phải chịu là lớn hơn ngày thường rất nhiều. Chính vì vậy lựa chọn thời điểm giao dịch cũng là một bài toán đấy.
Giao dịch khi thị trường quá biến động
Như ở trên đề cập thì giao dịch trong một thị trường chậm là không tốt đúng không? Tương tự như thế thì thị trường biến động quá lớn cũng không phải là lựa chọn tốt để thực hiện các giao dịch.
Khi thị trường biến động quá nhiều thì các nhà môi giới cũng phải tính toán bài toán của riêng họ chứ, họ cũng tính phí bảo hiểm rủi ro có thể xảy ra trong một sàn lên xuống bất thường không biết thế nào mà lần như thế này. Không chỉ có thế, thị trường quá biến động thì việc bạn biết được mức giá trung bình trên thị trường là bao nhiêu cũng không phải là đơn giản.
Chính vì vậy vẫn là câu nói trên, làm gì thì làm, không gì bằng việc lựa chọn đúng thời điểm giao dịch.
Giao dịch OTC ở sàn nào?
Nếu như bạn đang có nhu cầu tham gia thị trường OTC thì bạn có thể tham khảo 4 sàn OTC tiêu biểu nhất hiện nay đó là:
- LocalBitcoins
- Remitano
- Binance P2P
- Fiahub
OTC trong ngành dược là gì?
Khái niệm kênh ETC và Kênh OTC?
Kênh ETC (Ethical drugs) trong y học có nghĩa là các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ, ngoài ra trong ngành dược kênh ETC còn có nghĩa là kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện.
Kênh OTC (Over The Counter) trong y học có nghĩa là các loại thuốc bán không cần kê đơn thông qua chỉ dẫn của bác sĩ tại điểm bán. Còn OTC cũng chính là kênh bán lẻ của các nhà thuốc.
Tại sao các Doanh Nghiệp đang chuyển đổi từ kênh ETC sang OTC?
Lý do đầu tiên đó chính là vị thế cạnh tranh: từ sau năm 2013, quy định mới về chọn thuốc trúng thầu tại các bệnh viện lại ưu tiên thuốc “giá thấp”. Việc phát triển kênh OTC nhằm củng cố vị thế, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Theo thống kê, năm 2016 tỷ trọng doanh thu của kênh OTC và ETC sấp sỉ là 80% và 20%. Đây là các con số dẫn đến sự chuyển đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Lý do thứ hai mở rộng thị trường: theo thống kê của Neilsen Việt Nam có đến 50.000 nhà thuốc bán lẻ trên thị trường, nhưng chỉ có 1.100 bệnh viện số lượng chênh lệch quá lớn. Và thị trường kênh OTC vẫn đang là chiếc bánh khổng lồ.
Lý do thứ ba lợi ích vượt trội của kênh OTC so với kênh ETC
Thu hồi vốn: kênh OTC sẽ rút ngắn được vòng quay tiền mặt còn kênh ETC thu hồi vốn khá chậm.
Thị trường: đối với kênh OTC công ty hoàn toàn làm chủ việc phát triển thị trường, tăng mức độ ảnh hưởng trực tiếp của công ty tới các nhà thuốc, giảm tầm ảnh hưởng của các đại lý cấp I. Còn kênh ETC bị ảnh hưởng mạnh bởi đại lý cấp I
Doanh Thu: kênh OTC giảm sự phụ thuộc doanh thu vào các điểm bán buôn, kênh ETC lại phụ thuộc nhiều vào các điểm bán.
Lý do cuối cùng: thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, họ phụ thuộc nhiều vào các điếm bán hàng gần nhà, nhanh chóng và tiện lợi là điều mà người tiêu dùng đang muốn hướng đến thay vì họ phải chờ đợi thật lâu tại bệnh viện, thì các nhà thuốc là lựa chọn tốt nhất thời điểm bấy giờ.
Khó khăn và thách thức trong việc chuyển đổi kênh ETC sang kênh OTC.
Đầu tiên chi phí quản lý và chi phí bán hàng sẽ tăng cao vì Doanh Nghiệp sẽ phải đầu tư về hệ thống trình dược viên tiếp cận thị trường, tiếp cận nhà thuốc và đặc biệt hơn họ phải có được khả năng bán hàng. Ngoài việc đầu tư vào hệ thống trình dược viên, Doanh Nghiệp phải mất các khoản chi phí khá lớn cho đội ngũ quản lý, kiểm soát và một hệ thống hỗ trợ kinh doanh nhập đơn hàng, thống kê doanh số lập báo cáo số liệu,..
Thị trường kênh OTC rộng khắp các vùng, trình dược viên phải phân bổ đến thị trường ngách. Từ đó, công tác quản lý lại gặp trở ngại nhiều hơn, hiện tượng “cooking data” lại càng tăng. Chi phí hao hụt cho các chương trình khuyến mãi, chiết khấu lại là điều làm chủ Doanh Nghiệp lo ngại.
Bên cạnh đó, dược phẩm là các sản phẩm yêu cầu khắt khe về quy trình bảo quản và hạn sử dụng. Do vậy, đòi hỏi Doanh Nghiệp phải có các biện pháp bảo quản và kiểm soát theo các quy tắc, nhằm đáp ứng được chất lượng sản phẩm khi đến tay Khách Hàng.
Giải pháp cho thách thức kênh OTC là
Các Doanh Nghiệp đi đầu trong việc chuyển đổi như Traphaco, Eco, Ampharco USA đã nhận thấy các khó khăn trong quá trình vận hành và họ cảm thấy quy trình quản lý vẫn chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Do vậy, họ đã mạnh dạn thay đổi hệ thống quản lý kênh phân phối OTC và quản lý trình dược viên.
Giải pháp DMS chính là đáp án của các Doanh Nghiệp Dược. Ứng dụng hệ thống công nghệ đã hỗ trợ Doanh Nghiệp sản xuất dược phẩm hệ thống hoá toàn bộ quy trình sản xuất, vận hành và quản lý mang đến các lợi ích cụ thể như:
Lộ trình làm việc của trình dược viên sẽ được cấp quản lý thiết lập và quản lý trên hệ thống bản đồ số.
Việc bán hàng sẽ dễ dàng khi các dữ liệu được cung cấp trên thiết bị của trình dược viên.
Hạn chế quy trình làm việc thủ công, các đơn đặt hàng nhanh chóng được xét duyệt.
Nâng cao năng lực làm việc của nhân viên bán hàng và hỗ trợ bán hàng
Các báo cáo được cập nhật nhanh chóng và kịp thời cho cấp quản lý
Kiểm kê hàng hoá, hạn sử dụng nhanh chóng và chính xác.
Đo lường thị trường hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp.
Như vậy, lợi ích lớn nhất của việc ứng dụng hệ thống phần mềm DMS vào kênh bán hàng OTC chính là sự chủ động trong việc quản lý và khai thác thị trường. Hướng tới tăng cường độ phủ khách hàng, sản phẩm bằng việc trực tiếp tiếp cận với nhà thuốc, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
Như vậy thông qua bài viết này bạn đã biết được OTC là gì hay chưa. Đừng vội mà tham gia vào một thị trường giao dịch tiền ảo nào khi chưa kịp tìm hiểu kỹ về nó bạn nhé. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn đã biết được nhiều kiến thức hay ho về thị trường OTC và có những bài toán đầu tư kinh tế cho riêng mình.