PR là một kiến thức liên quan đến kinh tế và xã hội, vậy bạn đã biết PR là gì chưa? Mọi thông tin mình sẽ chia sẻ trong bài viết này nhé
PR là gì?
Câu hỏi “PR là gì” hay “Học PR sau ra trường làm nghề gì” là những câu hỏi phổ biến nhất mà những người đưa ra câu hỏi này thường là các bạn học sinh cấp 3 đang đứng giữa nhiều sự lựa chọn cho tương lai, không biết mình có phù hợp với ngành nghề đó không, học xong đại học về ngành ấy thì công việc mình có thể làm là gì? PR là nghề gì mà trên các trang mạng xã hội lẫn các kênh thông tin đại chúng lại nhắc đến nó nhiều như thế mỗi khi có một hiện tượng được nổi lên trong giới giải trí.
Khái niệm về PR
PR là gì là câu hỏi được mọi người quan tâm rất nhiều, đơn giản thì PR là hai chữ cái đầu viết tắt cho cụm từ bằng tiếng Anh “Public Relations” dịch ra tiếng việt nó có nghĩa là “Quan hệ công chúng”.
PR được định nghĩa theo tiếng việt là việc quản lí quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cho doanh nghiệp. Nhất là trong thời buổi tương tác mạnh như bây giờ thì PR là một ngành nghề rất quan trọng cho mỗi công ty. Vì thế mà cơ hội việc làm, cạnh tranh cũng như phát triển cho ngành nghề PR này là rất cao.
Nếu bạn đang muốn biết công việc của PR là gì hay PR là nghề gì? Thì mình xin trả lời những thắc mắc này đó là công việc PR bao gồm việc lập kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu bao gồm logo, slogan, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp,…
Trong trường hợp là khách hàng của bạn và rộng hơn là bất kì ai nhìn thấy một hình ảnh hay nghe thấy một câu nói nào đó trong cuộc sống hàng ngày làm họ nhớ ngay đến doanh nghiệp của bạn. Như vậy có nghĩa là bạn đã thành công trong công việc PR của mình, khi đã đạt được điều này khiến khách hàng lẫn đối tác biết đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn
Không chỉ xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp, PR còn là công việc phải tương tác đa chiều với khách hàng với những người chưa là khách hàng với đối tác và cả đối thủ.
Trong việc giữ gìn và tạo dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiêp, công việc PR còn phải xử lí các khủng hoảng truyền thông. Việc này dễ thấy tại các công ty giải trí có nghệ sĩ bị dính phải một tin đồn không hay nào đó, người làm PR phải xác định mức độ khủng hoảng của thông tin, đưa ra các biện pháp để làm giảm hoặc mất đi các tin đồn ấy và lấy lại hình ảnh đẹp cho cho nghệ sĩ, cho công ty giải trí đó.
Hoặc đưa một người không có tên tuổi trở nên nổi bật cũng là một phần việc của Public Relations – Quan hệ công chúng. Nói tóm lại, những gì liên quan đến việc tương tác giữa công ty và công chúng sẽ do người làm PR đảm nhận.
PR chỉ là một trong những phần việc của Marketing, để hoàn thành công việc PR tốt nhất cần kết hợp rất nhiều yếu tố khác như đo lường các chỉ số, lập kế hoạch hay sáng tạo nội dung,…
Công việc PR phù hợp với người như thế nào?
Như cái tên của nó PR – Quan hệ công chúng, thì bạn phải là một người có giao tiếp tốt, thích thiết lập quan hệ với nhiều người. Bạn không phải là một người rụt rè, e ngại và chắc chắn tự tin là điều bạn luôn phải có và phải giữ nó. Là những người luôn đi đầu trong các công việc tập thể, không ngần ngại với các thử thách mới. Bạn có thể sống và hòa đồng trong bất cứ môi trường nào, với bất cứ ai.
Ngoài các kĩ năng mềm bạn cần phải có một tư duy đa chiều, đặt một vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bạn có khả năng viết tốt là một ưu thế.
Công chúng thì luôn tạo ra thông tin, có rất nhiều thông tin đưa ra trong một ngày vì thế cách tiếp cận được công chúng dễ nhất đó là bạn luôn phải nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, biết đâu một ngày nào đó mới sáng ra doanh nghiệp của bạn bị một phốt nào đó nhưng người làm quan hệ công chúng như bạn lại không cập nhật thông tin kịp thời, hậu quả không thể nào nói trước được
Làm bất cứ ngành nghề gì cũng cần phải biết lập kế hoạch và theo sát nó, PR cũng không ngoại lệ. Bạn phải luôn luôn cập nhật, luôn luôn kiểm tra lại tình hình truyền thông của công ty.
Với PR cũng có những điều đặc biệt như bạn không thể làm nghề này với cái tôi quá lớn của bạn, vì dư luận có thể đưa sản phẩm của bạn lên mây cũng có thể dìm nó xuống trong giây lát. Cái bạn cần là phải giữ một tinh thần vững, luôn tư duy, luôn sáng tạo
Nếu bạn đang không có trong mình một vài yếu tố ở trên thì đừng lo, chỉ cần trong bạn có khao khát, mong muốn và đam mê Wikiso.net tin rằng bạn có thể bắt đầu được công việc PR này. Qua trên chắc hẳn bạn đã trả lời cho mình được một nửa câu hỏi ” PR là gì?”
Học PR – Quan hệ công chúng ở trường nào thì tốt?
Như đã nói ở trên thì PR – Quan hệ công chúng là một phần nhỏ trong Marketing, nếu bạn muốn học tổng hợp các kiến thức cũng như biết các phần việc khác để làm tốt hơn công việc PR của mình bạn có thể học chuyên ngành Marketing tại các trường tại như:
Đại học Kinh tế Quốc dân
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Đại học Thương Mại
Đại học Ngoại Thương
Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố HCM
Đại học Văn Lang
Nếu bạn muốn học chuyên sâu về PR thì bạn có thể tham khảo các trường sau:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trên đây là các trường nổi tiếng về chất lượng đầu vào cũng như đầu ra trong chuyên ngành PR – Marketing, các trường đều có tư duy học tập, làm việc một cách bài bản và chuyên nghiệp. PR là gì? hay Học PR ở đâu bạn hãy nhắn tin cho fanpage của các trường đại học trên để biết rõ hơn ngành học của mình và cách tuyển sinh nhé.
Học PR sau ra trường làm nghề gì?
Tiếp nối cho câu hỏi “PR là gì?” Wikiso.net sẽ đem lại cho bạn câu trả lời “Học PR sau ra trường làm nghề gì?”
Kể cả trong thời gian bạn theo học ở các trường đại học, bạn cũng sẽ được giao cho những bài tập thực tế liên quan đến công việc PR, hoặc ngay trong thời gian học tập tại trường bạn có thể đi làm thêm để biết được những công việc mà người làm PR phải làm, trong đó có một số công việc nổi bật như:
Tổ chức sự kiện, các sự kiện này liên quan đến việc ra mắt sản phẩm, tuyên truyền quảng cáo tất cả đều nhằm một mục đích để cho nhiều người biết đến và nhất là các đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm để phục vụ họ. Đây có thể được xem là công việc đầu tiên để dẫn bạn đến những bước xa hơn, và chắc hẳn bạn sẽ học được rất nhiều thứ khi làm tổ chức sự kiện
Sáng tạo nội dung mang tính chất PR để đăng lên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Youtube. Nội dung được sáng tạo ra có thể là video, hình ảnh có nội dung và đánh vào vấn đề mà khách hàng đang gặp phải đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp có thể giải quyết được các vấn đề đó
Ở mức độ cao hơn một chút, người làm PR phải đi xử lí khủng hoảng truyền thông, đây cũng được xem như làm một công việc khó khăn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất. Bởi nếu bạn xử lí khủng hoảng tốt nó còn đưa doanh nghiệp của bạn lên ngược lại chỉ với một sai sót xem như thương hiệu của bạn đã bị người dùng quay lưng và không biết bao giờ mới có thể lấy lại lòng tin của khách hàng
Ngoài ra PR còn mang về cho doanh nghiệp những dự án mới, những lời mời hợp tác từ đối tác,…gián tiếp đem về doanh thu cho doanh nghiệp.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm ở nhiều mảng liên quan đến PR – Marketing thì có rất nhiều công việc cho bạn như nghiên cứu các thông cáo báo chí; Phân tích hiệu quả các kênh truyền thông; Phân tích, đánh giá kết quả truyền thông,…
Để có định hướng chính xác cho tương lai bạn nên tìm hiểu kỹ càng về Pr là nghề gì hay công việc của một người đảm nhận vị trí quan hệ công chúng ở các doanh nghiệp
Như vậy Wikiso.net đã cho bạn câu trả lời cho câu hỏi PR là gì? Hi vọng rằng những thông tin Wikoso.net cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn, nếu bạn biết thêm về các trường đại học dạy PR – Marketing tốt hay các công việc mà người học xong chuyên ngành quan hệ công chúng có thể làm hãy comment cho mọi người cùng biết nhé.