Trầm cảm là căn bệnh xuất hiện trong xã hội hiện đại ngày nay khi mà nhịp sống nhanh vội con người chạy theo cơm áo gạo tiền dần đánh mất bản thân, cảm giác lạc lõng với thế giới xung quanh. Trầm cảm cười còn đặc biệt nguy hiểm hơn khi đằng sau gương mặt tươi cười kia là ẩn dấu những nỗi buồn, cảm xúc chẳng thể sẻ chia cùng ai
Trầm cảm cười là gì?
Trầm cảm cười là chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thường xuyên bị mệt mỏi, hoảng loạn.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng “trầm cảm cười” là do người bệnh phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống, chuyện tình cảm, học tập… Thường xuyên phải chiến đấu với các cảm xúc tiêu cực cũng gây ra chứng “trầm cảm cười”.
Trầm cảm cười đối với nhiều người, đó là một vấn đề nghiêm túc. Điều này xảy ra khi các cá nhân đang trải qua trầm cảm che dấu các triệu chứng của họ. Họ giấu đằng sau một nụ cười để giữ cho người khác tin rằng họ cảm thấy hạnh phúc. Do đó, trầm cảm của họ thường không bị phát hiện bởi vì khi hầu hết mọi người tưởng tượng ra một cá nhân bị trầm cảm, trông họ có vẻ buồn nhiều hơn là vui. Và trong khi nỗi buồn là đặc điểm chính của trầm cảm, không phải ai cũng có vẻ buồn khi họ chán nản.
Những người bị trầm cảm cười thường trông hạnh phúc với thế giới bên ngoài vì họ giữ bí mật về trầm cảm tận sâu bên trong. Cho dù bạn là người đang cố gắng giả vờ bạn hạnh phúc, hoặc bạn có người thân mà bạn nghi ngờ có thể che giấu nỗi đau của họ, hiểu được trầm cảm cười có thể giúp bạn có những hành động tích cực hơn đối với chứng trầm cảm cười.
Các triệu chứng của trầm cảm cười
Thay đổi cảm giác thèm ăn:
Trong khi một vài người trở nên ăn uống vô độ khi bị trầm cảm thì một số khác lại mất cảm giác thèm ăn. Và do đó thường dẫn đến sự thay đổi về cân nặng.
Thay đổi về giấc ngủ: Một số người gặp vấn đề với việc ra khỏi giường khi bị trầm cảm vì họ chỉ muốn ngủ cả ngày. Một số khác thì lại không thể ngủ và họ có thể sẽ mắc phải chứng mất ngủ hay có sự thay đổi lớn trong thói quen ngủ của mình, ví dụ như thức đêm và ngủ ngày.
Cảm thấy tuyệt vọng: tội lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng và thấy tuyệt vọng về mọi thứ là điều thường thấy ở họ.
Mất hứng thú với những hoạt động: những người trầm cảm mang “nụ cười giả tạo” có thể sẽ không còn thấy thích thú những hoạt động họ thường tham gia nữa.
Ngoài những triệu chứng này, những người có “nụ cười giả tạo” có thể là những người trầm cảm chức năng cao (high-functioning): Họ vẫn có thể một công việc ổn định, tiếp tục duy trì hoạt động trong gia đình và cả đời sống xã hội. Bề ngoài họ khiến bạn nghĩ rằng họ rất tích cực và hài lòng với cuộc sống.
Vì sao họ phải che giấu cảm xúc buồn?
Họ không muốn phải là gánh nặng cho người khác. Sự trầm cảm và cảm giác tội lỗi thường đi chung với nhau. Do đó, nhiều người không muốn phải trở thành một gánh nặng vì những rắc rối của họ. Điều này có thể đặc biệt đúng với những người quen việc chăm sóc cho người khác thay vì để người khác chăm sóc mình.
Họ thấy mặc cảm. Một số người cho rằng trầm cảm là một khiếm khuyết trong tính cách hay bằng chứng của sự yếu đuối. Họ có thể cảm thấy xấu hổ vì bản thân bị trầm cảm. Bởi lẽ họ nghĩ rằng họ cần phải tự mình kiểm soát sự trầm cảm.
Họ đang cố gắng phủ nhận. Nụ cười giả tạo có lẽ bắt nguồn từ việc một cá nhân phủ nhận rằng anh/cô ta bị trầm cảm. Anh/cô ấy có lẽ nghĩ rằng miễn là họ cười, họ sẽ không còn bị trầm cảm.
Họ sợ bị phát hiện bị trầm cảm. Một số người có thể thấy lo lắng về hậu quả của việc bị trầm cảm. Ví dụ, một nhà biên kịch hài kịch hay một luật sư có thể sẽ lo rằng người thuê họ nghi ngờ về khả năng của họ vì họ bị trầm cảm. Hay, một số người có thể sẽ lo rằng bạn đời của mình sẽ bỏ rơi họ nếu họ thể hiện rằng mình bị trầm cảm.
Họ không muốn tỏ ra yếu đuối. Một số người có thể sợ người khác lợi dụng khi phát hiện ra bệnh tình của mình.
Họ cảm thấy tội lỗi. Vì tôi lỗi thường đi đôi với trầm cảm, đôi lúc, mọi người nghĩ rằng trầm cảm là một thứ rất xấu và không nên trở nên như vậy. Có thể họ nghĩ rằng họ có một cuộc sống hạnh phúc và không nên nghĩ tới những thứ tiêu cực.
Sự thật về trầm cảm cười bạn cần biết
Đã mang trong mình căn bệnh trầm cảm thì đều có nguy cơ tự tử đối với những người bị trầm cảm cười thì nguy cơ đó đặc biệt cao
Trầm cảm thường đem đến suy nghĩ tiêu cực về cái chết và tự tử. Những người bị trầm cảm cười họ đủ năng lượng thời gian để suy nghĩ tự tử của họ
Mạng xã hội đem đến những bức chân dung không có thực về hạnh phúc. Lướt các trang mạng xã hội nhìn thấy những bức ảnh mang vỏ bọc hạnh phúc. Vì vậy họ lầm tưởng đó là thật và chỉ có bản thân mới gặp các vấn đề về tinh thần. Họ có thể cảm thấy bản thân bị cô lập vì sự khác biệt về mặt tinh thần này và nó có thể khiến họ muốn che giấu nó.
Họ là những người cầu toàn. Những người cầu toàn thường muốn mọi thứ trông phải thật hoàn hảo. Nhiều người đã lựa chọn che giấu đi bất cứ nỗi đau hay vấn đề nào mà họ đang trải qua.
Đừng coi nhẹ việc bị trầm cảm, nó vô cùng nguy hiểm.
Đừng đưa ra những lời khuyên vô bổ, nó có thể là những lưỡi dao cùn cắt đi sợi dây lý trí cuối cùng của người trầm cảm.
Đừng có nói: “mọi chuyện có gì đâu, cậu chỉ làm quá lên thôi” vì không ai ở trong hoàn cảnh của chính họ để hiểu hết được mọi chuyện.
Sulli là một ví dụ điển hình nạn bạo lực mạng. Sulli nghệ sĩ Hàn Quốc năm 2019 từng gây chấn động khi cô đã chọn tự tử để kết thúc cuộc đời sau những ngày dài chống trọi với căn bệnh trầm cảm. Đâu ai biết rằng đằng sau nụ cười, sự vui vẻ lạc quan của cô gái bé nhỏ đó lại là cả một câu chuyện buồn khi áp lực của gia đình, khán giả công việc cứ thế nhấn chìm cô. Chắc hẳn Sulli đã tuyệt vọng đến nhường nào khi lựa chọn cái chết để giải thoát.
Cách để vượt qua trầm cảm cười không ai khác mà chính bạn muốn thay đổi. Thay vì giữ trong lòng bạn nên tìm cách giải tỏa có thể trò chuyện với người bạn tin tưởng, viết nhật ký hay đơn giản là buông bỏ. Nắm được thì cũng buông được, cố giữ những thứ không thuộc về mình cũng không phải cách tốt.
Trầm cảm cười là căn bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại, chúng đang dần xâm chiếm, ăn mòn cảm xúc, tâm hồn của những người dậy thì trưởng thành. Áp lực cuộc sống, sự kỳ vọng là vô cùng lớn, việc chúng ta vượt qua được những cảm xúc tức thời cũng là một thành công. Đừng ngại chia sẽ những vấn đề của bản thân với mọi người. Chúc bạn luôn vui vẻ, tâm tĩnh đời bình an!