Bài viết này wikiso.net giới thiệu tới bạn tiểu sử của ông Vương Đình Huệ tân Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, để bạn hiểu biết hơn về những người đứng đầu trong bộ máy điều hành Nhà nước nhé!
Tiểu sử của ông Vương Đình Huệ
Vương Đình Huệ là ai?
Vương Đình Huệ là tân Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV.
Tên khai sinh: Vương Đình Huệ
Tên thường gọi: Vương Đình Huệ
Sinh ngày 15.3.1957
Quê quán: Làng chài Xuân Lộc – Nghi Xuân – Nghi Lộc – Nghệ An. Ông là con thứ 4 trong gia đình có 8 anh chị em
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Ngày vào Đảng: 09/03/1984. Ngày chính thức: 09/09/1985
Quá trình công tác
9/1979 – 1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính); Phó Bí thư Liên đoàn khoa kế toán; Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn trường.
1985 – 1986: Học viện khoa Châu Âu, lớp tiếng Tiệp, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
1986 – 1990: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia; Bí thư chi bộ, đơn vị trưởng lưu học sinh và sau đó là Trưởng thành hội lưu học sinh Việt Nam tại Bratislava.
1991 – 1992: Giảng viên Khoa Kế toán, Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
10/1992 – 4/1994: Đảng uỷ viên Đảng bộ Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, Phó Trưởng khoa Kế toán, Quyền Trưởng khoa Kế Toán, Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
5/1994 – 02/1999: Trưởng khoa Kế toán, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
3/1999 – 6/2001: Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đảng ủy viên Đảng bộ Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
7/2001 – 6/2006: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy viên Đảng bộ khối kinh tế Trung ương.
7/2006 – 8/2011: Tổng Kiểm toán Nhà nước; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước; được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
8/2011 – 12/2012: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tài chính; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
12/2012 – 01/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
01/2016 – 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
4/2016 – 2/2020: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 6/2016), Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Ngày 2/2020 – 3/2021 Bộ Chính trị có Quyết định số 1818-QĐ/TW điều động đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi tham gia Ban Cán sự Đảng Chính phủ, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Tháng 31/03/2021: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV
Trình độ được đào tạo:
– Giáo dục phổ thông: 10/10 phổ thông
– Chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sĩ kinh tế
– Học vị: Tiến sĩ Kinh tế
– Học hàm: Giáo sư
– Lý luận chính trị: Cao cấp
– Ngoại ngữ: Anh C, Nga C, Tiệp Khắc D
Khen thưởng:
– 02 Huân chương lao động hạng Nhất (năm 2009, 2015); Huân chương lao động hạng nhì (2005); Huân chương lao động hạng Ba (năm 2001);
– Huân chương Itxala (Độc lập) hạng 2 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (năm 2013);
– Nhà giáo ưu tú (năm 1988); Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (năm 2014);
Chức vụ:
– Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XII, XIII
– Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
– Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ 31/3/2021)
– Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV
– Đoàn đại biểu Quốc hội: Thành phố Hà Nội
Vương Đình Huệ: Nhà nước chưa từng dọa ai nhưng cũng đừng ai dọa nhà nước
Câu nói của ông cách đây 10 năm đang gây hot trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Câu nói được ông trao đổi trong Hội thảo điều hành xăng dầu ngày 20.9.2011.
Cuộc trao đổi thẳng thắn giữa ông với doanh nghiệp xăng dầu cùng với thông điệp mạnh mẽ “ doanh nghiệp đừng có dọa Nhà nước” khi ông làm Bộ trưởng bộ tài chính lúc bấy giờ.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã đưa ra thông điệp rất rõ ràng rằng: Nhà nước luôn cần và muốn đứng bên cạnh doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp cũng đừng lấy lý do đó mà dọa Nhà nước.
Sau hội thảo đáng nhớ đó, cái tên Vương Đình Huệ xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện. Các trang báo tường thuật về hội thảo xăng dầu có hàng nghìn lượt ý kiến bạn đọc. Thậm chí, trên mạng còn xuất hiện nhiều diễn đàn ủng hộ Bộ trưởng Vương Đình Huệ, như “Hội Những người hâm mộ và ủng hộ Bộ trưởng Vương Đình Huệ”; “1 triệu chữ ký ủng hộ Bộ trưởng “giữ giá xăng dầu”…
Câu nói năm đó của ông vẫn còn nguyên giá trị đến bây giờ và có thể về sau. Sống dưới đất nước Việt Nam này cần tuân theo hiến pháp và pháp luật. Tự do trong khuôn khổ đừng có đè đầu cưỡi cổ lên Nhà nước.
Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Sáng 31/3, Quốc hội bầu ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
473 đại biểu có mặt (chiếm 98,54%) đã thông qua Nghị quyết bầu ông Huệ. Theo quy định của Hiến pháp, sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân.
Trong bộ vest đen, cravat đỏ, ông Huệ bước lên bục thực hiện nghi lễ nhậm chức. Ông nói: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi – Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Hy vọng ở nhiệm kỳ mới này ông Vương Đình Huệ sẽ có nhiều thành công hơn, tiếp tục phát huy những gì đã đạt được để đưa đất nước phát triển hơn nữa.